l1lo0o_boy

New Member
Download miễn phí Luận văn Truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu ở Vĩnh Long



Theo Đại Nam liệt truyện, đời vua Tự Đức tại huyện Kiến Hòa, làng Long
Phụng có gia đình ông tú tài họVõ. Ông bà hiếm con, hôm ấy gặp người thợ
rừng đi ngang nhà, bồng trên tay một con cọp nhỏvừa dứt sữa. Ông hỏi người
nọ đem cọp vềnhà làm gì? Người nọnói đem vềcho bà con lối xóm coi chơi rồi
sau đó sẽgiết nó. Cọp là giống hung dữ, nếu đểnó sống thì chừng lớn lên, nó
báo hại dân làng, giết hại thêm bao nhiêu sinh mạng nữa. Ông tú tài khuyên can,
kêu gọi lòng thương xót đối với con cọp vô tội. Người nọlắc đầu:
- Mình thương nó, tới lớn lên, nó đâu có thương mình!
Kết cuộc ông tú tài trao cho anh nọmột quan tiền đểxin nhường lại con cọp bà
tú tài là người nhân đức nên chẳng thốt ra lời nào can gián. Ông Tú Tài bảo:
- Mình dùng đức mà cảm hóa nó. Biết đâu tới lớn nó sẽtrởthành đứa con
có nghĩa.

