trungcpm

New Member
Công tác quản lý tiền lương là một trong những chức năng quan trọng trong
công tác quản trị doanh nghhiệp. Nó có quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất
kinh doanh trong các doanh nghiệp.Tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất quan
trọng, là một bộ phận cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhưng lại là
nguồn thu chủ yếu của người lao động. Các đặc điểm trên đòi hỏi khi tổ chức công tác
tiền lương doanh nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc và những chính sách, chế độ
đối với người lao động
Vì vậy, trong doanh nghiệp việc xây dựng thang lương, bảng lương, quỹ
lương, định mức lương, lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp đảm bảo sự phân
phối công bằng cho mọi người lao động trong quá trình làm việc, làm cho tiền lương
thực sự là động lực cho người lao động làm việc tốt hơn, không ngừng đảm bảo cải
thiện đời sống vật chất tinh thần của người lao động và gia đình họ là một việc cần
thiết và cấp bách. Trên cơ sở lý luận trên và thực tế thu thập được trong quá trình thực
tập tại Công ty cầu Thăng Long I em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác Quản lý tiền
lương tại Công ty TNHH Một Thành viên Thép Cái Lân - Vinashin ”
Với mục đích dùng những vấn đề lý luận về tiền lương, em phân tích và đánh
giá tình hình thực hiện công tác tổ chức tiền lương tại Công ty cầu Thăng Long I, từ đó
tìm ra những mặt cần phát huy, những tồn tại cần khắc phục để đưa ra những phương
hướng, giải pháp cho công tác tổ chức xây dựng các hình thức trả lương có hiệu quả.

Bố cục đề tài có ba phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng về các hình thức trả lương tại Công ty TNHH Một Thành
viên Thép Cái Lân - Vinashin
Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty
cầu I Thăng Long

1


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP

I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG:
1. Một số khái niêm về tiền lương:
Cùng với các thời kỳ và sự phát triển của khoa học kinh tế khái niệm tiền lương
được quan niệm theo các cách khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường sức lao động được nhìn nhận là một thứ hàng hoá đặc
biệt và do đó tiền lương chính là giá cả sức lao động, là khoản tiền mà người sử
dụng lao động trả cho người lao động tuân theo các quy luật của cơ chế thị trường.
2. Các yêu cầu và chức năng của tiền lương:
2.1 Những yêu cầu trong tổ chức tiền lương:
Khi tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Một là: Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho người lao động.
Đây là một yêu cầu quan trọng nhằm thực hiện đúng chức năng vai trò của tiền
lương. Yêu cầu này đặt ra tiền lương cần đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu của
ngưòi lao động và gia đình họ, tiền lương phải là khoản thu nhập chính ổn định thường
xuyên lâu dài. Một phần đủ để họ chi trả những chi phí sinh hoạt tái sản xuất sức lao
động một phần dùng cho nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần. Đảm bảo
được cho người lao động hăng say chú tâm vào công việc từ đó nâng cao năng suất lao
động, giảm thấp chi phí, hạ giá thành cho doanh nghiệp. Muốn vậy khi trả lương doanh
nghiệp còn cần chú ý đến tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế của người
lao động vì đôi khi tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có khoảng cách xa rời
nhau. Tiền lương danh nghĩa có thể là cao nhưng trên thực tế vẫn không đủ chi trả cho
người lao động nuôi sống bản thân, tái sản xuất sức lao động (tiền lương thực tế quá
thấp) và ngược lại.
Hai là: Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao.

2



Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng của doanh nghiệp đối với người lao động,
tạo cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Yêu cầu này đặt ra nhằm phát huy hết
tác dụng của công cụ tiền lương là đòn bẩy vật chất của doanh nghiệp nó luôn luôn
phải là động lực cho người lao động nâng cao năng suất lao động vươn tới thu nhập
cao hơn.Mặt khác đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển nâng cao trình độ và
kỹ năng của ngưòi lao động.
Ba là: Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu tính công bằng cho người lao
động.
Tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người lao động. Một hình thức
tiền lương đơn giản rõ ràng dễ hiểu có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm
việc của ngưòi lao động, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là
quản lý tiền lương trong doanh nghiệp.
2.2 Chức năng của tiền lương:

 Chức năng đòn bẩy cho doanh nghiệp:
Tiền lương là động lực kích thích năng lực sáng tạo, tăng năng suất lao động
hiệu quả nhất. Bởi vì tiền lương gắn liền quyền lợi thiết thực nhất đối với người lao
động, nó không chỉ thoả mãn về nhu cầu về vật chất đối mà còn mang ý nghĩa khẳng
định vị thế của ngưòi lao động trong doanh nghiệp. Chính vì vậy khi tiền lương nhận
được thoả đáng, công tác trả lương của doanh nghiệp công bằng, rõ ràng sẽ tạo ra động
lực tăng năng suất lao động, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp được tăng lên. Khi có
lợi nhuận cao nguồn phúc lợi trong doanh nghiệp dành cho người lao động nhiều hơn,
nó là phần bổ sung cho tiền lương làm tăng thu nhập và lợi ích cho họ và gia đình họ
tạo ra động lực lao động tăng khả năng gắn kết làm việc tăng năng suất lao động, giảm
chi phí sản xuất, xoá bỏ sự ngăn cách giữa những người sử dụng lao động và người lao
động tất cả hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp đưa sự phát triển của doanh nghiệp
lên hàng đầu.
 Chức năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động:

