Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao người Việt ở 3 miền Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ được phân tích qua nội dung thể hiện và hình thức nghệ thuật biểu hiện. Góp phần làm rõ bản sắc văn hoá Việt Nam thống nhất và đa dạng ở ba miền trong đó ca dao làm cho văn hoá dân tộc thêm đậm đà và nhuần nhị. Đồng thời giúp ta hiểu rõ hơn văn hoá từng vùng, từng miền qua lối cảm, lối suy nghĩ, lối làm ăn, cách sống của con người gắn với lịch sử, địa lý, thiên nhiên. Từ đó góp phần bảo tồn các giá trị văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mĩ tục của dân tộc
Luận án TS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
MỞ ĐẦU
Trang
5
1. Lí do chọn đề tài 5
2. Lịch sử vấn đề 5
3. Tƣ liệu khảo sát 10
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
5. Đóng góp của luận án 11
6. Bố cục của luận án 12
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 13
1.1. Giới thuyết các khái niệm 13
1.1.1. Ca dao và dân ca 13
1.1.2. Các khái niệm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, miền Bắc, miền Trung,
miền Nam 17
1.1.3. Phân vùng văn học dân gian và phân vùng ca dao 20
1.2. Môi trƣờng tự nhiên, xã hội và lịch sử của chủ nhân ca dao Bắc Bộ
(ca dao miền Bắc) 27
1.3. Môi trƣờng tự nhiên, xã hội và lịch sử của chủ nhân ca dao Trung
Bộ (ca dao miền Trung) 30
1.4. Môi trƣờng tự nhiên, xã hội và lịch sử của chủ nhân ca dao Nam Bộ
(ca dao miền Nam) 33
1.5. Về mối quan hệ giữa tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao
ngƣời Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam 38
1.6. Tiểu kết 46
Chương 2: TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG
NỘI DUNG CA DAO NGƢỜI VIỆT Ở BA MIỀN BẮC,
TRUNG, NAM 47
2.1. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong nội dung mảng ca dao phản
ánh tình cảm yêu nƣớc 48
2.1.1. Yêu quê hương làng xóm 49
2.1.2. Tự hào về truyền thống văn hoá tốt đẹp 54
2.1.3. Ca ngợi truyền thống kiên cường giữ nước 57
2.1.4. Tố cáo tội ác quân giặc 63
2.2. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong nội dung mảng ca dao về
quan hệ gia đình, họ hàng
2.2.1. Tình cảm của con cháu với ông bà, cha mẹ
69
70
2.2.2. Tình cảm vợ chồng
2.2.3. Tình cảm anh chị em
2.2.4. Quan hệ dòng họ
81
95
97
2.3. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong mảng ca dao tình yêu
2.3.1. Những biểu hiện phong phú của tình yêu lứa đôi
2.3.2. Tiêu chí chọn bạn tình và quan niệm về tình yêu
2.4. Tiểu kết
98
99
111
118
Chương 3: TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG NGHỆ
THUẬT CỦA CA DAO NGƢỜI VIỆT Ở BA MIỀN BẮC,
TRUNG, NAM 121
3.1. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong việc sử dụng thể thơ lục bát
3.1.1. Thể thơ lục bát trong ca dao
3.1.2. Ca dao ba miền đều sử dụng hình thức lục bát biến thể
121
121
129
3.2. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong việc sử dụng hai dạng văn
bản tạo hình và biểu hiện 132
3.3. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ 135
3.3.1. Sử dụng phương ngữ
3.3.2. Sử dụng từ gốc Hán và điển tích
3.3.3. Sử dụng các biện pháp tu từ và biểu tượng
3.4. Tiểu kết
135
147
161
188
KẾT LUẬN
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
191
197
198
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đã từ lâu, ca dao trở thành đối tượng được quan tâm chú ý của các nhà
sưu tầm, nghiên cứu. Những năm gần đây, việc sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến
ca dao đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có
một công trình nào tìm hiểu về ca dao mang tính chất so sánh – tổng hợp để
có cái nhìn toàn diện về ca dao của từng vùng trong mối quan hệ với ca dao
của cả nước. Chính vì thế chúng tui chọn đề tài: Tính thống nhất và sắc thái
riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Nghiên cứu về
ca dao sưu tầm ở ba miền Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, chúng ta sẽ thấy sức
hấp dẫn, sức sống mãnh liệt của ca dao mỗi miền. Đồng thời, chúng ta cũng
sẽ nhận ra tính thống nhất, dấu ấn của truyền thống, của cội nguồn bên cạnh
những sắc thái đa dạng về văn hoá được biểu hiện ở các miền khác nhau trên
đất nước Việt Nam. Từ việc làm rõ tính thống nhất và sắc thái riêng của ca
dao người Việt, luận án góp phần vào việc nhận thức tính thống nhất trong sự
đa dạng của văn hoá Việt Nam nói chung và ca dao nói riêng, đồng thời góp
phần giữ gìn, bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhiều nhà nghiên cứu đã viết về ca dao từng tỉnh, nhưng họ ít quan tâm
đến ca dao từng miền.
