Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận ngôn ngữ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hư từ và giới từ, đặc biệt là giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp. So sánh giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp về đặc điểm ngữ pháp như: về cấu tạo, về vị trí, về chức năng ngữ pháp và về hoạt động trong lời nói… Nêu lên những điểm giống nhau và khác nhau giữa giới từ trong tiếng tiếng Việt và tiếng Pháp. Tiến hành đối chiếu các nhóm giới từ cụ thể trong tiếng Việt và tiếng Pháp về đặc điểm ngữ nghĩa bao gồm: giới từ chỉ địa điểm, giới từ chỉ thời gian, giới từ chỉ nguyên nhân, giới từ chỉ mục đích, giới từ chỉ phương hướng…và các nhóm nhỏ khác. Trình bày ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào việc phân tích khó khăn và lỗi của người Việt Nam khi học giới từ tiếng Pháp về các lỗi cấu trúc và các lỗi về ngữ nghĩa
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 3
2. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................... 4
3. Phạm vi tƣ liệu ......................................................................................... 4
4. Mục đích, ý nghĩa của đề tài..................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 6
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT .......................................... 7
1.1. Khái quát chung về hƣ từ....................................................................... 7
1.2. Khái quát về giới từ ............................................................................. 10
1.2.1. Giới từ trong tiếng Việt hiện đại................................................ 10
1.2.2. Giới từ trong tiếng Pháp hiện đại .............................................. 17
CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT VÀ GIỚI TỪ TIẾNG
PHÁP VỀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP .......................................................... 23
2.1. Đối chiếu về cấu tạo của giới từ........................................................... 23
2.1.1. Cấu tạo của giới từ trong tiếng Việt .......................................... 23
2.1.2. Cấu tạo của giới từ trong tiếng Pháp ......................................... 36
2.2. Đối chiếu về vị trí của giới từ trong câu............................................... 44
2.2.1. Những đặc điểm giống nhau ..................................................... 44
2.2.2. Những đặc điểm khác nhau ....................................................... 45
2.3. Đối chiếu về chức năng ngữ pháp........................................................ 47
2.3.1. Những đặc điểm giống nhau ..................................................... 47
2.3.2. Những đặc điểm khác nhau ....................................................... 48
2.4. Đối chiếu về hoạt động trong lời nói.................................................... 49

2.4.1. Những đặc điểm giống nhau ..................................................... 49
2.4.2. Những đặc điểm khác nhau ....................................................... 57
CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU GIỚI TỪ TIẾNG VIỆT VÀ GIỚI TỪ TIẾNG
PHÁP VỀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA........................................................ 60
3.1. Căn cứ đối chiếu.................................................................................. 60
3.2. Đối chiếu các nhóm giới từ cụ thể ....................................................... 61
3.2.1. Giới từ chỉ địa điểm .................................................................. 61
3.2.2. Giới từ chỉ thời gian .................................................................. 67
3.2.3. Giới từ chỉ nguyên nhân............................................................ 71
3.2.4. Giới từ chỉ mục đích ................................................................. 74
3.2.5. Giới từ chỉ phƣơng hƣớng......................................................... 76
3.2.6. Các nhóm nhỏ khác................................................................... 79
CHƢƠNG 4: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO VIỆC PHÂN
TÍCH KHÓ KHĂN VÀ LỖI CỦA NGƢỜI VIỆT NAM KHI HỌC GIỚI TỪ
TIẾNG PHÁP ............................................................................................ 91
4.1. Các lỗi về cấu trúc ............................................................................... 92
4.1.1. Nói, viết thiếu hay thừa giới từ................................................ 92
4.1.2. Lỗi về vị trí của giới từ trong câu .............................................. 93
4.1.3. Lỗi về sử dụng không phân biệt giới từ đơn và giới từ kép........ 94
4.2. Các lỗi về nghĩa................................................................................... 95
4.2.1. Dùng không đúng giới từ cần dùng ........................................... 95
4.2.2. Dịch sai giới từ.......................................................................... 98
4.3 Các lỗi về tu từ ................................................................................... 101
KẾT LUẬN.............................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 110

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hƣ từ trong thế đối lập lƣỡng phân “thực từ - hƣ từ” đƣợc giới Việt ngữ
học chú ý tìm hiểu từ rất sớm. Trƣớc nay, trong các công trình nghiên cứu về
ngữ pháp tiếng Việt, vấn đề hƣ từ đều ít nhiều đƣợc nói đến. Tùy theo cách
nhìn nhận và mục đích nghiên cứu của mỗi tác giả mà hƣ từ đƣợc khai thác,
tìm hiểu ở những khía cạnh khác nhau. Chính vì vậy mà ngày nay, nếu bao
quát lại bức tranh nghiên cứu về hƣ từ tiếng Việt thì mọi học giả đều thừa
nhận rằng đó là một bức tranh đa màu sắc cả về cách tiếp cận, giải quyết vấn
đề cũng nhƣ những thành tựu thu đƣợc qua quá trình nghiên cứu.
So sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ vốn là một đề tài hấp dẫn và là một
nhiệm vụ thƣờng xuyên của giới ngôn ngữ học. Các công trình so sánh, đối
chiếu giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác (cả các ngôn ngữ cùng loại hình,
cả các ngôn ngữ khác loại hình) đã đƣợc nhiều tác giả thực hiện và đạt đƣợc
những thành tựu nhất định. Kết quả của việc đối chiếu so sánh tiếng Việt với
các ngôn ngữ khác loại hình nhƣ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Hàn…
cũng đã có rất nhiều đóng góp cho ngôn ngữ học cả trên phƣơng diện lý thuyết
lẫn trên phƣơng diện ứng dụng. Dầu vậy, lĩnh vực này cũng còn những vấn đề
đang bỏ ngỏ, chƣa đƣợc quan tâm hay quan tâm chƣa thấu đáo. Tiếp tục đi sâu
nghiên cứu nội dung này, luận văn đặt vấn đề “So sánh hoạt động, chức năng
của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp”.
Lý do mà chúng tui chọn đề tài so sánh hoạt động, chức năng của giới
từ giữa hai ngôn ngữ này là bởi, thứ nhất, đây là một đề tài phù hợp với khuôn
khổ của một luận văn thạc sĩ, thứ nữa là chúng tui cũng muốn tập làm quen
với các thao tác của phƣơng pháp đối chiếu so sánh thông qua một nhóm nhỏ
trong nội bộ hƣ từ, nhóm “giới từ”, coi đây nhƣ một hoạt động tiếp nối công
việc của những ngƣời đi trƣớc, nhằm nêu bật những đặc điểm tƣơng đồng và
khác biệt của công cụ ngữ pháp này trong tiếng Việt cũng nhƣ trong tiếng Pháp;
đặc biệt, làm nổi rõ ý nghĩa chức năng của giới từ tiếng Việt nói riêng, hƣ từ
tiếng Việt nói chung. Đồng thời, chúng tui cũng muốn áp dụng những kiến thức
ngôn ngữ học mà mình tiếp thu đƣợc trong quá trình học tập vào xử lý một vấn
đề cụ thể để trau dồi thêm những kỹ năng nghiên cứu, từ đó xác định cho mình
một hƣớng khoa học mà mình có thể sẽ tiếp tục quan tâm trong tƣơng lai.
2. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các giới từ đang
hoạt động trong tiếng Việt và trong tiếng Pháp.
- Nhiệm vụ: Thống kê, phân loại các giới từ có trong hai ngôn ngữ khảo
sát; tìm hiểu hai hệ thống giới từ về các mặt cấu tạo, ý nghĩa, chức năng mà
chúng đảm nhiệm…; so sánh đối chiếu để chỉ ra sự tƣơng đồng và khác biệt có
thể có giữa các giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tìm hiểu những vấn đề xoay quanh
các giới từ trong hai ngôn ngữ Việt và Pháp. Nhƣng để làm bật một số đặc trƣng
nào đó của giới từ, luận văn có thể mở rộng phạm vi xem xét tới địa hạt hƣ từ
nói chung hay một số các tiểu loại hƣ từ khác khi cần thiết.
