Rylan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Thông qua việc phân tích đặc thù và tính độc lập của ngành du lịch, mối quan hệ, tác động qua lại giữa du lịch và ngoại giao văn hoá trên phương diện lý luận để từ đó xác định đặc điểm của ngành du lịch trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Khẳng định đóng góp của Ngoại giao văn hoá trong thành tựu chung của Việt Nam thời kỳ Đổi mới, trong đó có du lịch. Trên cơ sở xu hướng phát triển du lịch thế giới, dự báo du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với du lịch và tận dụng mối quan hệ đối ngoại thuận lợi để thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập với khu vực và Quốc tế của nước ta từ nay đến năm 2020

1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................7
2. Ý nghĩa khoa học của đề tài.........................................................................7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài...................................................................8
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................9
6. Kết cấu của luận văn....................................................................................9
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ DU LỊCH...................10
1.1. Ngoại giao văn hoá trong thời toàn cầu hoá ở Việt Nam.........................10
1.1.1. Khái niệm Ngoại giao văn hoá.............................................................10
1.1.2. Nội hàm của Ngoại giao văn hoá .........................................................13
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của Ngoại giao văn hóa.....................................16
1.2. Đặc điểm của ngành Du lịch trong giai đoạn hiện nay ...........................18
1.2.1. Quá trình toàn cầu hoá tác động đến du lịch.........................................18
1.2.2. Xu hướng phát triển của ngành Du lịch................................................25
1.3. Quan hệ tương hỗ giữa du lịch và ngoại giao văn hoá.............................30
1.3.1. Ảnh hưởng của du lịch đối với ngoại giao văn hoá ..............................30
1.3.2. Những tác động của các hoạt động ngoại giao văn hoá tới du lịch .......35
Tiểu kết ............................................................................................................37
Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI. .....38
2.1. Một số nét về ngành Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới..........................38
2.1.1. Tiềm năng – lợi thế cơ bản của Du lịch Việt Nam ...............................38
2.1.2. Một số khó khăn, thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam..............39
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch thời gian qua ở Việt Nam .........................40
2.2. Vai trò của các hoạt động Ngoại giao văn hóa đối với du lịch.................44
2.2.1. Ngoại giao văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh đất nước...................44
2.2.2. Ngoại giao văn hóa góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Việt Nam ......49
2.2.3.Ngoại giao văn hóa góp phần thu hút khách du lịch ..............................53
2.2.4. Ngoại giao văn hóa thúc đẩy đầu tư, thương mại về du lịch .................57
2.2.5. Một số tồn tại.......................................................................................61
2.3. Đóng góp của Du lịch trong thành tựu ngoại giao văn hoá thời kỳ Đổi
mới ................................................................................................................62
2.3.1. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ...............62
2.3.2. Tăng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam .................................63
2.3.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch.................................................67
Tiểu kết ............................................................................................................68
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI
TRÕ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU
LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.................................................................69
3.1. Chiến lược Ngoại giao văn hoá của Việt Nam đến năm 2020.....................69
3.1.1. Định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về Ngoại giao văn hóa trong
thời kỳ tới......................................................................................................69
3.1.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển Ngoại giao văn hóa đến năm 2020...70
3.2. Những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với
sự phát triển của du lịch Việt Nam....................................................................71
3.2.1. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc triển khai các
hoạt động Ngoại giao văn hóa và du lịch .......................................................71
3.2.2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác Ngoại giao tại các Bộ, ngành .76
3.2.3. Mỗi người dân Việt Nam cần trở thành đại sứ văn hóa, đại sứ du lịch .79
3.2.4. Nâng cao hàm lượng văn hóa trong các hoạt động kinh tế, chính trị,
ngoại giao và du lịch......................................................................................81
3.2.5. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam...............................................82
3.2.6. Đa dạng hóa các loại hình vận dộng danh hiệu quốc tế ........................85
3.2.7. Tăng cường vai trò của báo chí truyền thông .......................................85
Tiểu kết .........................................................................................................88
KẾT LUẬN ......................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................91
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước ta xác định nội hàm của chính sách Ngoại giao toàn diện bao
gồm Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao văn hóa và công tác
về người Việt Nam ở nước ngoài. Với vai trò là một trong những trụ cột của
nền Ngoại giao toàn diện, Ngoại giao văn hóa có vị trí, vai trò hết sức quan
trọng. Những năm vừa qua, công tác Ngoại giao văn hóa có nhiều tiến bộ, tạo
động lực mới cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và ngày càng được
quan tâm, triển khai mạnh mẽ hơn theo tinh thần chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế và mở rộng quan trên các lĩnh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Bằng các hình thức văn hóa như: Nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền
thống, phim, ấn phẩm, văn học…, hoạt động Ngoại giao văn hóa quảng bá hình
ảnh và nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia và phục vụ cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài. Cùng Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao
văn hóa là một trong ba trụ cột của Ngoại giao Việt Nam, tạo nên thế “kiềng ba
chân” vững chắc. Vì vậy, Ngoại giao văn hóa tác động sâu sắc đến hoạt động
du lịch, giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc đổi mới, đẩy nhanh phát triển du lịch. Từ năm 2009, năm Ngoại giao
văn hóa Việt Nam, Ngoại giao văn hóa ngày càng được chú trọng với nhiều
mục đích và mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển
ở tầm cao mới. Việc phải hiểu đúng và đủ, phải đẩy mạnh phát triển Ngoại giao
văn hóa để thúc đẩy du lịch phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức thiết và
còn có một khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, đề tài „Vai trò của
Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam” mang tính thời
sự, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, đặc việt là ý nghĩa thực tiễn.