3


Khi xây dựng các hình thức trả lương phải đảm bảo được yêu cầu này và đồng
thời đây cũng chính là chức năng của tiền lương. Động lực cao nhất trong công việc
của người lao động chính là thu nhập (tiền lương) vì vậy để có thể khuyến khích tăng
năng suất lao động chỉ có thể là tiền lương mới đảm nhiệm chức năng này. Mặt khác,
hình thức quản trị ngày nay được áp dụng phổ biến là biện pháp kinh tế nên tiền lương
càng phát huy được hết chức năng của mình tạo ra động lực tăng năng suất lao động.
 Chức năng tái sản xuất lao động:

Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, có thể nói đây chính là nguồn nuôi
sống người lao động và gia đình họ, vì vậy tiền lương trả cho người lao động phải đảm
bảo tái sản xuất sức lao động và nâng cao chất lượng lao động. Thực hiện tốt chức
năng này của tiền lương giúp doanh nghiệp có nguồn lao động ổn định đạt năng suất
cao.
3. Các nguyên tắc cơ bản tổ chức thực hiện trả lương trong doanh nghiệp:
Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau trong
doanh nghiệp: Đây là nguyên tắc đảm bảo sự công bằng, tránh sự bất bình đẳng trong
công tác trả lương. Nguyên tắc này phải được thể hiện trong các thang lương, bảng
lương và các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.
Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình
quân: Trong doanh nghiệp tiền lương là yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh; nguyên tắc
này đảm bảo cho doanh nghiệp có hiệu quả trong công tác sử dụng tiền lương làm đòn
bẩy, thể hiện lên hiệu quả trong sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Phân phối theo số lượng và chất lượng lao động:
Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp tránh tình trạng xây dựng các hình thức lương
phân phối bình quân, vì như thế sẽ tạo ra sự ỷ lại và sức ỳ của ngưòi lao động trong
doanh nghiệp.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao
động trong các điều kiện khác nhau.

4


Nguyên tắc này làm căn cứ cho doanh nghiệp xây dựng tổ chức thực hiện công tác tiền
lương công bằng hợp lý trong doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo cho công nhân yên tâm
trong sản xuất trong những điều kiện làm việc khó khăn, môi trường độc hại ...
II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG:
Ngày nay trong các doanh nghiệp, các công ty do có sự khác nhau về đặc điểm
sản xuất kinh doanh nên các hình thức trả lương thường áp dụng không giống nhau.
Thường thì có hai hình thức được áp dụng là :
-

Hình thức trả lương theo sản phẩm.

-

Hình thức trả lương theo thời gian.

III. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG :

1. Mục tiêu:
Trong doanh nghiệp việc xây dựng thang lương, bảng lương, quỹ lương, định
mức lương, lựa chọn các hình thức trả lương phù hợp đảm bảo sự phân phối công bằng
cho mọi người lao động trong quá trình làm việc, làm cho tiền lương thực sự là động
lực cho người lao động làm việc tốt hơn, không ngừng đảm bảo cải thiện đời sống vật
chất tinh thần của người lao động và gia đình họ là một việc cần thiết và cấp bách. Vì
vậy việc nâng cao công tác Quản lý tiền lương rất cần thiết trong các doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp Nhà nước.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý tiền lương
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác trả lương được khái quát theo bảng sau:

5


Bản thân công việc
Đánh giá công việc

Bản thân nhân
viên

Thị trường lao
động
-

-

Lương trên thị
trường
Chi phí sinh hoạt
Nền kinh tế luật
pháp

HÌNH THỨCTRẢ
LƯƠNG
Lương bổng và đãi
ngộ cho từng cá
nhân

-

Mức độ hoàn thành
công việc
Thâm niên
Kinh nghiệm
Tiềm năng của nhân
viên
Độ trung thành

Môi trường công ty
-

Chính sách
Bầu không khí văn hoá
Cơ cấu tổ chức
Khả năng chi trả của doanh nghiệp

1.Thị trường lao động:
Trước hết trong nền kinh tế thị trường hiện nay sức lao động được coi là một loại
hàng hoá đặc biệt.Chính vì vậy doanh nghiệp chịu sự tác động của thị trường lao động
chịu sự chi phối bởi các quy luật của thị trường .Để có được nguồn lao động có chất
lượng cao, đông đảo đòi hỏi doanh nghiệp phải chi trả một chi phí theo giá thị trường
căn cứ theo quy luật cung cầu.Do vậy khi xây dựng hệ thống các hình thức trả lương
doanh nghiệp phải căn cứ vào các hình thức trả lương mà trên thị trường đang áp dụng.