Từ đó Thái tử Bắc Hải cùng nàng Poh Nagar xinh đẹp hạnh phúc bên nhau,
họ hạ sinh cho nhà vua được hai đứa cháu xinh xắn kháu khỉnh.
Niềm hạnh phúc lứa đôi những tưởng sẽ bền lâu mãi mãi… Nhưng một
ngày kia Poh Nagar bỗng thấy nhớ về quê nhà Đại An, nơi có cha mẹ nuôi vò võ
ngóng trông, nơi nàng đã sống những ngày tháng ngây thơ đẹp nhất.
Lòng hiếu thảo, nỗi ân hận cứ ngày một lớn lên trong tâm hồn Poh Nagar,
cuối cùng nàng quyết định cùng hai con trốn chồng trở lại quê nhà…
Rong ruổi đường dài nhưng khi trở lại Đại An thì cảnh cũ nhưng người xưa
đâu còn nữa; cha mẹ nuôi của nàng đã qua đời tự bao giờ. Nhớ thương cha mẹ,
Poh Nagar quyết định cùng hai con ở lại vùng Đại An để khói hương thờ phụng
cha mẹ và để dạy dân Đại An cách trồng lúa, ổn định cuộc sống.
Về sau Poh Nagar tự tạc tượng mình để lại cho người dân Đại An, còn
mình và con trở về kiếp tiên, đi khắp đó đây giúp đỡ những người gặp cảnh
khốn khó hay tai nạn bất thường…
Dù có khác nhau về sự tích Poh Nagar, song cả người Chăm và người Việt,
đặc biệt vùng miền Trung cho tới nay vẫn rất tin tưởng vào sự cứu giúp của Bà
đối với những người ở hiền gặp nạn, và sự trừng phạt của Bà đối với kẻ ác.
Hồng Án
 Sự tích về Thiên Hậu Thánh Mẫu:
Tục truyền rằng:
“Thiên Hậu Thánh Mẫu” là Bà Mi Châu, người Bồ Dương Phước Kiến
(Trung Hoa) sanh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) đời Vua Tống Nhân
Tông. Tám tuổi biết đọc. Mười một tuổi tu phật giáo. Mười ba tuổi, thọ lãnh
thiên thơ. Thần Võ Y giáng thế cho một bộ “Nguyên bi bí quyết”. Và Bà tìm
được dưới giếng cạn một xấp cổ thư… Bà theo đó mà luyện tập rồi đắc đạo.
Cha Bà là Lâm Tích Khánh, một hôm đang ngồi thuyền cùng hai anh trai
của Bà, chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn… cả
ba cùng té lặn hụp chới với…
Cùng ngày giờ đó, trong lúc trận bão diễn ra ngoài khơi. Bà đang ngồi dệt
vải cạnh mẹ. Ngồi bên khung cửi, bỗng mắt Bà nhắm chặt, hai hàm răng cắn
nghiến lại, và hai tay đưa tới trước như trì níu một vật gì nặng lắm. Mẹ ngồi gần
thấy cử chỉ lạ lùng, phát sợ gọi Bà. Bà không ư hử. Mẹ càng sợ thêm, đến gần
Bà, vừa nắm vai Bà vừa lắc thật mạnh, gọi lớn “Sao vậy con? Trả lời đi con!
Nói mau kẻo mẹ sợ lắm” Bà mở mắt, thở một hơi dài như vừa tỉnh giấc chiêm
bao, chợt òa lên khóc “Mẹ ơi, thôi rồi, cha mắc nạn to, thuyền bị bão chìm, nay
con không cứu cha được cũng vì mẹ, một hai gọi con về. Âu cũng tại số trời”.
Rồi Bà thuật lại mọi sự. Bà làm vậy, vì một tay Bà đang nắm anh cả, một tay
kéo anh thứ, bởi cả hai đang chới với giữa ngọn ba đào. Đang cơn bối rối ấy, Bà
thấy cha đang lặn hụp dưới thủy triều, sắp bị nước cuốn trôi… Bà phải dùng
răng vừa kịp cắn được chéo áo của cha. Bà sắp cứu được cả ba thoát nạn dữ…
thì nghe mẹ kêu giựt liên hồi, lay ép Bà trả lời. Bà vừa hở môi thì sóng cuốn cha
mất dạng. Nên Bà chỉ cứu được hai anh khỏi nạn. Quả đúng như lời, ít hôm sau,
hai anh về kể lại cảnh cha chết, giống y lời Bà đã kể cách đó ít ngày. Từ đó, tin
đồn lan truyền, xa gần đều biết và mỗi khi ngoài biển, thuyền bè bị đắm, gọi vái
đến Bà là tai qua nạn khỏi. Về sau, dân gian quá ngưỡng mộ Bà, mỗi khi gặp
hiểm nguy, tai nạn đều van vái Bà. Nhất là những khách thường cỡi thuyền vượt biển.
 Miếu Bà Mã Châu:
Miếu Bà Mã Châu được hầu hết đồng bào ở Cà Mau, cả Bạc Liêu, Năm
Căn tín ngưỡng, đặc biệt là trong tầng lớp đồng bào người Việt gốc Hoa. Về mặt
anh linh, hiển hách, miếu Bà Mã Châu có tiếng thiêng liêng chẳng kém gì miếu
Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc. Vào những ngày vía Bà, có người ở xa đi