Trong phần tiểu luận (gồm 117 trang) của cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ
(1984) có nhiều nhận định liên quan đến tính thống nhất và sắc thái riêng của
ca dao miền đất nước. Phần tiểu luận gồm bốn bài:
1. Vài nét về miền đất Nam Bộ (Trần Tấn Vĩnh viết);
2. Vài nét về nội dung ca dao – dân ca Nam Bộ (Nguyễn Tấn Phát viết);
3. Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao – dân ca Nam Bộ (Bùi Mạnh
Nhị viết);
4. Ca dao – dân ca Nam Bộ, những biểu hiện sắc thái địa phương (Bảo
Định Giang viết).
Trong bài thứ hai, tác giả Nguyễn Tấn Phát nêu vấn đề có ý nghĩa
phương pháp luận đối với việc nghiên cứu tính thống nhất và sắc thái riêng
của ca dao - dân ca Nam Bộ so với ca dao - dân ca cả nước: “Việc tìm ra
những nét chung và riêng của ca dao – dân ca Nam Bộ sẽ làm giàu thêm trong
sự nhận thức của chúng ta về ca dao dân ca dân tộc, sẽ khẳng định được tính
thống nhất bao trùm của nền văn hoá chung của dân tộc, đồng thời chỉ ra sự
đóng góp riêng của mỗi địa phương vào kho tàng chung ấy, trên cơ sở đó mà
xem xét con đường vận động của các thể loại văn học dân gian Việt Nam, quy
luật nảy sinh và phát triển của chúng” [40, tr. 25].
Về tính thống nhất của ca dao, tác giả đã nhận xét: “Ca dao – dân ca
sưu tầm ở Nam Bộ thống nhất với ca dao – dân ca các miền khác của đất nước
về cội nguồn” [40, tr. 25]. Ông nêu những luận điểm chung về tính thống nhất
của ca dao Nam Bộ: “Ở vùng đất mới Nam Bộ, ta vẫn thấy những bài ca cũ
(tức ca dao truyền thống) còn giữ nguyên vẹn phần lời, phần nghĩa, chỉ thay
đổi về môi trường diễn xướng, điều kiện diễn xướng và ít nhiều cách diễn
xướng… Tính thống nhất của ca dao - dân ca sưu tầm ở Nam Bộ thể hiện rõ
rệt ở chủ đề của thể loại” [40, tr. 26].
Nguyễn Tấn Phát khẳng định: “Tính thống nhất có ý nghĩa bao trùm.
Sự giống nhau của các mảng đề tài ca dao – dân ca sưu tầm được ở Nam Bộ
với các miền khác của đất nước làm thành cái lõi vững chắc của một thân cây,
dòng chảy chính của một con sông. Ca dao – dân ca Nam Bộ do đó không tạo
thành một thể loại nào tách biệt với ca dao – dân ca của cả nước” [40, tr. 27].
Về tính địa phương (tức là sắc thái riêng), ông viết: “Tính địa phương
của thể loại sáng tác dân gian là một vấn đề thuộc bản chất trong sự vận động
của văn học dân gian. Đó là một vấn đề có tính chất tất yếu vừa là thuộc tính
vừa là phẩm chất của đối tượng. Ca dao – dân ca trữ tình Nam Bộ nằm trong
sự vận động chung có tính quy luật ấy… [40, tr. 33]. Tính địa phương thể
hiện ngay trong nội dung và hình thức của mỗi thể loại. Quan hệ giữa tính
thống nhất chung với tính địa phương (vùng, miền…) của văn học dân gian là
một quan hệ biện chứng, tác động không ngừng lẫn nhau và bồi bổ cho nhau
[40, tr. 34].
Tác giả còn “so sánh, đối chiếu những biểu hiện của sắc thái địa
phương ở các mảng đề tài, các hình thức biểu hiện và cách diễn
xướng của nó”.
