Arryo

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững (chương trình đào tạo thí điểm) -- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Tổng quan về biến đổi khí hậu, kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và môi trường. Tìm hiểu các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và thích ứng biến đổi khí hậu ở ngoài nước. Tìm hiểu các phương pháp và kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và thích ứng biến đổi khí hậu đã được thực hiện ở trong nước. Phân tích đánh giá các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và thích ứng biến đổi khí hậu. Nghiên cứu thiết lập yêu cầu đối với phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Đề xuất phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên nước và môi trường
MỤC LỤC HÌNH .................................................................................................VII
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu. .............................................................................2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu. .............................................................................2
5. Cấu trúc luận văn ..................................................................................3
CHƢƠNG 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI VIỆT NAM.............................................................................................. 5
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu ..............................................................5
1.1.1. Biến động khí hậu trong thời đại địa chất........................................6
1.1.2. Biến đổi khí hậu trong thời đại ngày nay. ........................................7
1.1.3. Các kịch bản BĐKH và NBD trên thế giới trong thế kỷ XX............10
1.2. Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng ở Việt Nam. ...............................14
1.2.1. Các kịch bản biến đổi khí hậu........................................................14
1.2.2. Kịch bản nước biển dâng...............................................................19
1.3. Tác động của biến đổi khí hậu.............................................................19
1.3.1. Dâng cao mực nước biển ...............................................................19
1.3.2. Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực............21
1.3.3. Tác động đến đa dạng sinh học và các hệ sinh thái........................22
1.3.4. Tác động đến mực nước biển và các vùng ven biển........................23
1.3.5. Tác động đến tài nguyên nước .......................................................24
1.3.6. Quản lý nước .................................................................................25
1.3.7. Tác động đến thiên tai ...................................................................26
1.3.8. Sức khoẻ cộng đồng.......................................................................27
1.4. Một số tác động tích cực của BĐKH ...................................................27
1.5. Tác động của BĐKH đến tài nguyên nƣớc và môi trƣờng. ................28
1.5.1. Trên thế giới:.................................................................................28
1.5.2. Khu vực Đông Nam Á:...................................................................30
1.5.3. BĐKH tác động tới hệ thống tài nguyên nước và môi trường tại Việt
Nam ......................................................................................................32
CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƢƠNG
DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU....................................................... 36
2.1. Tình hình nghiên cứu về đánh giá tác động và các giải pháp thích ứng
trên thế giới...................................................................................................36
2.1.1. Tại châu Âu ...................................................................................37
2.1.2. Tại Châu Á ....................................................................................38
2.1.3. Tại Châu Mỹ - La tinh ...................................................................39
2.1.4. Tại Châu Phi .................................................................................40
2.1.5. Tại Châu Úc ..................................................................................40

2.2. Khái niệm về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng ...........................41
2.3. Tìm hiểu phƣơng pháp luận đánh giá TTDBTT do BĐKH trên thế
giới. ..............................................................................................................43
2.3.1. Các tiêu chí sử dụng để xác định các vùng bị tổn thương chính:....44
2.3.2. Các kịch bản ứng dụng trong đánh giá TT DBTT ..........................45
2.3.3. Các công cụ đánh giá các tác động và TTDBTT ............................45
2.3.4. Lựa chọn các chỉ số và phân tích số liệu........................................47
2.4. Tìm hiểu phƣơng pháp đánh giá TTDBTT điển hình trên thế giới...47
2.4.1. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ. ......48
2.4.2. Phương pháp của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển ............51
2.5. Tìm hiểu phƣơng pháp luận đánh giá TTDBTT tại Việt Nam. .........51
2.5.1. Phương pháp đánh giá rủi ro, hiểm họa và TTDBTT của Hội chữ
thập Đỏ. .....................................................................................................52
2.5.2. Phương pháp sử dụng tại Đà Nẵng và Quy Nhơn ..........................58
2.5.3. Phương pháp sử dụng tại Nam Định..............................................60
2.5.4. Phương pháp luận đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương sử dụng
phương pháp đánh giá MASSCOTE (FAO) ................................................60
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH
TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI TÀI
NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG................................................................. 63
3.1. Điểm giống và khác nhau của đánh giá khi có và không đề cập tới
biến đổi khí hậu. ...........................................................................................63
3.2. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp đánh giá TTDBTT..65
3.2.1. Phương pháp đánh giá rủi ro, hiểm họa và TTDBTT của Hội chữ
thập đỏ.......................................................................................................65
3.2.2. Phương pháp của Trung tâm nghiên cứu ven biển NOAA, Mỹ. ......67
3.2.3. Phương pháp của Viện Môi trường Stockholm, Thụy Điển.............68
3.2.4. Phương pháp luận được đế xuất bởi Viện Nước, Tưới tiêu và Môi
trường cùng với Viện ISET, Hoa Kỳ. ..........................................................70
3.2.5. Phương pháp luận của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường..........71
3.2.6. Phương pháp luận đánh giá TTDBTT sử dụng phương pháp
MASSCOTE. ..............................................................................................72
3.2.7. Kết luận chung về các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương ..
......................................................................................................73
3.3. Đề xuất phƣơng pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng trong lĩnh
vực quản lý, sử dụng tài nguyên nƣớc và môi trƣờng. ...............................74
3.3.1. Mục tiêu của phương pháp ............................................................74
3.3.2. Cách tiếp cận của phương pháp đề xuất ........................................74
3.3.3. Các tác động tiềm tàng và khả năng ứng phó ................................75
3.3.4. Sự cần thiết của các kịch bản khí hậu ............................................76
3.3.5. Tính không chắc chắn của dự báo khí hậu .....................................76
3.3.6. Các biện pháp ứng phó và các chương trình giảm nguy cơ thảm họa
(DRR) ......................................................................................................77
3.3.7. Nội dung và trình tự của phương pháp...........................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 84