6


Chi phí sinh hoạt trên thị trường doanh nghiệp cũng cần nắm được nhằm đảm bảo khi
tổ chức các công tác trả lương hợp lý cho người lao động theo đúng yêu cầu của tiền
lương.
Ngoài ra doanh nghiệp còn chịu tác động của nền kinh tế, luật pháp của quốc gia
trong công tác tiền lương của doanh nghiệp.
2. Bản thân công việc:
Sau những căn cứ vào thị trường bên ngoài thì trong công tác trả lương, đặc biệt là xây
dựng các hình thức lương doanh nghiệp phải xuất phát từ bản thân công việc tính chất
đặc thù quy trình sản xuất ... của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp phải phân
tích, đánh giá công việc một cách đầy đủ chính xác trong công tác xây dựng các hình
thức trả lương.
3. Bản thân nhân viên:
Mức độ hoàn thành công việc, thâm niên kinh nghiệm ... là những yếu tố ảnh hưởng
không nhỏ đến công tác trả lương trong doanh nghiệp.
IV. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG
1. Quỹ lương và thành phần của qũy lương :
Quỹ lương là tổng số tiền mà doanh nghiệp hay một đơn vị kinh tế dùng số tiền
này để trả lương cho người lao động. Quỹ lương này do doanh nghiệp tự quản lý và sử
dụng.
Quỹ tiền lương bao gồm :
+ Tiền lương cơ bản theo các quy định của Nhà nước và công ty ( còn gọi là tiền
lương cấp bậc hay là tiền lương cố định)
+ Tiền lương biến đổi gồm: các khoản phụ cấp, tiền thưởng...mang tính chất lương.
Thành phần của quỹ lương dựa theo những qui định của Nhà nước và căn cứ vào
các hình thức trả lương của công ty, bao gồm:

7


- Tiền lương tháng, tiền lương ngày, theo hệ thống thang lương, bảng lương của
Nhà nước.
- Tiền lương trả theo sản phẩm.
- Tiền lương công nhật trả cho những người làm việc theo hợp đồng.
- Tiền lương trả cho cán bộ, công nhân khi sản xuất ra những sản phẩm không
đúng quy định.
- Tiền lương trả cho những người công nhân viên chức trong thời gian điều
động công tác hay đi làm nghĩa vụ quân sự của Nhà nước và xã hội.
- Tiền lương trả cho những cán bộ công nhân viên chức nghỉ phép định kỳ hoặc
nghỉ phép về việc riêng tư trong phạm vi chính sách của nhà nước.
- Các loại tiền lương có tính chất thường xuyên
- Phụ cấp dạy nghề trong sản xuất cho các tổ trưởng sản xuất.
- Phụ cấp thâm niên nghề nghiệp
- Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học có tài năng.
- Phụ cấp khu vực.
- Các khoản phụ cấp khác được ghi trong quỹ lương.
Cần có những phân biệt khác nhau sau đây về quỹ tiền lương :
+ Quỹ tiền lương theo kế hoạch
Là tổng số tiền lương dự tính theo lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thuộc
quỹ lương dùng để trả lương cho cán bộ công nhân viên theo số lượng và chất lượng
lao động khi người lao động hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều kiện bình thường.
+ Quỹ tiền lương báo cáo

8


Là tổng số tiền thực tế đã chi trong đó có những khoản được lập kế hoạch
nhưng không phải chi cho những thiếu sót trong tổ chức sản xuất hay không có trong
kế nhưng phải chi và số tiền trả cho người lao động làm việc trong điều kiện sản xuất
không bình thường nhưng khi lập kế hoạch không tính đến.
2. Quản lý quỹ lương :
Quản lý quỹ lương là việc phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương trong từng
thời kỳ nhất định của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Phải phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương trong từng doanh nghiệp nhằm :
+ Thúc đẩy sử dụng hợp lý tiết kiệm quỹ lương, phát hiện những mắt mất cân
đối giữa các chỉ tiêu sản lượng và chỉ tiêu lương để có các biện pháp khắc phục kịp
thời.
+ Góp phần củng cố chế độ hạch toán, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao
động, khuyến khích tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
- Xác định mức tiết kiệm ( hay vượt chi ) tuyệt đối và tương đối.
- Phân tích những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự thay đổi đến quỹ tiền lương
trong doanh nghiệp.
- Phân tích sự thay đổi số người làm việc trong doanh nghiệp.
- Phân tích sự thay đổi của tiền lương bình quân.
- Tiền lương bình quân của công nhân sản xuất.
3. Đánh giá sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong
trong doanh nghiệp
Cơ chế thị trường mở ra động lực rất lớn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát
triển, nó tạo ra sự năng động trong suy nghĩ, hành động trong sản xuất kinh doanh của

