Ardell

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Chính trị học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Khái quát chung về tư tưởng thân dân, tìm hiểu tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam trước thời Nguyễn: tư tưởng thân dân thời Lý-Trần, thời Lê. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của vua Minh Mệnh. Nghiên cứu khuynh hướng thân dân trong tư tưởng chính trị của vua Minh Mệnh: Về quyền và lợi ích của người dân; sự thương cẩm của Minh Mệnh đối với đời sống của nhân dân; sự quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp của Minh Mệnh; việc trừng trị những hiện tượng tham quan, nhũng nhiễu nhân dân. Tìm hiểu thực chất và vai trò của nội dung thân dân trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh; giá trị lịch sử của nó trong việc đánh giá lại vị trí của Triều Nguyễn, trong đó có triều đại Minh Mệnh trong tiến trình lịch sử của dân tộc
MỞ ĐẦU 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TRƯỚC
THỜI NGUYỄN
10
1.1. Khái niệm chung về tư tưởng thân dân 10
1.2. Tư tưởng thân dân thời Lý - Trần 16
1.3. Tư tưởng thân dân thời Lê 21
Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CĂN BẢN TRONG TƯ TƯỞNG
THÂN DÂN CỦA VUA MINH MỆNH
30
2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mệnh 30
2.1.1. Khái quát về cuộc đời vua Minh Mệnh 30
2.1.2. Khái quát về sự nghiệp vua Minh Mệnh 33
2.2. Tư tưởng thân dân của vua Minh Mệnh 37
2.2.1.Tư tưởng của Minh Mệnh vể quyền và lợi ích
của người dân
37
2.2.2. Sự thương cảm của Minh Mệnh đối với đời sống
của nhân dân
41
2.2.3. Sự quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp 46
của Minh Mệnh
2.2.4. Việc trừng trị những hiện tượng tham quan,
nhũng nhiễu nhân dân
52
2.3. Thực chất và vai trò của nội dung thân dân
trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh
58
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, việc
nghiên cứu những tư tưởng chính trị của các thời đại đã qua dưới mọi góc độ
sẽ đem đến cho chúng ta những bài học kinh nghiệm hữu ích để có cái nhìn
sâu sắc về hiện tại, nhận thức đúng và tìm ra cách giải quyết tốt những nhiệm
vụ kinh tế và chính trị của đất nước. Đồng thời những kết quả nghiên cứu
cũng sẽ là những đóng góp đối với sự hướng dẫn về tư tưởng để đi tới những
đánh giá thống nhất về các vấn đề lịch sử, về chỗ mạnh, chỗ yếu nói chung
trong di sản dân tộc ta, từ đó khắc phục hay phát huy trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân, Nhà nước chỉ vững mạnh khi Nhà nước đó hợp với lòng dân. Lịch sử đã
cho thấy, khi nhân dân tin vào hệ thống chính trị thì quốc gia sẽ hưng thịnh.
Do đó, đối với những người đứng đầu Nhà nước, một trong những vấn đề đặt
ra là phải quan tâm đến lợi ích của nhân dân.
Lịch sử Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến nay đã trải qua bao thăng
trầm, biến cố. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước mới giành được độc
lập bởi chiến thắng của Ngô Vương Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938.
Các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê… nối tiếp nhau xây nền độc lập. Mỗi một
triều đại với lúc hưng suy khác nhau nhưng đều có công lao to lớn trong việc
củng cố và xây dựng chế độ phong kiến Việt Nam.
Triều đại nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử
Việt Nam. Triều Nguyễn hiện đang là vấn đề được giới Khoa học xã hội và
Nhân văn, đặc biệt là giới sử học quan tâm nghiên cứu, đánh giá và còn có