3. Phạm vi tƣ liệu
Trong luận văn, chúng tui sử dụng các nguồn tƣ liệu trích dẫn nguyên bản
và bản dịch các tác phẩm văn học, chính trị, báo chí... khác nhau của tiếng Việt
và tiếng Pháp xuất bản từ đầu thế kỷ XX đến nay. Chúng tui cũng sẽ sử dụng
một số ví dụ trong ngôn ngữ dùng hàng ngày và trong một số công trình nghiên
cứu về giới từ tiếng Việt và tiếng Pháp, một số từ điển Pháp – Việt, Việt – Pháp,
Pháp – Pháp, từ điển tiếng Việt, từ điển giải thích hƣ từ tiếng Việt,…
Khi phân tích và xử lý tƣ liệu, chúng tui sẽ áp dụng phƣơng pháp phân
tích diễn ngôn xuất phát từ sự hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ làm mục

tiêu để xem xét. Ngoài ra, chúng tui còn sử dụng linh hoạt các thủ pháp quan
sát, thống kê, hệ thống hoá, so sánh tƣơng phản để qua đó thấy đƣợc tần suất
và mức độ mà giới từ đƣợc sử dụng trong câu và trong văn bản. Các kết quả
phân tích đƣợc chúng tui xếp theo những nhóm vấn đề nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc miêu tả, so sánh, đối chiếu.
4. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Mục đích của đề tài là tiến hành so sánh đối chiếu hai hệ thống giới từ
Việt, Pháp nhằm chỉ ra những tƣơng đồng và khác biệt có thể có giữa hai
ngôn ngữ khác loại hình.
Các kết quả của đề tài này chƣa có đóng góp mới cho lý luận về loại hình
ngôn ngữ nhƣng chắc chắn sẽ góp phần khẳng định cho những kết luận khoa học
đã đƣợc các công trình nghiên cứu về loại hình ngôn ngữ rút ra trƣớc đây.
Đặc biệt, theo chúng tôi, đề tài sẽ có những đóng góp thiết thực cho địa
hạt ứng dụng, cụ thể là trong công tác biên, phiên dịch; biên soạn từ điển (đơn
ngữ, song ngữ), biên soạn giáo trình dạy ngoại ngữ (tiếng Việt cho ngƣời
Pháp và tiếng Pháp cho ngƣời Việt). Các kết quả nghiên cứu chắc chắn cũng
giúp ích rất nhiều cho các nhà dạy tiếng, những học giả nghiên cứu về ngữ
pháp tiếng Pháp…
Trong luận văn, chúng tui sẽ cố gắng quan tâm xem xét vấn đề dịch thế
nào cho chính xác các giới từ, giới ngữ xuất hiện trong câu, trong văn bản;
phân tích những khó khăn mà ngƣời Việt Nam thƣờng gặp và lỗi mắc phải khi
học và sử dụng giới từ tiếng Pháp, đề xuất cách khắc phục. Đây sẽ là một ứng
dụng thực tiễn giúp cho ngƣời dạy và ngƣời học tiếng Việt có những bài học
kinh nghiệm về sử dụng giới từ trong các phát ngôn sao cho đúng và phù hợp
với bối cảnh ngôn ngữ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp cơ bản và đƣợc sử dụng xuyên suốt công trình nghiên cứu
này là phƣơng pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó, chúng tui sẽ sử dụng
phƣơng pháp thống kê, phân loại trong xử lý nguồn tƣ liệu. Đồng thời, để tìm
hiểu và phát hiện các đặc trƣng ngữ nghĩa, chức năng của các giới từ trong
tiếng Việt, tiếng Pháp, chúng tui sẽ áp dụng các thủ pháp phân tích của
phƣơng pháp cải biến (thay thế, tỉnh lƣợc) khi cần thiết.
Chúng tui sẽ khảo sát, phân tích giới từ dựa trên cả cấu trúc cú pháp
cũng nhƣ trong phát ngôn. Đơn vị nhỏ nhất chúng tui dùng để khảo sát là từ
và cụm từ, đơn vị lớn hơn là câu và văn bản.
Trong các câu dịch, chúng tui sẽ cố gắng chuyển tải nghĩa biểu vật hoặc
nghĩa ngữ dụng của cả câu, đoạn văn phù hợp với mục đích nghiên cứu hơn là
việc cố dịch thật chính xác, thật hay các câu hay đoạn văn đó.