2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ngoại giao văn hóa phải dựa trên việc khai thác các hình ảnh và ảnh
hưởng của văn hóa dân tộc, như một kênh quan trọng của hoạt động đối ngoại.
Du lịch lại là ngành kinh tế dựa chủ yếu vào việc khai thác tài nguyên văn hóa
để tạo nên sản phẩm phục vụ nhu cầu du lịch quốc tế. Hơn nữa, du lịch là một
hoạt động mang tính quốc tế cao, nên có sự gắn bó sâu sắc với các hoạt động
ngoại giao. Vì vậy, Ngoại giao văn hóa có quan hệ mật thiết với sự phát triển
du lịch, nhất là du lịch với du khách quốc tế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn có những nhiệm vụ chính sau đây:
- Thông qua việc phân tích đặc thù và tính độc lập của ngành du lịch, mối
quan hệ, tác động qua lại giữa du lịch và ngoại giao văn hoá trên phương diện
lý luận để từ đó xác định đặc điểm của ngành du lịch trong kỷ nguyên toàn cầu
hóa.
- Khẳng định đóng góp của Ngoại giao văn hoá trong thành tựu chung
của Việt Nam thời kỳ Đổi mới, trong đó có du lịch.
- Trên cơ sở xu hướng phát triển du lịch thế giới, dự báo du lịch Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
phát huy vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với du lịch và tận dụng mối quan
hệ đối ngoại thuận lợi để thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển phù hợp với nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập với khu vực và
Quốc tế của nước ta từ nay đến năm 2020.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Luận văn lấy việc phân tích mối quan hệ giữa du lịch thông qua những
tác động tương hỗ tới ngoại giao văn hoá của Việt Nam làm đối tượng nghiên
cứu.
- Lấy Việt Nam trong quan hệ với thế giới làm không gian nghiên cứu.
- Luận văn tập trung vào phân tích về vai trò của Ngoại giao văn hoá đối
với sự phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020.
- Những thành tựu, hạn chế về du lịch chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá
tình hình và số liệu về lượng khách du lịch quốc tế.
- Nội dung nghiên cứu vai trò Ngoại giao văn hoá được giới hạn qua các
tác động về kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao và an ninh quốc phòng đối
với du lịch. Luận văn cũng trình bày tác động của du lịch đối với Ngoại giao
văn hoá.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Macxít, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau: phân tích, tổng hợp, hệ thống, phương pháp chuyên gia,
phương pháp lịch sử và logic. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê, dự báo cũng
được vận dụng nhằm góp phần bộ trợ cho công tác nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của Luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Ngoại giao văn hóa và mối quan hệ
giữa Ngoại giao văn hóa và du lịch.
Chương 2: Thực trạng vai trò của Ngoại giao văn hóa đối với sự phát
triển của du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của
Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020.
cuối thế kỷ XX tăng 5,2 lần và sẽ còn tăng nhanh hơn trong thế kỷ XXI. Theo
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) thì năm 2000 số lượng khách du lịch toàn
cầu là 689 lượt người, thu nhập từ du lịch đạt 467 tỷ USD, đến năm 2010 lượng
khách là 1.005 triệu lượt người, thu nhập là 900 tỷ USD. [12, tr. 8]. Toàn cầu
hóa và hội nhập còn làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế thế giới trong đó
có cơ cấu ngành du lịch.