những điểm chưa nhất trí. Có thể nói, triều Nguyễn đang được xem xét lại
trên mọi lĩnh vực hoạt động của nó. Người chê cũng nhiều mà người khen
cũng không ít. Ngày nay đã và đang có rất nhiều các công trình nghiên cứu về
triều Nguyễn ở những góc độ khác nhau.
Minh Mệnh là vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Dưới sự cai trị của vị
vua này, đất nước có rất nhiều thay đổi lớn lao. Nói cách khác, ông đã để lại
những dấu ấn của mình khá đậm nét trong lịch sử triều Nguyễn cũng như
trong lịch sử dân tộc.
Bước vào những năm 20 của thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam ở vào một
tình trạng lộn xộn. Muốn thoát khỏi tình trạng đó, trước hết cần có sự ổn
định về chính trị, kinh tế - xã hội để xây dựng đất nước giàu mạnh. Những tư
liệu lịch sử đã minh chứng những cải cách hành chính, khuyến khích nông
nghiệp… do Minh Mệnh thực hiện đã giúp cho bộ máy nhà nước Đại Nam
vận hành một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Một trong
những tư tưởng chính trị của Minh Mệnh là củng cố nền thống nhất quốc gia.
Muốn làm được điều này phải có những chính sách an dân, bởi vì đời sống
nhân dân có ổn định thì quốc gia mới trường tồn. Nói cách khác, tư tưởng
củng cố nền thống nhất quốc gia và tư tưởng yên dân có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Nếu như đất nước đã được thống nhất mà dân không yên thì đương
nhiên nền thống nhất đó chỉ là hình thức. Vả lại, tư tưởng yên dân xét ở mặt
tăng cường sự bền vững của một triều đại có tầm quan trọng sống còn đối với
triều đại đó. Tư tưởng yên dân của Minh Mệnh bao trùm trong suốt thời gian
trị vì của ông. Ít nhất là do hai nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất là ý thức
trách nhiệm của người đứng đầu quốc gia, thứ đến đó là để đảm bảo sự an
toàn của hoàng tộc mà ông là người đại diện.
Do đó, nghiên cứu về thời kỳ Minh Mệnh, đặc biệt là tư tưởng thân dân
của ông cũng là một cách góp phần vào việc đánh giá lại triều đại nhà Nguyễn
nói chung và thời kỳ Minh Mệnh nói riêng. Ngoài ra, nghiên cứu tư tưởng
thân dân của ông, dưới một khía cạnh nào đó vẫn có giá trị cho quá trình xây
dựng Nhà nước ta hiện nay.
Đó là những lý do để tui chọn đề tài “Khuynh hướng thân dân trong
tư tưởng chính trị của Minh Mệnh” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Như đã nói ở trên, triều đại Nguyễn đang là một đề tài thu hút được rất
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có rất nhiều những công trình
nghiên cứu triều đại nhà Nguyễn nói chung và cả những công trình nghiên
cứu thời kỳ Minh Mệnh nói riêng.
Về triều đại nhà Nguyễn có thể kể đến cuốn sách của tác giả Đỗ Đức
Hùng với đề tài “Vấn đề trị thủy đồng bằng Bắc bộ dưới thời Nguyễn”. Trong
cuốn sách này, tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể về địa sinh thái, tổ
chức và quản lý, công việc đắp đê, xây kè, quá trình thực hiện và hiệu quả của
việc trị thủy dưới triều Nguyễn. Tác giả Trần Thanh Tâm với công trình “Tìm
hiểu quan chức nhà Nguyễn” nêu lên hoàn cảnh lịch sử hình thành, phát triển
của triều Nguyễn. Sự thay đổi bộ máy quan chức nhà Nguyễn qua các thời kỳ
lịch sử, phân tích và bình luận cơ cấu quan chức nhà Nguyễn và hiệu lực của
nó. Liên quan đến đề tài này có thể kể đến luận án Tiến sĩ Lịch sử của tác giả
Lê Thị Thanh Hòa. Trong công trình của mình, tác giả đề cập đến lĩnh vực
đào tạo và sử dụng quan lại ở nước ta trước thời Nguyễn và của triều Nguyễn.
Bàn về lĩnh vực giáo dục, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh viết về đề tài nghiên
cứu hệ thống giáo dục và khoa cử dưới triều Nguyễn. Cũng có thể kể thêm về
các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực thương nghiệp của các tác giả như
Đỗ Bang trong cuốn “Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn”
bàn về điều kiện giao lưu hàng hóa, chính sách của triều Nguyễn đối với
thương nghiệp, tình hình nội thương, ngoại thương. Hay như trong luận án
Tiến sĩ Lịch sử của tác giả Trương Thị Yến cũng đề cập đến vấn đề về thực
trạng chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Tác
giả đã đưa ra đánh giá về ảnh hưởng và vai trò của chính sách này đối với
hoạt động thương nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung
trong giai đoạn này. Trong lĩnh vực pháp luật ở khía cạnh hôn nhân và gia
đình, tác giả Huỳnh Công Bá trong tác phẩm “Hôn nhân và gia đình trong
pháp luật triều Nguyễn” đã có những tìm hiểu các chế định về kết hôn, ly hôn
và tử hệ trong pháp luật triều Nguyễn…