9


các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thuộc tính của kinh tế thị trường như: quy luật cạnh
tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị ... tác động vào nền kinh tế khiến các doanh
nghiệp gặp phải không ít những khó khăn. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi
trường kinh doanh đầy sự biến động, cạnh tranh thì doanh nghiệp không chỉ quan tâm
đến việc phát triển theo chiều rộng mà còn tập trung phát triển theo chiều sâu. Công
tác tổ chức tiền lương là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay cần
quan tâm đầu tư theo chiều sâu, bởi vì xét trên giác độ là người lao động thì tiền lương
là nguồn thu nhập chủ yếu để tái sản xuất sức lao động và một phần tích luỹ, còn trên
giác độ doanh nghiệp thì tiền lương là yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ
do doanh nghiệp sản xuất ra. Do đó người lao động thì muốn được trả lương cao còn
doanh nghiệp thì lại muốn trả lương thấp.Việc xây dựng các hình thức trả lương phù
hợp thoả mãn cả hai bên (người lao động và doanh nghiệp) trở thành vấn đề ngày càng
được quan tâm nhất trong doanh nghiệp .
Thực tế cho thấy việc tính toán xác định hình thức trả lương trong các doanh
nghiệp hiện nay còn nhiều thiếu xót .Các hệ thống định mức lao động đã lạc hậu
không còn phù hợp, việc tính toán xác định đơn giá tiền lương còn thiếu chính xác. Có
những khâu đoạn có thể xây dựng định mức để tiến hành trả lương theo sản phẩm
nhưng lại tiến hành trả lương theo thời gian. Từ những nguyên nhân trên tạo nên sự
bất hợp lý trong công tác trả lương trong các doanh nghiệp hiện nay, chỗ thì trả cao
hơn thực tế chỗ thì trả lương thấp hơn thực tế gây ra tâm lý xáo trộn cho người lao
động và không những không tăng được năng suất lao động mà còn đội giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp tạo ra sự lãng phí không hiệu quả.
Đối với Công ty TNHH MTV Thép Cái Lân – Vinashin thì công tác trả lương
trước đây chủ yếu dựa trên những hình thức phương pháp, quy chế trả lương của nhà
nước và tuân thủ đầy đủ các Quy định của nhà nước về quản lý tiền lương.
Qua những phân tích sơ bổ trên về thực trạng tác động của nền kinh tế đến công
tác trả lương của các doanh nghiệp và thực tế của công ty cầu I Thăng Long thì một

10


yêu cầu đặt ra cả về mặt chủ quan và khách quan là phải hoàn thiện Công tác quản lý
tiền lương tại Công ty TNHH MTV Thép Cái Lân – Vinashin.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH
MTV THÉP CÁI LÂN - VINASHIN

I. Tổng quan về công ty TNHH MTV Thép Cái Lân - VinashinI. Thông tin

chung về Công ty
1. Tên gọi:
- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân – Vinashin
- Tên tiếng Anh: CAILAN – VINASHIN steel company limited
- Tên giao dịch: Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân – Vinashin
- Tên rút gọn tiếng Việt: Công ty Thép Cái Lân – Vinashin
2. Hình thức pháp lý:
- Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước.
Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân – Vinashin là doanh nghiệp hạch
toán kinh tế độc lập được thành lập theo quyết định số 1015/QĐ-CNT-TCCB-LĐ ngày
21/11/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam.
Công ty có tư cách pháp nhân kể từ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
3. Địa chỉ giao dịch:
- Địa chỉ trụ sở chính: Khu Công nghiệp Tàu thủy Cái Lân, Phường Giếng Đáy,
- Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Điện thoại: 033.3515823
- MST: 5700620128

11

Fax: 033.3515824


Chi nhánh, Văn phòng thay mặt trong và ngoài nước
- Phạm vi, địa bàn hoạt động:
Trường hợp cần mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động, Công ty sẽ đăng ký với cơ
quan có thẩm quyền để thành lập chi nhánh hay văn phòng thay mặt tại các địa phương
trên lãnh thổ Việt Nam hay ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh chính:
- Mục tiêu hoạt động: Tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng
cạnh tranh của Công ty; đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển
vốn chủ sở hữu đầu tư tại Công ty.
- Ngành nghề kinh doanh chính:
+) Sản xuất, mua bán sắt, thép, thép tấm đóng tàu, thép cường độ cao, kết cấu
thép và các sản phẩm từ kim loại gồm: Khung bằng thép, cấu kiện thép xây dựng và
các sản phẩm từ thép khác
+) Sản xuất, mua bán các sản phẩm bằng kim loại và các hoạt động dịch vụ có
liên quan đến công việc chế tạo kim loại: Rèn, dập, ép, cắt tạo hình sản phẩm, cán và
kéo thép;
+) Xuất nhập khẩu máy thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ cho việc sản xuất các
sản phẩm từ thép.
II. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1. Quá trình hình thành.
Nhà máy cán nóng thép tấm đóng tàu là một hạng mục quan trọng trong nhiều
hạng mục đầu tư trọng điểm của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam – Vinashin.
Đây đồng thời là một trong những hạng mục đầu tư nhằm giảm giá thành đóng, sửa
chữa tàu trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chương trình nội địa hoá
sản phẩm từ năm 2001 đến 2015, mà trước mắt đảm đương việc cung cấp các loại thép

