Tristian

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tên luận văn: “Quản lý nhân lực tại Kiểm toán nhà nước khu vực II”
2. Tác giả: Nguyễn Tất Thắng
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Bảo vệ năm: 2015
5. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu nhân lực của
Kiểm toán nhà nước, thực hiện đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện
có của Kiểm toán nhà nước khu vực II thuộc Kiểm toán nhà nước, từ
đó đề xuất các định hướng, quan điểm, các giải pháp cơ bản hoàn thiện
Quản lý nhân lực của Kiểm toán nhà nước khu vực II
7. Những đóng góp mới của luận văn: Làm rõ những nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến nhân lực hiện nay của Kiểm toán nhà nước khu vực II
và đề ra các định hướng, quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân
lực của Kiểm toán nhà nước khu vực II

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..............................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...............................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC................... 5
KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC.......................................................................... 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................5
1.2. Những vấn đề lí luận và thực tiễn về quản lý nhân lực kiểm toán nhà
nƣớc .......................................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm nhân lực.............................................................................................................6
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm nhân lực của Kiểm toán nhà nước..............................................7
1.2.3. Quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước...........................................................................10
1.2.4. Nội dung quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước..........................................................13
1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước ...........................................19
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực Kiểm toán Nhà nước.......................21
1.2.7. Kinh nghiệm về quản lý nhân lực tại một số đơn vị trong Kiểm toán Nhà nước....25
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 30
2.1. Phƣơng pháp luận.......................................................................................30
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................30
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .......................................................................................30
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn................................................31
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả ...................................................................31
2.2.4. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp ................................32
2.2.5. Phương pháp lô gich.................................................................................32 2.2.6. Các phương pháp khác.............................................................................32
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC KIỂM TOÁN
NHÀ NƢỚC KHU VỰC II ........................................................................ 34
3.1. Tổng quan về Kiểm toán nhà nƣớc khu vực II........................................34
3.1.1. Khái quát quá trình hình thànhvà phát triển của KTNN khu vực II........................34
3.1.2. Về cơ cấu tổ chức bộ máy .................................................................................................35
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước Khu vực II ............37
3.1.4. Kết quả kiến nghị kiểm toán của KTNN khu vực II giai đoạn 2009-2014...............40
3.2. Thực trạng quản lý nhân lực của Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực II ......47
3.2.1. Tiêu chuẩn hóa nhân lực..................................................................................................48
3.2.2. Quy hoạch và định biên nhân lực ...................................................................................52
3.2.3. Tổ chức tuyển dụng nhân lực..........................................................................................53
3.2.4. Bố trí, sử dụng nhân lực ...................................................................................................60
3.2.5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.............................................................................................61
3.2.6. Đãi ngộ nhân lực................................................................................................................66
3.2.7. Khen thưởng, kỷ luật.........................................................................................................67
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của Kiểm toán Nhà nƣớc khu
vực II....................................................................................................................68
3.3.1. Những ưu điểm ..................................................................................................................68
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................................................70
4.1. Định hƣớng ..................................................................................................75
4.2. Quan điểm....................................................................................................76
4.3. Giải pháp......................................................................................................77
4.3.1. Giải pháp thực hiện có hiệu quả về quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp..........78
4.3.2. Giải pháp đổi mới chính sách đào tạo.............................................................................78
4.3.3. Giải pháp bổ sung, đổi mới và nâng cao hiệu lực thực hiện các chính sách và cơ
chế chính sách, thu hút đội ngũ công chức có trình độ cao về công tác..............................80
4.3.4. Xây dựng và thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch nhân lực.................................81
4.3.5. Giải pháp tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tài lực và vật lực của
ngành Kiểm toán để xây dựng và phát triển nhân lực ...........................................................83
4.3.6. Thực hiện hiệu quả việc điều động, luân chuyển nhân lực trong toàn ngành KTNN
..........................................................................................................................................................84
4.4. Một số kiến nghị ..........................................................................................85
4.4.1 Những kiến nghị chung.....................................................................................................85
4.4.2 Các kiến nghị cụ thể về một số chính sách ưu đãi của ngành kiểm toán đối với xây
dựng và phát triển năng lực đội ngũ công chức của KTNN khu vực II .............................87
KẾT LUẬN................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 89


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN) là một cơ quan hoàn toàn mới,
không có tổ chức tiền thân. Trước năm 2005 khi chưa có Luật KTNN thì cơ
quan KTNN trực thuộc Chính phủ và hoạt động theo các văn bản dưới luật.
Ngày 14/6/2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI đã được thông qua Luật Kiểm toán nhà nước (có hiệu lực từ ngày
01/01/2006) đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của Kiểm toán nhà nước
với vị thế là cơ quan chuyên môn về do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện chức năng kiểm toán báo cáo tài chính,
kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản
lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.
Đến nay, sau 20 năm thành lập và phát triển, cơ quan Kiểm toán nhà
nước đang phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đã phát hiện và
kiến nghị xử lý tài chính hơn 147.000 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách
Nhà nước hơn 29.000 tỷ đồng, giảm chi ngân sách Nhà nước hơn 22.000 tỷ
đồng. Riêng 5 năm gần đây (2009-2013) KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính
hơn 91.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, KTNN đã kiến nghị sửa đổi bổ sung 206
văn bản, kiến nghị huỷ bỏ 134 văn bản, ngoài ra còn đề xuất nhiều ý kiến có
giá trị để hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Ngân sách
Nhà nước 1996, 2002, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Thực hành tiết kiệm chống
lãng phí.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của quá trình quản lý tài chính công nhất là trong
công cuộc đổi mới và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong tất cả các yếu
tố góp phần tạo nên thành công của ngành kiểm toán thì yếu tố chất lượng


nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng, là chìa khóa cho sự thành công
của toàn ngành kiểm toán nói chung và của KTNN khu vực II nói riêng.
Kiểm toán Nhà nước khu vực II được thành lập ngày 04/01/2002, thuộc
khối các cơ quan của KTNN có trụ sở tại khu vực (đóng tại số 6A, Đường Trường
Thi, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Trải qua 13 năm xây dựng, phát triển đến
nay đơn vị cơ bản đã trưởng thành trên các lĩnh vực và đang từng bước lớn mạnh,
có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của toàn ngành KTNN.
Bên cạnh những thành tựu, kết quả đã đạt được thì một số vấn đề đặt ra
là: Trong tiến trình hội nhập quốc tế của ngành KTNN đối với ASOSAI,
INTOSAI…thì KTNN khu vực II phải đối diện với những thách thức nào?
Liệu những kiến nghị về các vấn đề tài chính do các kiểm toán viên nhà nước
đưa ra đã đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Nhân dân
chưa? Trách nhiệm pháp lý của các kiến nghị đó? Làm sao để thực hiện tốt
nội dung của chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 và triển khai có hiệu
quả Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013 – 2017…chất
lượng nguồn nhân lực KTNN hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu chưa?
Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề trên, trong quá
trình công tác tại KTNN khu vực II, đi sâu vào tìm hiểu thực tế, tác giả đã
chọn đề tài “Quản lý nhân lực tại KTNN khu vực II”.
Câu hỏi nghiên cƣ́ u của luận văn: Nhân lực kiểm toán nhà nước khu
vực II có đặc điểm gì? cần làm gì và làm như thế nào để quản lý tốt hơn
nhân lực này nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra được bức tranh tổng thể để đánh giá được thực trạng chất lượng
hiện có của nhân lực KTNN và của KTNN khu vực II, từ đó đề xuất các định
hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực Kiểm toán nhà nước khu vực II.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đã đề ra các nhiệm vụ
như sau:
- Nghiên cứu về Cơ sở lý luận về nhân lực nói chung; về thực trạng
nhân lực của KTNN nói chung và KTNN khu vực II;
- Nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu, báo cáo đánh giá về
nguồn nhân lực của KTNN;
- Hệ thống được các cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý nhân lực;
- Phân tích đánh giá, nhận xét những mặt mạnh và mặt yếu trong công
tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân lực KTNN khu vực II;
- Phân tích thực trạng năng lực của nhân lực KTNN khu vực II;
- Đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực của
KTNN khu vực II.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là quản lý nhân lực
KTNN khu vực II. Căn cứ vào điều kiện thực tế thì nhân lực của KTNN khu
vực II có 02 đối tượng đó là công chức và người lao động, trong đó công chức
chiếm trên 90% số lượng, còn lại người lao động là các cá nhân được KTNN
khu vực hợp đồng theo công việc phục vụ như: bảo vệ, nấu ăn… do đó trong
phạm vi đề tài thực hiện nghiên cứu đánh giá thực trạng đội ngũ công chức
để đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực của
KTNN khu vực II.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Thực trạng Quản lý nhân lực Kiểm toán nhà nước khu vực
II – Kiểm toán nhà nước. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu
quản lý nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của KTNN
nói chung và đội ngũ công chức của KTNN khu vực II nói riêng.
- Thời gian: Tác giả nghiên cứu xâu chuỗi từ quá trình hình thành, phát
triển của KTNN trong đó có số lượng về nhân lực của KTNN từ năm 2002.
Các số liệu để so sánh: Lấy số liệu thu thập trong giai đoạn 2009 –
2014 và đưa ra các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2015-2017, tầm nhìn đến
2020.
4. Những đóng góp của Luận văn
- Phân tích thực trạng quản lý nhân lực của kiểm toán nhà nước khu
vực II;
- Làm rõ những ảnh hưởng chi phối, ảnh hưởng, mức độ gắn kết, những
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhân lực của Kiểm toán nhà nước khu vực
II và đề ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực Kiểm toán
nhà nước khu vực II.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần bìa, lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu,
danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận
văn gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những lí luận chung
về quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý nhân lực kiểm toán nhà nước khu vực II
Chương 4. Định hướng và Giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực Kiểm
toán nhà nước khu vực II.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vuagauboss88

New Member
Re: [Free] Quản lý nhân lực tại Kiểm toán Nhà nước khu vực II

Ad ơi, cho em xin link tải bài này với. Thank ad nhiều nhiều!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top