Theo chúng tôi, vì đây là một công trình nghiên cứu đầu tiên về việc đối
chiếu giới từ trong hai ngôn ngữ Việt và Pháp ở đặc điểm ngữ pháp và chức
năng ngữ nghĩa nên luận văn sẽ chỉ tập trung vào nghiên cứu, đối chiếu các đặc
điểm cơ bản nhất của giới từ chứ không nghiên cứu, đối chiếu tất cả các đặc
điểm ngữ pháp cũng nhƣ ngữ nghĩa của giới từ tiếng Việt và tiếng Pháp.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 4 chƣơng sau:
Chương một: Một số tiền đề lý thuyết
Chương hai: Đối chiếu giới từ tiếng Việt và giới từ tiếng Pháp về đặc
điểm ngữ pháp
Chương ba: Đối chiếu giới từ tiếng Việt và giới từ tiếng Pháp về đặc
điểm ngữ nghĩa
Chương bốn: Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc phân tích khó
khăn và lỗi của ngƣời Việt Nam khi học giới từ tiếng Pháp
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát chung về hƣ từ
Trƣớc hết, chúng ta thử tìm hiểu một vài định nghĩa hay cách xác định
mang tính chất định nghĩa hƣ từ của một số tác giả trong và ngoài nƣớc.
Nhƣ chúng ta đã biết, khái niệm “hƣ từ”/ “từ trống” cũng thấy xuất hiện
trong các ngôn ngữ Ấn - Âu, ví nhƣ cách gọi “mots vides” (Pháp), “empty
words” (Anh), “pustoe slovo” (Nga), “leerwort” (Đức). ở các ngôn ngữ này,
nhìn chung vấn đề hƣ từ cũng đƣợc đặt trong thế đối lập khái quát với thực từ.
Cách nhìn hƣ từ xuất phát từ yêu cầu phân loại phạm trù từ vựng theo hƣớng
chung nhất này đƣợc phản ánh khá rõ qua việc định nghĩa nét nghĩa đầu tiên
và nét nghĩa thứ hai của “empty words” tại từ điển “A dictionary of Linguistic
and Phonetic của David Ctystal” nhƣ sau: 1) “Empty” là một thuật ngữ đƣợc
sử dụng trong một số các miêu tả ngữ pháp để chỉ một yếu tố vô nghĩa hiện
diện trong cấu trúc nhằm bảo đảm cho tính trọn vẹn ngữ pháp của cấu trúc ấy.
2) “Empty words” là một thuật ngữ, thỉnh thoảng đƣợc dùng trong sự phân
loại từ theo đặc trƣng ngữ pháp để chỉ một trong hai lớp từ cơ bản của ngôn
ngữ. Nhóm kia đƣợc gọi là từ trọn nghĩa. “Empty words” là để gọi các từ
không có ý nghĩa từ vựng mà chức năng của chúng đơn thuần chỉ để thể hiện
các mối quan hệ ngữ pháp. [9, tr.108]
Hƣ từ trong tiếng Việt là thuật ngữ vay mƣợn từ tiếng Hán, cũng có
ngƣời gọi theo kiểu Việt hoá là “từ hƣ”. Từ trƣớc tới nay, trong giới Việt ngữ
học, đã có rất nhiều cách cắt nghĩa về hƣ từ nhƣ sau:
“Hƣ từ là từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, đƣợc dùng
để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ”. [32, tr.472]
“Hƣ từ là từ không có khả năng một mình tạo thành câu, không có khả
năng một mình làm thành phần nêu hay phần báo trong thành phần chính của
câu; đồng thời không có khả năng gọi tên (hay trỏ) sự vật, thuộc tính của sự
vật, nhƣng lại có chức năng làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó,
một tình cảm hay một thái độ nào đó”. [14, tr.23]
Về hƣ từ còn có khá nhiều ý kiến tranh luận song nhìn chung, hầu hết
các tác giả đều thống nhất ở những điểm sau:
(1) Về mặt ý nghĩa: Hƣ từ không phải là một đơn vị định danh, không thể
hiện toàn vẹn một ý nghĩa chân thực nào mà chỉ thể hiện một ý nghĩa ngữ pháp
nào đó nhƣ thời, thể, giống, số, cách… hay quan hệ liên kết (giới từ, liên từ).