trước 2, 3 ngày để kiếm chỗ trọ, dân chúng thập phương kéo đến dâng hương
đông không thể tả được.
Người chen chân không lọt, kẻ khiêng heo quay, gà, vịt, xôi chè, cúng tế
tấp nập. Khói hương tỏa nghi ngút. Người vào, người ra chen chân không lọt,
bên ngoài dàn nhạc phụ họa nghe rất êm tai, thật là một quang cảnh tưng bừng
náo nhiệt.
Theo truyền khẩu, đời vua Minh Mạng năm thứ 12 (1831) vùng Bạc Liêu,
Cà Mau hãy còn là đất rộng người thưa. Dân cư Cà Mau hầu hết sống với nghề
làm củi, Hoa kiều lúc đó chủ yếu sống bằng nghề thương mại, dùng ghe bầu làm
phương tiện di chuyển mua bán, trao đổi hàng hóa. Cuộc sống yên lành cứ thế
tiếp tục.
Bỗng một ngày kia, dân chúng xôn xao về một tin: có xác một người đàn
bà lờ đờ trôi ở ngã ba giáp nước, hình dung còn tười rói. Mọi người liền đổ xô
về ngã ba sông Gành Hào để xem, khi dân làng vớt lên hỏi ra trong vùng chẳng
ai có người thân mất tích mà cũng chẳng có ai đến nhận xác. Dân làng cho rằng
cái xác đích thị từ ngoài biển trôi vào. Nhà chức trách địa phương xét không ra
manh mối đành cho chôn cất.
Một hôm, một cô gái làng bỗng bị hồn thiêng nhập xác, tuyên bố dõng dạc
về lai lịch cái xác vô thừa nhận trên.
“Ta là Mã Châu đây, là người trong hoàng tộc triều Thanh, đi thuyền chạy
giặc, chẳng may gặp bão tố ngoài khơi, sóng nhận chìm thuyền, xác ta trôi giạt
nơi này, đành lòng nương tựa cõi đất thiêng. Các người lập miếu thờ phượng ta,
ta sẽ phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt. Ban đầu mọi người chưa lấy làm tin,
nhưng trong nhiều đêm liên tiếp, quanh đấy nhiều người mộng thấy bà hiện về
báo cho nhiều điều linh ứng. Dần dần cảm nhận được sự linh thiêng của bà và
do tấm lòng sùng kính, đồng bào địa phương cất miếu thờ bà từ đó.
Miếu được làm bằng vách ván, lợp lá, miếu cất xong thì sự linh hiển của Bà
ngày càng được biểu lộ. Chẳng mấy lúc, bá tánh hoàn toàn xưng phục, xây cất
miếu lại khang trang hơn.
Ngôi cổ miếu này được đồng bào các tỉnh miền Tây Nam Bộ biết đến và trở
thành cổ tục lưu truyền cho đến ngày nay.
Hiển Linh
(Theo Bạc Liêu xưa và nay của Huỳnh Minh)
Theo Sơn Nam trong “Chuyện xưa tích cũ” thì bà Mã Châu tức Bà Mi
Châu hay Thiên Hậu Thánh Mẫu.
2.1.2. BẢN KỂ CỦA KIỀU THU HOẠCH:
 Đền Cửa Càn Hải:
(Ở xã Hướng Cần, huyện Quỳnh Lưu, phủ Diễn Châu, Nghệ An)
Phu nhân họ Triệu là công chúa nước Nam Tống, tất cả có ba mẹ con, phu
nhân là con gái út.
Trong năm Thiệu Bảo thứ 1 (1279) đời Trần Nhân Tông, bên Trung Quốc.
Trương Hoằng Phạm đem binh đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn. Quân Tống bị
tan vỡ, quan tả Thừa tướng là Lục Tú phu ôm vua Đế Bỉnh cùng nhảy xuống bể,
tướng sĩ nhà Tống chết xuống bể có tới hơn mười vạn người. Ba mẹ con phu
nhân, ôm lấy cột buồm một chiếc thuyền, trôi dạt đến một cái chùa bên bờ bể.
Sư chùa thương bèn cho mẹ con vào ở chùa và nuôi cho ăn. Được mấy tháng,
mẹ con khi đã lại sức trở nên béo tốt, vẻ mặt phu nhân coi tuyệt đẹp, sư động
lòng muốn tư thông, bị phu nhân cự tuyệt, sư xấu hổ quá gieo mình xuống bể
chết. Mẹ con phu nhân cùng khóc rằng: “Chúng ta vì sư mà được sống, nay sư
vì chúng ta mà phải chết, sao nỡ yên tâm”, rồi ba mẹ con c...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phamthutb

New Member
Re: [Free] Truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu ở Vĩnh Long

ad cho mình xin tài liệu này với. tks ad nhiều
 

phamthutb

New Member
Re: [Free] Truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu ở Vĩnh Long

Mình đã tải được, Thank ad nhiều
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top