12


cho đóng mới một khối lượng lớn các tàu có tải trọng từ 4000 DWT đến 100.000 DWT
cho các công ty đóng tàu trực thuộc tập đoàn Vinashin và một số đơn vị đóng tàu khác
như: Công ty Đóng tàu Than thuộc Tập đoàn than khoáng sản Việt nam, Công ty đóng
tàu Đông bắc và một số nhà máy khác.
Trên thị trường đóng tàu thế giới thời gian vừa qua, Nhật bản đã từng là một quốc
gia đóng tàu xếp hạng thứ nhất trên thế giới. Từ năm 1999, các con số thống kê đã chỉ
ra Hàn Quốc đã nhanh chóng vượt lên trên Nhật bản bằng số đơn hàng mới của mình.
Theo thống kê của Lloyd, năm 2000, Nhật bản có tổng số đơn hàng là 13.470.000GT,
trong khi đó cũng trong năm 2000, Hàn Quốc đã nhận được tổng số đơn hàng là
20.790.000 GT, bỏ qua Nhật Bản gần 7.000.000 GT. Nghiên cứu bí quyết của sự tăng
trưởng này, theo những tài liệu nghiên cứu gần đây của Drewry Shipping
Consultants Company, London, England đã chỉ ra rằng, một trong những yếu tố quan
trọng mang lại sự tăng trưởng bền vững này của Hàn Quốc trong thị phần đóng tàu
chính là việc Hàn quốc đã nâng được tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của mình tới
mức độ rất cao, nhất là thép đóng tàu và máy chính. Hiện nay, các nhà máy đóng tàu
tại Hàn quốc thường xuyên sử dụng tới 80% giá trị vật tư thiết bị do trong nước sản
xuất. Cũng vì tỷ lệ nội địa hoá cao trong sản phẩm nên sự trượt giá của đồng Won so
với USD càng làm cho sản phẩm đóng tàu của Hàn Quốc tăng thêm tính cạnh tranh.
Theo số liệu thống kê, nếu các nhà máy thép hoạt động hết công suất thì tại thời
điểm nghiên cứu, sản lượng thép Việt Nam mới đạt 1,5 triệu tấn/ năm, trong đó chưa
hề có mặt của sản phẩm thép tấm.
Theo dự báo nhu cầu thép tấm dùng cho ngành công nghiệp tàu thuỷ, căn cứ vào
kế hoạch nhiệm vụ giao cho các nhà máy đóng, sửa chữa tàu của ngành và kế hoạch
phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ theo các giai đoạn đã được Chính phủ phê duyệt
thì tổng nhu cầu thép tấm để đóng mới trên các nhà máy đóng tàu thuộc tập đoàn đã lên
tới 2.115.135 tấn trong thời gian từ 2007 – 2011.

13


-

Xuất phát từ các phân tích trên, việc xây dựng một nhà máy cán nóng thép tấm phù
hợp phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thuỷ là một đòi hỏi hết sức cấp bách, trong khi
giá thép nhập thường xuyên không ổn định, chất lượng lại rất khác nhau theo từng lô
hàng được sản xuất theo các tiêu chuẩn đăng kiểm khác nhau. Từ đó, VINASHIN đã
tiến hành nghiên cứu các yếu tố để có thể trang bị một dây chuyền sản xuất thép tấm
chuyên dùng phục vụ riêng cho ngành công nghiệp tàu thuỷ.
2. Các giai đoạn phát triển chủ yếu của Công ty Thép Cái Lân - Vinashin
- Tháng 11 năm 2001 có quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư lập báo cáo nghiên cứu
khả thi dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp khu công nghiệp tàu thủy Cái Lân mà
Nhà máy cán nóng thép tấm một trong những hạng mục đầu tư chính và có vốn đầu tư
lớn nhất.
- Tháng 7/2002 Đấu thầu: Tổ chức đấu thầu các gói thầu chính và gói thầu phụ trợ. Vì
đây là dự án được thực hiện theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án có
thành lập Ban quản lý.
- Theo Quyết định số 125 QĐ/CNT-BQLCL ngày 30/12/2002: Tiểu ban Quản
lý dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy cán nóng thép tấm thuộc Ban quản lý dự án cụm
công nghiệp tàu thủy Cái Lân được thành lập. Tại thời điểm đó chức năng nhiệm vụ
của Ban QLDA chỉ là giúp cho chủ đầu tư tổ chức, xúc tiến, quản lý, thực hiện DA
đầu tư, dâu dựng Nhà máy cán nóng thép tấm tại Cụm Công nghiệp tàu thủy Cái Lân.
Vì nó thuộc ban QLDA Cụm CNTT Cái Lân nên nó hạch toán phụ thuộc và được sử
dụng con dấu của Ban QLDA Cụm CNTT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến dự
án mà mình phụ trách.
- Cùng với quyết định thành lập Công ty CNTT Cái Lân ngày 4/4/2003 thì tiểu
Ban QLDA ĐTXD Nhà máy cán nóng thép tấm được trở thành Ban CBSX Nhà máy
cán nóng thép tấm, song về bản chất pháp lý chưa có gì khác trước.
Trong thời kỳ xây dựng – Chủ đầu tư là Công ty CNTT Cái Lân – Ban CBSX nhà
máy thép được thành lập có nhiệm vụ theo dõi quá trình xây dựng và lắp đặt dây

