Dar

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
Khi Việt Nam mở của nền kinh tế để hội nhập với thế giới, có nhiều cơ hội và thách thức mới đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam, một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để không những đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà còn tìm mọi cách để xâm nhập và mở rộng hơn nữa các thị trường tiềm năng chính là điều mà các nhà quản trị doanh nghiệp phải tốn không ít thời gian để nghiên cứu, tìm tòi. Một trong những hoạt động giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và làm lành mạnh hóa tình hình tài chính chính là công tác lập, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Tổng công ty thép Việt Nam cũng thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty qua các năm hoạt dộng kinh doanh. Từ các phân tích này, ban quản trị Tổng công ty sẽ tìm mọi biện pháp để khắc phục những khó khăn và phát huy những thế mạnh vốn có của mình. Đồng thời qua đó, ban quản trị cũng đưa ra các chiến lược, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và từ đó cải thiện đởi sống cho cán bộ nhân viên của Tổng công ty.
Dưới đây là công tác phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty thép Việt Nam mà sau quá trình thực tập, nghiên cứu em xin được nêu ra đây. Em xin chân thành Thank cô giáo Phạm Bích Chi và các anh chị cán bộ phòng kế toán tài chính đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành bài viết này.
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty
Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo quyết định số 334/TTg, ngày 04 tháng 07 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thép và Tổng công ty Kim khí thuộc Bộ Công nghiệp nặng - nay là Bộ Công nghiệp.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, ngày 29 tháng 04 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 255/TTg thành lập lại Tổng công ty Thép Việt Nam theo nội dung Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.
Tổng công ty Thép Việt Nam là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp Nhà nước, Điều lệ Tổ chức và điều hành được Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 03/CP, ngày 25 tháng 01 năm 1996 và giấy phép đăng ký kinh doanh số 109621 ngày 05 tháng 02 năm 1996 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Tổng công ty có vốn do nhà nước cấp, có bộ máy quản lý, điều hành và các đơn vị thành viên, có con dấu theo mẫu quy định của Nhà nước, tự chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn trong phạm vi số vốn do Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng, được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế: VietNam Steel Corporation
Tên viết tắt: VSC
Địa chỉ: số 91, phố Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 8561767
Fax: 84-4-8561815
Tổng công ty Thép Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Chính phủ, trực tiếp là các Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ phân cấp quản lý theo Luật Doanh Nghiệp Nhà nước. Các cơ quan quản lý ở địa phương ( tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ) với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ được Chính phủ quy định và phân cấp quản lý một số mặt hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 - mô hình Tập đoàn công nghiệp lớn của Nhà nước. Mục tiêu của Tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng.
Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động kinh doanh hầu hết trên các thị trường trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hầu hết các công đoạn từ khai thác nguyên liệu, vật liệu, sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty:
1. Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dung liên quan đến công nghệ sản xuất thép.
2. Sản xuất gang, thép và các kim loại, sản phẩm thép.
3. Kinh doanh xuất, nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên quan đến công nghệ luyện kim như nguyên liệu, vật liệu đầu vào, các sản phẩm thép, trang thiết bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật.
4. Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyện kim và các ngành liên quan khác.
5. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng, dầu, mỡ, gas, dịch vụ và vật tư tổng hợp khác.
6. Đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ ngành công nghiệp luyện kim và lĩnh vực sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng.
7. Đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước.
8. Xuất khẩu lao động.
Ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh được Nhà nước giao, Tổng công ty Thép Việt Nam còn được giao nhiệm vụ rất quan trọng là cân đối sản xuất thép trong nước với tổng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế, xã hội kết hợp nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước chưa sản xuất được để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động trong Tổng công ty.
3. Môi trường kinh doanh của tổng công ty thép Việt Nam
3.1. Môi trường kinh doanh bên ngoài của tổng công ty
a. Điều kiện về địa lý, tự nhiên
Tổng công ty thép Việt Nam có trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà nội và các chi nhánh văn phòng đều được đặt tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hải phòng... đây đều là những trung tâm văn hoá lớn của cả nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty trên thị trường
b. Điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội
* Thuận lợi