1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH), theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về
BĐKH (IPCC), là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả
những biến đổi tự nhiên và những biến đổi do các hoạt động của con người gây ra.
Biến đổi khí hậu xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của trái đất do thay đổi
nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ
mặt trời.
Nghiên cứu Biến đổi khí hậu là nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu và
các biện pháp giảm thiểu, thích ứng. Thích ứng là những điều chỉnh trong hệ thống
tự nhiên hay nhân tạo để đối phó với những biến đổi khí hậu thực tế xảy ra hay dự
báo sẽ xảy ra trong tương lai nhằm làm giảm thiểu tác hại và khai thác những cơ hội
do biến đổi khí hậu mang lại. Trong đó đánh giá tính dễ bị tổn thương là đánh giá
mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng mà không thể đối phó với những tác động
tiêu cực của biến đổi khí hậu, bao gồm những biến đổi chậm và những hiện tượng
cực hạn. Tính dễ bị tổn thương của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm, mức độ
và tốc độ của biến đổi/dao động khí hậu cũng như mức độ nhậy cảm và khả năng
thích ứng của hệ thống đó.
Các nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề biến đổi khí hậu đến nay mới tập trung
vào công tác dự báo với các kịch bản có thế xảy ra trong tương lai. Các nghiên cứu
cũng đã xác định được những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và đã đưa ra
được các nguyên tắc, giải pháp chung để thích ứng, giảm thiểu và các mối nguy hại
có thể xảy ra đối với các kịch bản này. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng
bất lợi đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế và xã hội Việt Nam, vì vậy, mỗi
lĩnh vực cần có những nghiên cứu riêng của mình để chủ động thích ứng, giảm
thiểu các tác động gây ra do quá trình biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Hệ thống và hình thành được phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
do tác động của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường.
Mục tiêu cụ thể của đề tài
Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu nói chung, tài nguyên nước và môi
trường nói riêng.
Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của
biến đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường
Kiến nghị được về mặt lý thuyết phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phân tích, tổng hợp và kế thừa tài liệu: Tổng hợp và phân tích các tài liệu về khu
vực nghiên cứu, tài liệu của các đề tài, dự án có liên quan,
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đặc biệt là kết quả nghiên cứu của thế giới
cũng như kết quả các đề tài, dự án đã triển khai trong khu vực nghiên cứu.
Lấy ý kiến chuyên gia: áp dụng trong xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu,
trong đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp, trong đánh giá kết quả và hoàn thiện
phương pháp.
4. Nội dung nghiên cứu.
4.1. Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu đổi với Việt Nam.
- Tổng quan về biến đổi khí hậu
- Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việtnam
4.2. Nghiên cứu, tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu
- Tác động của biến đổi khí hậu
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và môi trường .
4.3. Nghiên cứu, tìm hiểu về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương.

- Tìm hiểu các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và thích ứng
biến đổi khí hậu ở ngoài nước.
- Tìm hiểu các phương pháp và kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và
thích ứng biến đổi khí hậu đã được thực hiện ở trong nước.
- Phân tích đánh giá các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong
quản lý sử dụng tài nguyên nước và môi trường
4.4. Nghiên cứu và kiến nghị phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do
tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước và môi trường .
- Nghiên cứu thiết lập yêu cầu đối với phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương ứng dụng trong điều kiện Việt Nam
- Đề xuất phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong quản lý sử
dụng tài nguyên nước và môi trường.
5. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu đổi với Việt Nam.
- Tổng quan về biến đổi khí hậu.
- Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam.
- Tác động của biến đổi khí hậu.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và môi trường.
Chƣơng 2: Nghiên cứu, tìm hiểu về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng do tác
động của BĐKH.
- Tìm hiểu các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và thích ứng
biến đổi khí hậu ở ngoài nước.
- Tìm hiểu các phương pháp và kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và
thích ứng biến đổi khí hậu đã được thực hiện ở trong nước.
- Phân tích đánh giá các phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và
thích ứng biến đổi khí hậu
Chƣơng 3: Nghiên cứu kiến nghị Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thƣơng do tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nƣớc và môi trƣờng
- Nghiên cứu thiết lập yêu cầu đối với phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn
thương ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.
- Đề xuất phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong lĩnh vực quản
lý, sử dụng tài nguyên nước và môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Tìm hiểu phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do tác động của biển đổi khí hậu tới lĩnh vực tài nguyên nước & môi trường : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường

update file lên link trung gian giúp e với admin ak,
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top