14


truyền sản xuất, tuyển lao động, nghiên cứu và học tập, đào tạo trong nước và gửi đi
nước ngoài về vận hành thao tác nhà máy, chuẩn bị tốt cho các công tác tiếp nhận bàn
giao và vận hành nhà máy sau này.
- Đến ngày 21 tháng 11 năm 2006 Công ty TNHH một thành viên Thép Cái Lân Vinashin được thành lập, hạch toán kinh doanh độc lập.
Đây là một bước đột phá trong việc chuyển đổi hình thức pháp lý của công ty, vì
từ thời điểm đó, Công ty mới có tư cách pháp nhân để giải quyết các vấn đề và độc lập
về tài chính, độc lập hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên
Công ty vẫn là Công ty con do Công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân là công
ty mẹ được Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam ủy quyền sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ. Công ty có quyền tự quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh song phải phù hợp
với các mục tiêu phát triển của Công ty Mẹ, Tập đoàn và quy định trong pháp luật của
Nhà nước
II. Thực trạng SXKD của Công ty TNHH MTV Thép Cái Lân - Vinashin
1. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy:

15


16

p
h
ò
n
g

t

n
g
h

p
h
à
n
h
c
h
í
n
h

p
h
ò
n
g
k
i
n
h
d
o
a
n
h

p
.
g
i
á
m
đ

c
k
i
n
h
d
o
a
n
h

p
h
ò
n
g
k
h
v

t
t
t
à
ic
h
í
n
h
-k
ế
t
o
á
n

p
h
ò
n
g

g
i
á
m
đ

c

c
h

t

c
h
c
ô
n
g
t
y

t

p
đ
o
à
n
c
n
t
t
v
i

t
n
a
m
c
ô
n
g
t
y
t
n
h
h
m

t
t
h
à
n
h
v
i
ê
n
t
h
é
p
c
á
il
â
n
-v
i
n
a
s
h
i
n

k
ế
h
o

c
h
k

t
h
u

t

p
h
ò
n
g

b
a
n
k
i

m
s
o
á
t

k
c
s

p
h
ò
n
g

s

n
x
u

t

p
.
g
i
á
m
đ

c

p
h
â
n
x

n
g
s
x


2. Chức năng nhiệm vụ của Ban lãnh đạo, các phòng ban, phân xưởng và văn
phòng đại diện.
2.1 Ban Lãnh đạo:
- Ban lãnh đạo Công ty:

+ Chủ tịch công ty là người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên, là
người thay mặt cho Công ty về mặt các hoạt động kinh doanh của Công ty mặt khác
giám đốc là người có quyền cao nhất ra quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
+ Giám đốc công ty là người quản lý điều hành và chịu trách nhiệu trước Chủ
tịch Công ty về Quản lý các phòng ban trong Công ty và phân xưởng Cán Thép.
Giám đốc phân công của phần công việc từng mặt quản lý cho các phòng ban.
hay thông qua các phòng ban đưa ra mệnh lệnh xuống các phân xưởng.
Dưới giám đốc là Phó giám đốc và các phòng ban kết hợp với giám đốc để đưa
ra những quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Các phòng ban có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện các tiến
độ sản xuất, các quy trình công nghệ cũng là một trong những nhiệm vụ của các phòng
ban.
Các phòng ban. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không có quyền quyết
định đến nhau.
2.2 Phòng Tổng hợp
a. Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực sau:
- Tuyển dụng, đào tạo, tổ chức thi nâng bậc CNKT, tổ chức sắp xếp nhân lực;
- Công tác định mức lao động, tiền lương, chế độ chính sách, bảo hiểm cho người lao
động;
- Duy trì và phát huy hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000

17


- Công tác quản trị hành chính, văn phòng, đời sống, bảo vệ;
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tài chính tín dụng, kế toán của Công
ty, quản lý tài sản cố định của Công ty;
- Xây dựng định hướng Marketting, mô hình bán hàng, kế hoạch kinh doanh, cơ chế
chính sách phục vụ công tác tiêu thụ thép trong từng thời kỳ, kế hoạch quảng cáo và
xây dựng thương hiệu thép tấm Cái Lân – Vinashin, tiêu thụ sản phẩm thép tấm và thu
hồi công nợ;
- Công tác quảng cáo, xây dựng thương hiệu theo định hướng của công ty;
- Công tác quản lý chất lượng sản phẩm;
- Nhập khẩu phôi thép, phế liệu luyện phôi thép và phụ tùng từ nước ngoài
b. Nhiệm vụ
1- Công tác tổ chức lao động tiền lương và đảm bảo các chế độ chính sách đối
với người lao động:
2- Công tác quản lý hành chính, đời sống, văn phòng, bảo vệ:
3- Duy trì, phát huy hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000:
2.3. Phòng Kinh Doanh:
1- Tổ chức quản lý, hỗ trợ bán hàng:
2- Bán hàng trực tiếp:
3- Bán hàng nội bộ Tổng Công ty.
4- Thu hồi công nợ:
5- Về nghiên cứu thị trường:
6- Về quảng cáo, xây dựng thương hiệu thép Tấm Cái Lân – Vinashin:
7- Công tác Quản lý chất lượng sản phẩm:
8- Công tác đối ngoại:
9- Công tác khác:

2.4. Phòng Tài Chính Kế Toán:

18


• Hàng tháng lập kế hoạch tài chính: kế hoạch vốn, kế hoạch thu chi, kế hoạch
tiền mặt và các chi phí khác,… trình Giám đốc phê duyệt và triển khai thực
hiện theo kế hoạch đã được duyệt. Định kỳ lập báo cáo đánh giá về công tác
tài chính, kết quả thực hiện và những phương án giải quyết những tồn đọng
và những đề xuất cải tiến thông qua quá trình thực hiện.