(2) Về chức năng: Hƣ từ là những từ không đứng độc lập, không có khả
năng làm trung tâm của đoản ngữ, tạo lập thành phần câu mà chỉ có khả năng
làm thành tố phụ cho trung tâm đoản ngữ hay nối kết các thành phần câu, các
đoản ngữ.
Trong tiếng Việt, vấn đề hƣ từ đã có khá nhiều nhà ngôn ngữ học đề
cập đến hay trực tiếp hay gián tiếp trong khi nghiên cứu tiếng Việt nhƣ:
Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Anh Quế, Đinh Văn Đức, Đinh
Thanh Huệ, Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu… Đa số các tác giả cho rằng, hƣ
từ đƣợc coi là phạm trù từ loại đối lập với thực từ. Trong đó, thực từ là những
từ có ý nghĩa từ vựng chận thực, có thể làm thành phần câu. Hƣ từ thì trái lại,
nó không có ý nghĩa từ vựng chân thực, chỉ có tác dụng nối các từ, các mệnh
đề, các câu lại với nhau theo một quan hệ nào đó; chúng cũng không thể làm
thành phần chính của câu.
Trong phần “Trắc nghiệm về giới ngữ” tại công trình mới xuất bản
mang tên “Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa” của mình,
tác giả Cao Xuân Hạo đã trực tiếp trình bày quan điểm về hƣ từ nhƣ sau:
“Giới từ là một hƣ từ. Hình nhƣ chƣa ai phủ nhận hay nghi ngờ điều đó. Tuy
nhiên, ranh giới giữa thực từ và hƣ từ nhiều khi có phần mơ hồ hay ít nhất
cũng không phải là hiển nhiên. Ngƣời ta hay nói rằng, trong khi thực từ chỉ sự
vật, thì hƣ từ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật. Nhƣng nếu thế thì cũng nên thừa
nhận rằng hƣ từ không phải là rỗng nghĩa, vì nó chỉ không có ý nghĩa sự vật mà
thôi (hiểu theo một nghĩa rất hẹp và rất ƣớc định nào đó). Nếu nó rỗng nghĩa
thật thì chính nó không có lý do tồn tại trong ngôn ngữ vốn là cái công cụ
truyền đạt nghĩa. Nhƣng đơn vị ngôn ngữ nhƣ giới từ, liên từ và các thứ chỉ tố
này nọ không phải là rỗng nghĩa”. [9, tr.394]
Tác giả Nguyễn Anh Quế nhấn mạnh: “Khi xem xét hƣ từ, đặc biệt là
hƣ từ trong tiếng Việt, ta không thể không chú ý đến nghĩa từ vựng của
chúng” [35, tr.74]. Tƣơng tự, tác giả Diệp Quang Ban – ngƣời chuyên đi sâu
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, trong công trình “Ngữ pháp tiếng Việt phổ
thông” của mình, đã trình bày rõ quan điểm nhƣ sau: “Sự phân biệt hƣ từ và
thực từ ngày nay, nhìn chung, trong các ngôn ngữ, căn cứ vào “kiểu ý nghĩa”
thực chất là kiểu phản ánh cái đƣợc gọi tên vào tên gọi”.[1, tr.80]
Các nhà nghiên cứu thƣờng dựa vào cơ sở sau đây để phân định hƣ từ
trong tiếng Việt:
+ Ý nghĩa ngữ pháp
+ Ý nghĩa từ vựng
+ Khả năng đảm nhận các chức vụ cú pháp
Đứng trên góc độ khái quát về chức năng ngữ pháp – cú pháp, tác giả
Nguyễn Minh Thuyết trong bài viết “Thảo luận về vấn đề xác định hư từ trong
tiếng Việt” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 1986 đã viết: “Hƣ từ chân
chính thì không thay thế bằng từ khác trong một văn cảnh cụ thể đƣợc. Thuộc
vào đây có các chỉ tố về số (những, các), các mạo từ (mọi, mỗi, từng, cái), các
chỉ tố thời gian (đã, đang, sẽ, vừa, mới, từng), hệ từ (là), giới từ (bằng, cùng,
với…), liên từ (nếu, tuy, nên…), liên-giới từ (vì, bởi…). Trong bài viết của
mình, ông đã đƣa ra một số tiêu chí cụ thể về việc xác định hƣ từ nhƣ sau: 1)
Không có ý nghĩa chân thực; 2) Không có khả năng làm trung tâm đoản ngữ; 3)
Không có khả năng làm thành phần câu; 4) Không có khả năng một mình tạo
thành phát ngôn độc lập; 5) Không có khả năng thay thế các từ nghi vấn; 6)
Không có khả năng đƣợc thay thế bằng những từ khác trong một văn cảnh cụ
thể; 7) Chỉ có một chức năng; 8) Thuộc vào những lớp từ có số lƣợng nhỏ khi
phân chia từ loại.
