Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần I. Lý luận chung về tiền lương và tạo động lực cho người lao động 3
I. Tiền lương và tạo động lực cho người lao động 3
1. Tiền lương 3
2. Tạo động lực 6
3. Mối quan hệ giữa tiền lương và tạo động lực 7
II. Cơ cấu tiền lương tối thiểu 8
1. Phương pháp luận xác định lương tối thiểu 8
2. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu 9
Phần II. Thực trạng của tiền lương với vấn đề tạo động lực trong lao động 12
I. Những biểu hiện của chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay 12
1. Mức tiền lương tối thiểu 13
2. Thang bảng lương 13
3. Các chế độ phụ cấp lương 14
4. Cơ chế quản lý tiền lương 15
II. Cải cách tiền lương – nhân tố cơ bản tạo động lực cho người lao động 16
1. Cải cách tiền lương nhân tố cơ bản tạo động lực cho người lao động 16
2. Trả lương kích thích lao động 16
III. Thực trạng tiền lương trong các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp 17
1. Tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước 17
2. Hệ thống bảng lương của viên, công chức hành chính sự nghiệp 19
3. Tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 19
IV. Tiền lương tạo động lực và vấn đề tăng năng xuất lao động 21
1. Năng xuất lao động 21
2. Vai trò của Nhà nước để từng bước hoàn thiện tiền lương trong các doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường 21
Phần III. Các giải pháp cụ thể đối với chế độ tiền lương hiện hành – trong quá trình tạo động lực – nâng cao năng xuất lao động 24
I. Một số kiến nghị bước đầu 24
II. Một số giải pháp cụ thể 25
Kết luận 28
Tài liệu tham khảo 30
lời nói đầu

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã đặt ra trước mắt chúng ta những cơ hội và mới khó khăn hơn ,và buộc chúng ta phải thích nghi trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đứng trước vận hội mới, trong hàng loạt các chính sách rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, thì chính sách tiền lương hiện nay đang được quan tâm nhiều nhất, bởi vì đây là một chính sách rất nhạy cảm và cấp bách, tác động tới người lao động làm ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác, tiền lượng chính là phần thu nhập chính của người lao động làm công ăn lương, với tư cách là quản lý và hoạch định kế hoạch quỹ lương chúng ta phải làm gì để tiền lương kết họp với các khoản trợ cấp và thu nhập khác là nguồn cổ vũ, động viên, khuyến khích, kích thích hay chính là nguồn tạo ra động lực cho người lao động, bởi vì như chúng ta biết con người nói chung và mỗi người lao động nói riêng làm việc theo mục đích và nhu cầu riêng của mỗi người, và mỗi người làm việc chịu sự chi phối của các yếu tố về thể lực, trí lực và một yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là yếu tố tâm sinh lý, đây là yếu tố mà trong quá trình sử dụng người lao động Nhà quản lý phải hết sức quan tâm để tránh hiện tượng người lao động chán nản, không muốn làm việc, dẫn đến hậu quả năng suất lao động giảm, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và không phát triển được, thậm chí dẫn đến phá sản.
Nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của tiền lương trong quá trình tạo động lực cho người lao động, cho nên em đã chọn đề tài về tiền lương làm đề tài nghiên cứu cho đề án môn học kinh tế lao động.
Đề tài có tên:

“Vai trò của Tiền lương trong quá trình tạo động lực cho người lao động”.
Mặc dù đã được thầy hướng dẫn ,như do mới đi vào nghiên cứu tìm hiểu về đề tài này và một phần trình độ có hạn nên đề tài nghiên cứu này của em không tránh khỏi những vướng mắc, cũng như những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong nhận được những ý kiến phê bình của thầy, để lần viết sau em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!













