Garatun

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN II: LẬP LUẬN KINH TẾ 5
PHẦN III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 9
1.CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SỮA CHUA YUGHURT 9
1.1.SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 9 1.2.YÊU CẦU NGUYÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT 10
1.3.THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 14
2.QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG CÓ ĐƯỜNG 18
2.1.YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG SỮA TƯƠI NGUYÊN LIỆU 19
2.2.THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT 20
PHẦN III: TÍNH SẢN XUẤT 24
1.TÍNH SẢN XUẤT SỮA TIỆT TRÙNG 24
2.TÍNH SẢN XUẤT SỮA CHUA YOGHURT 26
PHẦN IV: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ 29
1.THIẾT BỊ CHUNG CHO HAI DÂY CHUYỀN 29
2.THIẾT BỊ CHO SẢN PHẨM SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG CÓ ĐƯỜNG 31
3.THIẾT BỊ CHO SẢN PHẨM SỮA CHUA YOGHURT 33
PHẦN V: TÍNH HƠI LẠNH - ĐIỆN - NƯỚC 39
1.TÍNH HƠI 39
2.TÍNH LẠNH 42
3.TÍNH ĐIỆN 49
4.TÍNH NƯỚC 75
PHẦN VI: TÍNH XÂY DỰNG 78
PHẦN VII: TÍNH KINH TẾ 88
1.MỤC ĐÍCH TÍNH TOÁN 88
2.NỘI DUNG TÍNH TOÁN 88
PHẦN VIII: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP 95
PHẦN IX: KẾT LUẬN 98
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã thu được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội…. Tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối cao so với khu vực và thế giới, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, FDI hàng năm đều tăng, cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật có bước tiến rõ rệt.
Năm 2006 VIỆT NAM chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Nước ta đang đứng trước nhiều thử thách và cơ hội để trở thành một nước có nền kinh tế phát triển. Các ngành công nghiệp trong đó có công nghiệp thực phẩm được đầu tư mạnh mẽ nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước và chăm lo cho đời sống của người dân. Chính vì thế ngành công nghiệp sữa VIỆT NAM phát triển một cách rõ rệt, nếu trước những năm 90 chỉ có 1- 2 nhà sản xuất, phân phối sữa mà chủ yếu là sữa đặc và sữa bột (nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và có thể chế biến thành 500 loại sản phẩm khác nhau trong đó có 5 ngành sản xuất chính:
• Sản xuất sữa tươi (thanh trùng và tiệt trùng)
• Sản xuất sữa chua (uống và ăn)
• Sản xuất sữa bột
• Sản xuất bơ và phomat
Hơn 2400 năm trước Hippocrates, người sáng lập ra ngành y khoa thừa nhận sữa có giá trị dinh dưỡng rất cao, là nguồn dinh dưỡng bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi.
Nhờ mang nhiều chất dinh dưỡng, phần lớn các thành phần tham gia vào cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể người và động vật, tỷ lệ các chất hài hòa, giúp cho quá trình tiêu hóa một cách dễ dàng. Sữa trở thành thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Có thể nói rất ít loại thực phẩm nào mà toàn diện về các chất như sữa.
Trong năm 2008 cơn bão melamine đã làm cho ngành sữa trong nước và thế giới chao đảo gặp rất nhiều khó khăn đồng thời gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăn nuôi bò sữa, nhiều nông dân lo sợ vội vàng bán bớt một số bò sữa đi với giá rẻ (trên dưới 10 triệu) khiến số lượng bò sữa giảm đáng kể đặc biệt ở miền bắc có những nơi giảm 50% về mặt số lượng. Ngay cả ở các địa phương có truyền thống chăn nuôi bò sữa ở phía bắc như Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, số lượng bò sữa cũng giảm tới 25%. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì chẳng bao lâu số lượng bò sữa không còn đáng kể và chúng ta không hy vọng gì về nguồn sữa tươi tự sản xuất cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng.
Thành phố Hồ Chí Minh nơi có đàn bò sữa trên 66 ngàn con chiếm hơn 50% tổng lượng bò sữa cả nước. Trong 3 năm qua tốc độ tăng số lượng bò sữa là 7%/năm. Những năm tới tốc độ tăng chậm hơn thậm chí không tăng và có thể giảm bớt do quá trình đô thị hóa.