Từ những năm 90 trở lại đây Đảng và Nhà nước ta đã đổi mới do mở cửa nền kinh tế. Tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đây là cơ hội để công ty có thể tìm kiếm đối tác phù hợp cho mình.
- Chính sách kinh tế mới đang dần cởi bỏ mọi thủ tục phiền hà trong kinh doanh.
- Tổng công ty có được nhiều hậu thuẫn, có sự giúp đỡ từ nhiều phía của cấp trên, của các cơ quan liên quan và nhiều bạn hàng.
- Tổng công ty có quan hệ rộng rãi, tín nhiệm với nhiều khách hàng và bạn hàng.
Chính những điều kiện thuận lợi trên đã tạo cho Tổng công ty có được môi trường kinh doanh thuận lợi.
* Khó khăn
-Mọi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đều bị quản lý chặt chẽ, tất cả mặt hàng kinh doanh đều phải được sự đồng ý và giám sát của nhiều cấp quản lý.
- Do tình hình tổ chức và chính sách đối với các mặt hàng thép luôn thay đổi đã làm cho hoạt động kinh doanh của công ty giảm đi tính ổn định.
- Do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế cũ để lại đội ngũ cán bộ công nhân viên còn quá dư thừa, trình độ còn hạn chế, chưa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường( đây cũng là thực trạng chung của các DNNN hiện nay)
c. Đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường đa thành phần kinh tế như hiện nay mức độ cạnh tranh là rất quyết liệt. Theo số liệu không chính thức, hiện nay có hàng nghìn doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất trong toàn quốc. Ngoài ra công ty còn phải cạnh tranh với các các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài. Việc cạnh tranh diễn ra trong cả hoạt động thu mua lẫn hoạt động tiêu thụ. Để đảm bảo nguồn hàng, trong khâu thu mua tổng công ty cần tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với nhà sản xuất, thành lập các điều khoản thu mua hợp lý để làm sao tạo nguồn hàng ổn định và liên tục, trong khi đó lại phải tìm kiếm khách hàng ổn định, lôi kéo khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình.
Ngoài các công ty cạnh tranh, khi đưa sản phẩm kinh doanh ra thị trường sản phẩm của Tổng công ty còn chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại. Như vậy cạnh tranh đối với sản phẩm của Tổng công ty là rất lớn và cùng với việc mở rộng quyền hoạt động kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, tiến hành đấu thầu hạn ngạch theo nghị định 57/CP, tổng công ty sẽ gặp phải những cạnh tranh gay gắt hơn nữa vào những năm tiếp theo.
3.2. Môi trường bên trong
a. Trình độ nhân sự
Tuỳ theo trình độ khả năng làm việc của từng người mà Tổng Giám đốc bố trí làm các công việc khác nhau.
Đối với khối quản lý, tiêu chuẩn làm việc phải có trình độ từ trung cấp trở lên. Tuỳ vào yêu cầu của từng phong ban khác nhau mà tiêu chuẩn đối với cán bộ, nhân viên là khác nhau.
Phòng kế hoạch- tổ chức- quản trị kinh doanh, trưởng phòng phải có trình độ đại học, có trình độ quản lý kinh tế. Nhân viên trong phòng được sắp xếp dựa vào các tiêu chuẩn sau:
Có trình độ nghiệp vụ về xây dựng kế hoạch.
Có trình độ nghiên cứu thị trường
Có trình độ pháp chế
Sử dụng thành thạo máy vi tính
- Phòng kế toán: Kế toán trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học khối kinh tế, có nghiệp vụ kế toán. Các kế toán viên có trình độ trung cấp trở lên, biết sử dụng thành thạo máy vi tính.
- Phòng tổ chức lao động tiền lương: Trưởng phòng phải là người có trình độ đại học khối kinh tế, đã trải qua các lớp huấn luyện cán bộ quản lý.
Các nhân viên trong phòng nắm vững hệ thống tiền lương của Nhà Nước.
- Đối với khối sản xuất kinh doanh:
+ Trưởng các đơn vị trực thuộc phải có trình độ đại học, có năng lực kinh doanh.
+ Nhân viên kế toán phải có trình độ chuyên môn về kế toán.
+ Nhân viên bán hàng: trình độ tối thiểu là học hết phổ thông trung học, có hiểu biết về hàng hóa, có khả năng giao tiếp.
+ Nhân viên coi kho (bảo vệ), phải là người có sức khoẻ, có hiểu về tính chất kỹ thuật của vật tư hàng hoá.
Như vậy, cán bộ nhân viên trong Tổng công ty đều là những người có năng lực chuyên môn, được sắp xếp bố trí hợp lý phù hợp với khả năng của mình.
b. Lợi thế kinh doanh của tổng công ty
Là một công ty kinh doanh nhiều mặt hàng nên lĩnh vực kinh doanh của công ty khá đa dạng, phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Chính vị vậy mà tổng công ty có một thị trường tương đối rộng lớn, có thể xuất hay nhập các sản phẩm của mình với tất cả các nước có quan hệ với Việt Nam. Hơn nữa điều kiện quốc tế đang tạo đà cho sự phát triển kinh tế, sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là sự kiện Mỹ bỏ lệnh cấm đối với Việt Nam, điều này đã thúc đẩy mối quan hệ Thương mại mở rộng giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp với mô hình tổng công ty liên kết kinh doanh với nhiều doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu.
c. Điều kiện về tài chính
Nếu quản lý tồi là nguyên nhân thứ nhất thì thiếu vốn là nguyên nhân thứ hai dẫn các doanh nghiệp vào con đường phá sản.
Tổng công ty thép Việt Nam đã đề ra cho mình một phương án tài chính chính xác và phù hợp, điều này đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và khiến cho công tác kiểm tra tài chính được dễ dàng. Nguồn vốn của tổng công ty ngày càng được mở rộng, quy mô kinh doanh ngày càng tăng. Trong năm 2004, tổng công ty đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 33500 triệuVNĐ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoangkyanh43

New Member
Re: [Free] Tìm hiểu môi trường kinh doanh của tổng công ty thép Việt Nam

cho mình xin link bài này với, Thank bạn nhiều
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top