• Xây dựng quy chế thanh toán nội bộ, áp dụng và phổ biến thực hiện trong
toàn Công ty, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và báo cáo lãnh đạo
về kết quả thực hiện.

• Thực hiện công tác về vốn: huy động vốn và thu hồi vốn, luân chuyển vốn
sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã lập nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về
vốn theo kế hoạch sản xuất và kinh doanh của Công ty.

• Phối hợp với Bộ phận Kế hoạch Vật tư để xây dựng chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm.

• Thực hiện công tác kế toán vật tư.
• Thực hiện công tác kế toán thành phẩm.
• Theo dõi và quản lý tài sản cố định của Công ty. Chủ trì trong công tác kiểm
kê tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty và chịu trách nhiệm về tính chính xác
của các số liệu báo cáo.

• Thực hiện công tác kế toán lương, bảo hiểm và các khoản chi trả khác cho
người lao động.

• Tổ chức thực hiện mạng lưới thống kê.
• Thực hiện các báo cáo định kì theo các qui định hiện hành của Công ty và
Tổng công ty.
2.5. Phòng kế hoạch kỹ thuật

19


a. Chức năng:

Tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực:
• Quản lý thiết bị.
• Kỹ thuật cơ điện gồm các lĩnh vực: Cơ khí, điện - tự động hóa, đo lường.
• Công tác đào tạo.
• Kỹ thuật công nghệ, sáng kiến tiết kiệm.
• Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc trong các lĩnh vực điều hành sản

xuất, kế hoạch sản xuất kinh doanh; quản lý kinh tế; quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản; công tác hợp đồng kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, xây dựng các
quy chế quản lý kinh tế nội bộ công ty, lĩnh vực an toàn, bảo hộ lao động và
vệ sinh công nghiệp, công tác quản lý cơ giới, quản lý vật tư, đặt hàng trong
nước, mua vật tư, quản lý kho bãi....
b. Nhiệm vụ:
Bộ Phận Thiết Bị Công Nghệ:
1- Công tác quản lý thiết bị:
2- Công tác kỹ thuật:
3- Công tác đào tạo:
4- Công tác kỹ thuật công nghệ và sáng kiến tiết kiệm:

2.6. Phòng Kế Hoạch Vật Tư:
1. Công tác kế hoạch:


Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm.



Xây dựng các kế hoạch định hướng phát triển của công ty.



Báo cáo thống kê định kỳ về tình hình SXKD của công ty.

2. Công tác hợp đồng kinh tế :


20

Giao dịch và trình Ban Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế.




Tham gia với các phòng khác soạn thảo, ký kết và thực hiện các hợp
đồng mua phôi thép, bán sản phẩm và các hợp đồng kinh tế khác.



Quản lý, theo dõi việc thực hiện, thanh lý các hợp đồng kinh tế của các
phòng theo đúng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Nhà nước và các quy
định của Tổng công ty về công tác hợp đồng kinh tế.



Lưu trữ các hợp đồng kinh tế của Công ty.

2.7. Ban quản lý dự án Nhà máy Cán nóng Thép Tấm Cái Lân - Vinashin
Ban quản lý dự án Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân có chức năng nhiệm
vụ như sau:
a. Chức năng:
Quản lý dự án đầu tư xây Nhà máy cán nóng Thép tấm Cái Lân – Vinashin tại
Cụm công nghiệp Cái Lân – Phường giếng đáy – Thành phố Hạ Long – Quảng ninh.
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về:
+ Quản lý đầu tư xây dựng Nhà máy Cán Thép
+ Quản lý các nhà thầu trên công trường thi công
b. Nhiệm vụ của Ban Quản lý:
Nhiệm vụ chung: Thay mặt chủ đầu tư (Công ty TNHH một thành viên Thép
Cái Lân – Vinashin) quản lý, thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến bàn giao
công trình đưa vào sử dụng đúng theo quy định của Luật đầu tư xây dựng cơ bản hiện
hành và những yêu cầu cụ thể của Giám đốc công ty:
2.8. Phòng KCS
a. Chức năng


Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm
trước khi được xuất xưởng

b. Nhiệm vụ

21




Tổ chức thực Kiểm tra, giám sát trên đây chuyền công nghệ, phát hiện ra
các thiếu sót, cũng như lỗi của sản phẩm ở khâu sản xuất nào, cũng như
báo cáo lên phòng Kỹ thuật để có phương hướng xử lý.

2.9. Phân xưởng cán:
a. Chức năng:


Tổ chức thực hiện sản xuất theo kế hoạch của Công ty, đảm bảo các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật.

b. Nhiệm vụ:


Vận hành thiết bị của dây chuyền cán thép theo đúng quy trình quy phạm
của nhà chế tạo.



Thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch, đảm bảo an toàn cho người
và thiết bị, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Công ty giao.



Sử dụng và quản lý lao động một cách có hiệu quả.



Được quyền mua các thiết bị, vật tư, phụ tùng phục vụ SXKD theo quy
định và theo hợp đồng giao khoán của Công ty.