Năm 2008 cả nước đã có trên 110 ngàn con bò sữa, cung cấp gần 240 ngàn tấn sữa cho thị trường, nhưng mới chỉ đáp ứng 22% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Năm 2010 kế hoạch sẽ đạt 200 ngàn con, tổng sản phẩm sữa là 320 ngàn tấn sữa/năm đáp ứng được 38  40% nhu cầu tiêu thụ sữa của Việt Nam, và đến năm 2020 sẽ phấn đấu 1 triệu tấn sữa/năm, số đàn bò có thể là 400  500 ngàn con, tương lai đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Ta có thể tổng quát tình hình bò sữa ở nước ta hiện nay như sau:
Nước ta phát triển đàn bò sữa trong nước với những vùng chăn nuôi lớn ở Việt Nam như Mộc Châu, Lâm Đồng… Ngoài ra còn có những vùng nhỏ hơn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ba Vì với các giống bò tốt cho năng suất cao như:
• Bò Hà Lan với năng suất 5000  6000 kg/ chu kỳ
• Bò Sind với năng suất trung bình 2000 kg/ chu kỳ
• Bò lai Hà Lan và Sind năng suất 2700  4200 kg/ chu kỳ
Với xu hướng hội nhập hóa quốc tế ngành công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm sữa VIỆT NAM có rất nhiều cơ hội để phát triển song cũng là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, phát triển ngành theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, bộ công thương đã đưa ra quyết định quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam trong năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục tổng quát là: “Từng bước xây dựng và phát triển ngành sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân 8kg/người/năm, 10kg/người/năm, năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”.
Các nhà máy sữa ở nước ta tập trung nhiều ở miền Nam với các nhà máy chế biến sữa lớn như nhà máy sữa Ông Thọ, Công ty sữa Cô Gái Hà Lan. Ở miền Bắc có một cơ sở ở Mộc Châu , nhà máy chế biến sữa Vinamilk ở Gia Lâm , nhà máy Hà Nội milk .Tuy nhiên với tốc độ phát triển thần tốc của nền kinh tế nước ta cùng với đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đòi hỏi thực phẩm sử dụng không những nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, chủng loại mà còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sữa là sản phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn đáp ứng được những yêu cầu đó. Trong tương lai, sữa sẽ là thức ăn chính trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Hiện nay trung bình mỗi người dân Việt Nam mới chỉ uống 7-8 lít sữa/năm, trong khi sản lượng sữa bình quân hàng năm theo đầu người ở Châu Âu đạt 350 – 400 lít/người/năm. Còn ở Châu Á, mặc dù phát triển muộn hơn nhưng hiện nay sản lượng đã tăng và ngày càng cao như ở Malaysia sản lượng trung bình là 14,55lít/người/năm (năm 1993) và 20lít/người/năm (năm 2000). Thái Lan là 13,19 lít/người/năm (năm 1993) và 15lít/người/năm (năm 2000).
Vì thế để đáp ứng nhu cầu sử dụng sữa ngày càng tăng của người dân, việc tất yếu cần thiết là phải xây dựng thêm nhà máy sữa. Ngành sữa Việt Nam hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng và còn phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.
Hiện nay khả năng cung cấp sữa tươi cho công nghiệp chế biến sữa của nước ta còn hạn chế, mới đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu. Do đó, việc sản xuất các sản phẩm của sữa từ nguồn nguyên liệu sữa nhập khẩu là sự lựa chọn đúng đắn, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng sữa trong nước, vừa hạ giá thành sản phẩm so với sữa thành phẩm nhập khẩu. Với tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của sữa như vậy nên em được giao nhiệm vụ thiết kế nhà máy chế biến các sản phẩm sữa từ nguyên liệu sữa tươi và sữa bột. Sữa tiệt trùng chế biến hoàn toàn từ sữa tươi. Sữa chua ăn chế biến hoàn toàn từ sữa bột.
Thiết kế nhà máy chế biến sữa bao gồm:
Sữa Tươi Tiệt Trùng có đường: 110 tấn/ngày.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



xem thêm
Thiết kế nhà máy chế biến sữa sử dụng nguyên liệu từ sữa bột
 

uocmovaxe

New Member
Re: [Free] Thiết kế nhà máy chế biến các sản phẩm sữa từ nguyên liệu sữa tươi và sữa bột

cho em link download được k ạ?
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top