Trong tiếng Pháp, hƣ từ thƣờng đƣợc gọi là “mots vides” (từ trống). Ở
ngôn ngữ này, nhìn chung vấn đề hƣ từ cũng đƣợc đặt trong thế đối lập khái
quát với thực từ. “Mots vides” đƣợc các nhà nghiên cứu dùng để gọi các từ
không có ý nghĩa từ vựng, chức năng của chúng đơn thuần chỉ để thể hiện các
mối quan hệ ngữ pháp.
Grammont không xác định khái niệm “hƣ” hay “trống” mà ông gọi
hiện tƣợng này là “hao mòn” (usé/ mot usé). Theo Grammont, “từ hao mòn”
(mot usé) là những từ đƣợc dùng với nét nghĩa khác với nét nghĩa gốc ban đầu
mà nó vốn có”. Trong “Le parler Vietnamien”, Lê Văn Lý đã khẳng định một
cách rõ ràng: “Những từ mà Grammont gọi là “từ hao mòn”, chúng tui gọi là
“từ trống” (mot vides) (Les mots usés dont parle Grammont, nous appelons
mots vides). (dẫn theo [9])
1.2. Khái quát về giới từ
1.2.1. Giới từ trong tiếng Việt hiện đại
Giới từ là một hƣ từ. Trong tiếng Việt hiện đại, giới từ là loại từ có số
lƣợng không lớn nhƣng lại có tần số hoạt động khá cao trong ngôn ngữ và có
vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức thông báo. Giới từ đƣợc sử dụng hết
sức đa dạng trong ngôn ngữ, cơ động so với nhiều nhóm từ khác.
Ví dụ: - “Mô vẫn kể. Nó kể bằng một giọng ngắc ngứ, lúng túng ấp
úng, có khi giọng nghịu vì e thẹn và sung sƣớng. Nhƣng Thứ hiểu chuyện của
nó một cách rất rõ ràng. Chỉ vì những lời nói của Mô đƣợc tô điểm thêm
bằng những kỷ niệm của y. [NC, SM, tr.41]

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

chienvan

New Member
Re: [Free] So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp

link bị hỏng rồi cho minh xin link mới với
 

chienvan

New Member
Re: [Free] So sánh hoạt động chức năng của giới từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp

yêu cầu link download mới
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nghiên cứu đối sánh mức độ hoạt động kiến tạo hiện đại đới đứt gãy sông Hồng và Điện Biên - Lai Châu Khoa học Tự nhiên 0
C Phân tích so sánh một số hoạt động giao tiếp nhằm làm giảm sự lo lắng của người học trình độ trung c Ngoại ngữ 0
L Ứng dụng phương pháp so sánh trong hoạt động định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Hoạt động cứu trợ ở nước ngoài. So sánh với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T So sánh hoạt động thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch có và không sử dụng ca dao Tài liệu chưa phân loại 0
P So sánh hoạt động tự doanh chứng khoán với hoạt động mua, bán chứng khoán của công ty đầu tư chứng khoán Tài liệu chưa phân loại 2
B So sánh hoạt độ của một số enzym bảo vệ tổn thương oxy hoá và phổ băng ADN của ốc bradybaena similar Tài liệu chưa phân loại 0
D So sánh kết quả điều trị sốt xuất huyết độ iii ở trẻ dư cân béo phì bằng hai phương pháp truyền dịch Y dược 0
D So sánh hai sàn giao dịch Alibaba và EC21 Luận văn Kinh tế 0
D So sánh từ láy trong tiếng việt và tiếng trung Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top