Cụ thể hơn trong việc nghiên cứu về triều đại Minh Mệnh có thể kể đến
công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Tường. Với nhan đề “Cải
cách hành chính dưới triều Minh Mệnh”, tác giả đã phân tích, nhìn nhận, đánh
giá nội dung, tiến trình, mục tiêu của cuộc cải cách hành chính dưới triều
Minh Mệnh trong tiến trình vận động phát triển lịch sử Việt Nam. Tác giả Vũ
Thị Phụng trong luận án tiến sĩ của mình đề cập đến văn bản quản lý nhà
nước thời Nguyễn trong đó chủ yếu là giai đoạn trị vì của Minh Mệnh. Trong
lĩnh vực nông nghiệp thời kỳ này phải kể đến tác phẩm “Chính sách khuyến
nông dưới thời Minh Mạng” của tác giả Mai Khắc Ứng. Ở công trình này tác
giả đã nghiên cứu về sự nghiệp xây dựng vương triều nhà Nguyễn nhưng
trong đó đặc biệt chú trọng đến người kế nghiệp của Gia Long trong lĩnh vực
khuyến nông là vua Minh Mệnh.
Tựu trung lại, có rất nhiều nghiên cứu về triều đại nhà Nguyễn nói
chung và thời kỳ Minh Mệnh nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu về tư tưởng
thân dân, đặc biệt là tư tưởng thân dân của Minh Mệnh hầu như là chưa có.
Nếu có, họa chăng chỉ là những điểm lướt trong quá trình nghiên cứu của các
tác giả. Như vậy, nghiên cứu của chúng tui trong luận văn này có thể coi là
một trong những bước khởi đầu và làm rõ thêm tư tưởng thân dân trong tư
tưởng chính trị của Minh Mệnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ nội dung tư tưởng thân dân trong tư
tưởng chính trị của Minh Mệnh thông qua:
- Các chiếu chỉ
- Các châu phê
Từ đó đặt ra nhiệm vụ là phân tích các tư liệu trên và nêu lên các giá trị
của tư tưởng thân dân trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn của chúng tui chính là tư tưởng
thân dân của Minh Mệnh. Tư tưởng này được chúng tui nghiên cứu chủ yếu
trên hai loại tư liệu nói trên là các chiếu chỉ, các châu phê của ông.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử một mặt cho rằng quần chúng nhân dân có
vai trò quyết định trong tiến trình lịch sử, mặt khác đánh giá cao vai trò của
các cá nhân kiệt xuất đối với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Do vậy, cần
phải nắm bắt quá trình hình thành tài năng, cá tính, các đặc điểm tâm sinh lý
và đặc biệt là tham vọng của Minh Mệnh. Cá tính của một con người có ý
nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp của họ. Hiểu được điều này giúp ta lý giải
vì sao Minh Mệnh lại dám gánh vác những trọng trách lớn lao của lịch sử.
Đây là đề tài có tính lịch sử, do đó phương pháp nghiên cứu đầu tiên có
thể kể là phương pháp lôgíc - lịch sử. Để tiếp xúc với các chiếu chỉ, châu bản,
các tác phẩm văn chương, phương pháp tiếp theo là phương pháp văn bản
học. Phương pháp phân tích - tổng hợp cũng là phương pháp chúng tui sử
dụng khá nhiều trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra chúng tui còn sử dụng
các phương pháp như so sánh, đối chiếu…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn của chúng tui có thể đóng góp trên những vấn đề sau:
- Bước đầu hệ thống những tư liệu có chứa đựng tư tưởng thân dân của
Minh Mệnh.
- Trên cơ sở những tư liệu sử học và nguồn tư liệu khác, luận văn bước
đầu cố gắng làm rõ nội dung tư tưởng thân dân của Minh Mệnh và giá trị lịch
sử của nó trong việc đánh giá lại vị trí của triều Nguyễn, trong đó có triều đại
Minh Mệnh trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày làm ba phần, bao gồm phần mở đầu, phần nội
dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có hai chương:
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TRƯỚC THỜI NGUYỄN
1.1. Khái niệm chung về tư tưởng thân dân
1.2. Tư tưởng thân dân thời Lý - Trần
1.3. Tư tưởng thân dân thời Lê
Chương 2: KHUYNH HƯỚNG THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH
TRỊ CỦA VUA MINH MỆNH
2.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mệnh
2.1.1. Khái quát về cuộc đời vua Minh Mệnh
2.1.2. Khái quát về sự nghiệp vua Minh Mệnh
2.2. Tư tưởng thân dân của vua Minh Mệnh
2.2.1.Tư tưởng của Minh Mệnh về quyền và lợi ích của người dân
2.2.2. Sự thương cảm của Minh Mệnh đối với đời sống của nhân
dân
2.2.3. Sự quan tâm, chăm lo phát triển nông nghiệp của Minh
Mệnh
2.2.4. Việc trừng trị những hiện tượng tham quan, nhũng nhiễu
nhân dân
2.3. Thực chất và vai trò của nội dung thân dân trong tư tưởng
chính trị của Minh Mệnh

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phamthutb

New Member
Re: [Free] Khuynh hướng thân dân trong tư tưởng chính trị của Minh Mệnh

Link bị die mất rồi ad ơi :(
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top