phần I : lý luận chung
về tiền lương và tạo động lực cho người lao động
I. Tiền lương và tạo động lực cho người lao động
1) Tiền lương
a) Tiền lương trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được hiểu thống nhất như sau:
“Tiền lương là một phần của thu nhập quốc dân được phân phối lại cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động”.
Về thực chất, tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến.
Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức, dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động.
Như vậy, khái niệm trên về tiền lương là phù hợp với quan hệ sản xuất và cơ chế phân phối của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung xã hội chủ nghĩa.
Dưới chủ nghĩa xã hội, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, về bản chất, tiền lương có những đặc điểm sau đây:
+ Tiền lương không phải là giá cả sức lao động, vì trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, sức lao động không phải là hàng hoá có trong khu vực sản xuất kinh doanh, cũng như khu vực quản lý Nhà nước, xã hội.
+ Tiền lương được phân phối công bằng theo số lượng và chất lượng lao động của công nhân viên chức đã hao phí và được kế hoạch hoá từ cấp trung ương đến cơ sở, được Nhà nước thống nhất quản lý:

* Một số hạn chế:
- Một là: Vì không coi sức lao động là hàng hoá, nên tiền lương không phải là tiền trả theo đúng giá trị của sức lao động, không phải là ngang giá của sức lao động theo quan hệ cung cầu.
- Hai là: Tiền lương được coi là một bộ phận của thu nhập quốc dân (phần giá trị mới) nên cơ chế phân phối tiền lương phụ thuộc vào vấn đề phân phối thu nhập quốc dân do Nhà nước quy định. Theo cơ chế phân phối đó, thu nhập quốc dân còn nhiều thì phân phối nhiều còn ít thì phân phối ít, nhiều khi không tính đến một cách đầy đủ sự bù đắp chi phí sức lao động, dẫn đến kết quả là, biên chế lao động ngày càng lớn, ngân sách thâm hụt nặng nề do phải bao cấp tiền lương mà tiền lương lại không đủ để tái sản xuất sức lao động, sản xuất kinh doanh mất động lực nên hiệu quả sút kém.
- Ba là: Tiền lương không còn là mối quan tâm của người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Cái họ quan tâm là những lợi ích được phân phối ngoài lương. Nũn kinh tế mệnh lệnh ngày càng không đáp ứng được các nhu cầu thường nhật của đời sống nhân dân, nên tệ nạn tiêu cực, tham nhũng ngày càng gia tăng. Người lao động bị tách rời khỏi quan hệ sản xuất, mất dần độ ngũ có tay nghề cao... đã đẩy nền kinh tế xã hội vào khó khăn khủng hoảng.
- Bốn là: Không lý giải được rõ ràng về số lượng và chất lượng lao động cụ thể là thế nào.
Với những hạn chế nêu trên, không thể giữ nguyên quan niệm cũ về tiền lương, mà cần có sự đổi mới để thích ứng với cơ chế mới, khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Tiền lương trong cơ chế thị trường:
* Một số yêu cầu:
- Phải quan niệm sức lao động là một loại hàng hoá của thị trường yếu tố sản xuất, mà lại là loại hàng hoá đặc biệt, cho nên nó phải có thuộc tính của hàng hoá, phải được mua bán và nó sẽ có những thị trường của nó. Tuy nhiên tuỳ từng khu vực, từng thành phần kinh tế với những đặc thù riêng, mà sức lao động ở đó có những đặc trưng riêng, và do đó mà tiền lương có những khác nhau về cơ chế quản lý cũng như hình thức trả lương.
- Tiền lương phải là tiền trả cho sức lao động, tức là giá cả của hàng hoá sức lao động mà người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau trên cơ sở quy luật cung cầu giá cả trên thị trường lao động.
- Phải quan niệm tiền lương là nguồn sống chính của người làm công ăn lương, do vậy phải trả đủ để họ đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Tiền lương là động lực trực tiếp của người lao động, nó thúc đẩy người lao động làm tốt hơn nữa và hưởng tốt hơn.
- Phải xác định tiền lương là một trong các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, do vậy nó phải được tính đúng, đủ ngay từ khâu đầu của quá trình sản xuất.
- Nhìn ở góc độ nào đó cần xác định tiền lương là yếu tố của đầu tư, phát triển. Do vậy phải được
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

KhoaBeo

New Member
Re: [Free] Vai trò của Tiền lương trong quá trình tạo động lực cho người lao động

Cho mình xin link bài này với ạ !!!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top