Ở bài “Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao – dân ca Nam Bộ”, tác
giả Bùi Mạnh Nhị trình bày nét đặc sắc riêng trong sự thống nhất của ca dao –
dân ca Nam Bộ. “Ca dao – dân ca Nam Bộ luôn phát triển theo phương hướng
chung, một xu thế chung luôn lĩnh hội và cảm thụ những truyền thống chung
của ca dao – dân ca toàn dân tộc, đồng thời nó cũng luôn phát huy những đặc
điểm riêng gắn với hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá,
tâm lí tính cách của con người ở địa phương” [40, tr. 58].
“Như một tồn tại khách quan những phương diện nghệ thuật của ca dao
– dân ca Nam Bộ biểu hiện rất rõ và rất sinh động các mối quan hệ thống nhất
nhưng đa dạng, đa dạng nhưng thống nhất của kho tàng ca dao – dân ca Việt
Nam. Ở đây, tính thống nhất dân tộc và tính địa phương cụ thể không hề mâu
thuẫn, ngược lại đã làm phong phú và đậm đặc cho nhau” [40, tr. 59]. Tác giả
đã nhận thấy ca dao Nam Bộ ít dùng thể lục bát hơn so với ca dao Bắc Bộ.
Cũng trong phần tiểu luận, nhà thơ Bảo Định Giang trình bày bài viết
về sắc thái địa phương của ca dao – dân ca Nam Bộ. Tác giả chủ yếu mô tả
sắc thái riêng của ca dao nơi đây trong việc sử dụng từ ngữ chỉ địa danh, đặc
sản, tính chất vùng sông nước, tính cách trọng nhân nghĩa… Tuy nhiên, tác
giả chưa có sự so sánh với ca dao các miền khác cũng như chưa đưa ra được
những luận điểm lí giải sâu sắc, phù hợp với bản chất thể loại ca dao.
Nhìn chung, tuy chưa nêu một cách toàn diện và thật đầy đủ về tính
thống nhất và sắc thái riêng của ca dao ba miền, nhưng phần tiểu luận của
cuốn sách Ca dao dân ca Nam Bộ là gợi mở quan trọng cho đề tài luận án.
Ngoài ra, những trang của Nguyễn Chí Bền (một nhà nghiên cứu, sinh
trưởng ở Bắc Bộ, có 13 năm công tác ở Nam Bộ) viết về hình ảnh sông nước
trong ca dao Nam Bộ; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Phương Châm khảo sát
ngôn ngữ và thể thơ ca dao Nam Bộ; luận án tiến sĩ của nhà giáo Trần Diễm
Thuý về thiên nhiên trong ca dao trữ tình Nam Bộ; luận án tiến sĩ của Trần
Văn Nam phân tích biểu trưng của ca dao Nam Bộ;... - những tài liệu đó cũng
là những chỉ dẫn quý báu cho nghiên cứu sinh trong việc nhận diện tính thống
nhất và sắc thái riêng của ca dao Nam Bộ.
Trong việc sưu tầm, biên soạn ca dao Trung Bộ, bên cạnh xu hướng tập
hợp thơ ca dân gian theo từng tỉnh, còn có xu hướng thu thập ca dao theo từng
tiểu vùng (lớn hơn tỉnh):
a. Ca dao xứ Nghệ (Nghệ An và Hà Tĩnh)
b. Ca dao Bình Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế)
c. Ca dao Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận).
Năm 1981 tại Hội thảo khoa học về văn học dân gian miền Trung
(được tổ chức tại Đà Nẵng), tác giả Lê Văn Hảo khẳng định có một vùng văn
hoá dân gian miền Trung và có các tiểu vùng dân ca tương ứng với các tiểu
vùng văn hoá của văn hoá miền Trung.(1)
(1) Lê Văn Hảo xác định vùng văn hoá dân gian miền Trung là từ Thanh Hoá vào đến Bình Thuận;
với bốn tiểu vùng là: Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ. Chúng tui xác định
vùng văn hoá miền Trung là từ Nghệ Tĩnh vào Bình Thuận với ba tiểu vùng: Nghệ Tĩnh, Bình Trị
Thiên và Nam Trung Bộ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam

ad cho e xin lại links bài này được k ạ. xin cám ơn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty xe đạp Thống nhất Luận văn Kinh tế 0
T Tính chất của các hạt cơ bản trong các mẫu lý thuyết thống nhất mở rộng Luận văn Sư phạm 0
D Tính thống nhất trong đa dạng các quốc gia Đông Nam Á Văn hóa, Xã hội 0
X Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nh Văn hóa, Xã hội 0
H Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
N Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Thống Nhất Tài liệu chưa phân loại 0
M Tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
N Kiểm tra thống kê các giả thuyết về tính đồng nhất, ngẫu nhiên và phù hợp của thông tin khí tượng th Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Lý luận về thẩm định, thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạ Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật t Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top