Nền kinh tế trong đó có du lịch của các nước tăng thêm sự phụ thuộc và
tác động lẫn nhau. Toàn cầu hóa kinh tế làm cho kinh tế thế giới mới đã hình
thành, tính xã hội hóa của sản xuất trong du lịch giữa các nước đạt tới một sự
kết hợp mới, một sự kết hợp đến mức: “trong anh có tôi, trong tui có anh”; sự
biến động kinh tế và du lịch của một số nước có thể ảnh hưởng tới toàn khu
vực, thậm chí cả thế giới và ngược lại. Việc giao lưu, trao đổi các hoạt động
kinh tế nói chung và du lịch nói riêng để tìm kiếm lợi ích giữa các nước, các
nền kinh tế ngày càng tăng lên tạo cơ sở cho xu hướng đối thoại, hợp tác, biết
mình, biết ta diễn ra mạnh mẽ. Toàn cầu hóa kinh tế cũng làm giảm thiểu các
chướng ngại trong việc lưu chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, nguồn nhân lực du
lịch giữa các nền kinh tế, các nước, làm tăng vai trò của kinh tế đối ngoại, mậu
dịch, du lịch và đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế du lịch của mỗi
nước, làm cho việc phân bổ các nguồn lực trên thế giới hợp lý và hiệu quả hơn.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần làm lành mạnh hóa
các quan hệ quốc tế, tạo thuận lợi cho du lịch thế giới phát triển. Để phù hợp
đòi hỏi mỗi nước phải có sự điều chỉnh chính sách của mình để hình thành nên
những mối quan tâm chung trong quan hệ quốc tế. Chính việc hợp tác, phân
công lao động sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ và du lịch được đẩy
mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu đã làm nảy sinh các lợi ích chung giữa các
quốc gia, làm tăng sự ràng buộc của các loại điều ước và cam kết quốc tế, khiến
các chính phủ, các quốc gia phải tính tới việc điều chỉnh chính sách phát triển
cho phù hợp với xu thế chung, đồng thời cũng tạo ra những cơ sở, luận cứ để
lựa chọn chính sách phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế cũng giúp cho các nước xử
lý các vấn đề tranh chấp quốc tế theo cách thỏa hiệp, bình đẳng cùng có
lợi, thỏa thuận hiệp thương, tìm kiếm giải pháp thỏa đáng giữa các nước với
nhau.
Toàn cầu hóa kinh tế làm thay đổi tư duy (cách nghĩ) và hành động (cách
làm) của mỗi nước, mỗi hãng sản xuất, kinh doanh du lịch phải hiểu biết thị
trường thế giới và đặc điểm khách du lịch ở các châu lục khác nhau. Bằng cách
đó mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới và
những đối tác du lịch mới của mỗi nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nên nhân tố quan trọng của toàn cầu
hóa và được khuyến khích thông qua việc gỡ bỏ các hệ thống pháp lý đang hiện
hành đối với các nhà đầu tư nước ngoài (thuế xuất thấp hơn cho các công ty đầu
tư nước ngoài, nhà đầu tư được tự do chuyển vốn về nước), thông qua việc
giảm giá thành vận chuyển cho phép nhập khẩu các nguyên liệu thô để sản xuất
với giá rẻ hơn, thông qua chính sách tư nhân hóa ở một số quốc gia và thông
qua sự phát triển của công nghệ thông tin liên lạc. Trong ngành du lịch, xu
hướng toàn cầu hóa giúp cho các điểm đến thu hút được nguồn vốn đầu tư để
cải thiện các dịch vụ trong du lịch ở mọi lĩnh vực: vận chuyển, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, cơ sở lưu trú, các trung tâm thương mại và dịch vụ khác, đồng thời cũng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm cho cư dân địa
phương. Xu thế toàn cầu hóa cũng giúp cho các nhà đầu tư của nước ngoài tận
dụng được tiềm năng của mỗi quốc gia về cảnh quan, môi trường (biển, núi, khí
hậu…) thông qua các dự án du lịch.
Ngoài ra phải kể đến tác động của toàn cầu hóa cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ đã tạo nên các trào lưu du lịch mới, ví dụ như: “Du
lịch tự do của thế hệ trẻ”. Rất nhiều quốc gia chú trọng phát triển thị trường du
lịch này do số lượng khách tăng trưởng nhanh (có những nước chiếm hơn 40%
lượng khách du lịch) và quan nhiệm: “Du khách trẻ hôm nay, du mục khắp thế
giới ngày mai”. Những du khách trẻ này lên kế hoạch cho chuyến đi của mình
thông qua các thông tin và sự liên kết nhờ internet (71%). Các điểm đến của họ
ở hầu hết các châu lục: châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Australia và Nam
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top