Quản lý và sử dụng trục cán, phụ tùng bị kiện, nguyên nhiên liệu phục vụ
cho sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.



Theo dõi và báo cáo các số liệu hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng
năm như: vật tư, sản phẩm, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.



Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh theo quy định.



Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty đào tạo nâng cao tay
nghề của công nhân. Thực hiện chính sách đối với người lao động.

3. Đặc điểm về nhân sự
Về nguyên tắc, bố trí nhân lực được tiến hành dựa trên:
-

Việc tổ chức

-

Việc sản xuất được chia làm 3 đội và 3 ca

22


-

Phạm vi tự động hoá

Số lượng nhân lực được bố trí theo các nguyên tắc trên được thể hiện trong bảng sau
Bảng 7.1: Bố trí nhân lực của nhà máy

Nhân viên gián tiếp

Số lượng

Giám đốc

1

Phó Giám đốc

2

Trưởng phòng và phó phòng

9

Kỹ sư

10

Quản đốc và phó quản đốc

2

Trưởng ca

3

Tổ trưởng

8

Nhân viên

16

Thư ký

2

Công nhân sản xuất trực tiếp

124

Cộng

172

II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm
gần đây.
1. Một số chỉ tiêu:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2005 - 2008


m

Loại sản phẩm

Doanh thu cung cấp dịch vụ
200 Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu VNĐ
504.657.463
546.000.000

7
Doanh thu khác
Tổng cộng
Doanh thu cung cấp dịch vụ

23

166.550.198
1.217.207.661
1.119.428.039


200 Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu khác
31.354.900
Tổng cộng
1.150.782.939
Doanh thu cung cấp dịch vụ
10.632.145.864
200 Doanh thu hoạt động tài chính
3.297.782.325
9
Doanh thu khác
172.638.444
Tổng cộng
14.102.566.633
DT bán hàng & cung cấp dv
13.168.358.200
201 Doanh thu hoạt động tài chính
962.371.433
0
Doanh thu khác
39.154.211
Tổng cộng
14.169.883.844
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty qua các năm 2007-20010)
8

Thu nhập bình quân của người lao động qua các năm như sau:
Thu nhập bình quân của người lao động tăng theo từng năm:
- Năm 2007 trung bình thu nhập 2.200.000 người / tháng
- Năm 2008 trung bình thu nhập 2.500.000 người / tháng
- Năm 2009 trung bình thu nhập 3.3 00.000 người / tháng
- Năm 2009trung bình thu nhập 3.500.000 người / tháng
- Năm 2010 trung bình thu nhập 3.700.000 người / tháng
- Quý I năm 20111 trung bình thu nhập 4.000.000 người/ tháng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2007-2010 – Phòng Tổng hợp)
2. Nhận xét.
- Tuy Công ty vẫn đang trong thời kỳ thực hiện dự án, song doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ của công ty vẫn tăng qua các năm, doanh thu từ hoạt động tài

24


chính chủ yếu là lãi tiền gửi của các khoản vay vốn đầu tư trong giai đoạn đầu tư xây
dựng cơ bản và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác như chứng khoán…
- Đối với công ty việc trả lương cho người lao động như thế nào cho công bằng,
cho đúng với năng lực từng người luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy,
công ty luôn tìm tòi để áp dụng những hình thức trả lương cho người lao động theo
đúng với tinh thần đó, thu nhập của công nhân viên trong công ty được cải tiến qua các
năm đồng thời tạo thêm lòng hăng say, nhiệt tình, thái độ trách nhiệm của người loại
trong công việc, Từ đó dẫn đến NSLĐ tăng và hiệu quả sản xuất của công ty ngày càng
cao.
- Qua kết quả về khối lượng sản phẩm cũng như doanh thu trong 4 năm vừa qua
có thể thấy được Công ty có bước tăng trưởng khá qua các năm, đóng góp vào ngân
sách nhà nước hàng tỷ đồng, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho
người lao động, điều này chứng tỏ sự lớn mạnh không ngừng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, hiện nay công ty cũng đã nhận được những yêu cầu chuẩn bị hợp tác đặt
hàng ngay sau khi Công ty đi vào vận hành và khai thác. Đây là một tín hiệu đáng
mừng cho thị trường đầu ra sản phẩm của Công ty. Tín hiệu này cũng đảm bảo khối
lượng doanh thu lớn hơn nữa trong những năm tới đây.

CHƯƠNG III: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công
ty TNHH MTV Thép Cái Lân – Vinashin.
1. Định hướng phát triển của doanh nghiệp
- Định hướng của doanh nghiệp trong những năm tới. Trên cơ sở những tiềm
năng sẵn có của doanh nghiệp là một nhà máy điện 39MW sẽ hoạt động tiêu thụ hàng
năm khoảng 250 triệu MWh với hiệu quả cao đặt doanh thu của doanh nghiệp cơ bản
là việc bán điện đồng thời kết hợp mua bán điện từ EVN cho các hộ tiêu thụ.
 

phuonggnguyen

New Member
Re: [Free] Đề án: Hoàn thiện công tác Quản lý tiền lương tại Công ty TNHH Một Thành viên Thép Cái Lân - Vinashin

Ad cho em xin link tài liệu này với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top