Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phần I
Mở đầu
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Đất nước ta đã chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải gắn với thị trường, phải nắm bắt được thị trường để ra các quyết định những vấn đề then chốt như: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp đồng bộ giữa lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn.
Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như: khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất để đạt lợi nhuận như mong muốn.
Tổ chức tốt công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn luôn phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Thông tin chi phí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc đối với nhà quản trị doanh nghiệp, bởi vì trên cơ sở đó, nhà quản trị mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm một cách hợp lý nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với mong muốn được góp phần hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác tổ chức kế toán nói chung, tui đã chọn đề tài: " Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương".
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Trong điều kiện hiện nay, việc tập hợp chi phí vá tính giá thành sản phẩm là công việc có tính quyết định đến sự thành hay bại của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, mục đính nghiên cứu của đề tài là đi nhằm sâu nghiên cứu nhằm hệ thống hoá, khái quát làm sáng tỏ những lý luận về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua đó, hiểu rõ hơn tình hình thực tế về công tác này tại công ty thức ăn chăn nuôi Trung Ương. Từ đó góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là: nghiên cứu lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương (TW).
1.4 Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu thực thực tế và hoàn thiện về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thức ăn chăn nuôi Trung Ương, thời gian từ ngày 10/02/2003 đến ngày 10/06/2003.


Phần II
CƠ Sở Lý LUậN CHUNG Về Kế TOáN TậP HợP CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM TRONG DOANH NGHIệP SảN XUấT
2.1. Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.1.1. Chi phí sản xuất.
2.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, để tiến hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tất yếu phải có sự kết hợp của ba yếu tố, đó là: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Ba yếu tố này tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thành nên các chi phí tương ứng: chi phí về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động.
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp chính là quá trình tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá nhằm tạo ra giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm. Như vậy, ta có thể hiểu, chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp từ khâu chuẩn bị, mua sắm các yếu tố đầu vào cho đến việc thực hiện tiêu thụ sản phẩm.
Trong doanh nghiệp, chi phí bỏ ra cho khâu sản xuất được gọi là chi phí sản xuất. Nói cách khác: chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác, mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền.
2.1.1.2. Phân loại về chi phí.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là sự phân chia chi phí sản xuất kinh doanh thành các loại chi phí khác nhau, dựa vào những tiêu thức khác nhau, nhằm phục vụ tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, tạo ra các thông tin về chi phí, giúp công tác quản lý có thể nhanh chóng, kịp thời đưa ra các quyết định xử lý với từng loại chi phí thích hợp.
Tuỳ từng mục đích và yêu cầu quản lý khác nhau trong từng thời kỳ, từng doanh nghiệp mà chi phí sản xuất kinh doanh được chia dựa trên các tiêu thức khác nhau.
2.1.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh đựơc phân chia thành các khoản mục chi phí. Những chi phí sản xuất kinh doanh có cùng mục đích sử dụng(có cùng công dụng kinh tế) được xếp vào một khoản mục chi phí.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất được phân chia thành các khoản mục như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính (kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ.
Những chi phí nguyên vật liệu dùng vào mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất chung hay cho những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất thì không được tính vào khoản mục này.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định.
Không tính vào khoản mục này khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp hay nhân viên khác.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất như: phân xưởng, đội, trại bao gồm các điều khoản sau: chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí công cụ sản xuất; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền.
Việc phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế hoạch tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mực chi phí cho kỳ sau.
2.1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

Danh mục tài liệu tham khảo

1/ Kế toán doanh nghiệp sản xuất.
Nhà xuất bản tài chính- 1996
2/ Kế toán doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Nhà xuất bản thống kê- 1996
3/ Hệ thống ké toán doanh nghệp
Nhà xuất bản tài chính – 1996
4/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nhà xuất bản thống kê- 1996
5/ Kế toán kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp.
Nhà xuất bản thống kê- 1996
6/ Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh
Nhà xuất bản thống kê-1996
7/ Tạp chí kế toán các số năm 2002, 2003.
8/ Giáo trình kế toán tài chính ttrong các doanh nghiệp sản xuất
Trường đại học Kinh tế quốc dân - 1991
Mục lục
Trang
Phần I 0
Mở đầu 0
1.1. Sự cần thiết của đề tài 0
1.2 Mục đích nghiên cứu. 0
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1
1.4 Phạm vi nghiên cứu. 1
Phần II 2
CƠ Sở Lý LUậN CHUNG Về Kế TOáN TậP HợP CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM TRONG DOANH NGHIệP SảN XUấT 2
2.1. Bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2
2.1.1. Chi phí sản xuất. 2
2.1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất. 2
2.1.1.2. Phân loại về chi phí. 2
2.1.2. Giá thành sản phẩm. 5
2.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm. 5
2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 6
2.1.4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7
2.2. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 8
2.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 8
2.3.1.1. Tài khoản sử dụng 10
2.3.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 11
2.3.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 11
2.3.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 12
2.3.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 12
2.3.2.1. Tài khoản sử dụng: 12
2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp sản xuất. 13
2.4.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 13
2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương 13
2.4.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức. 14
2.5. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 14
2.5.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 14
2.5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: 15
2.6. Hệ thống sổ sách kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 19
Phần III 20
Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 20
3.1. Đặc điểm chung của công ty 20
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương. 20
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. 21
3.1.3. Đặc điểm về bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty. 21
3.1.3.1. Đặc điểm bộ máy quản lý. 21
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 22
3.1.3.2. Đặc điểm bộ máy kế toán 24
3.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, sổ và báo cáo kế toán tại công ty. 25
3.1.5. Tình hình cơ bản của công ty. 26
3.1.5.1. Tình hình lao động của công ty. 26
3.1.5.2. Tình hình về tài sản của công ty. 26
3.1.5.3. Tình hình về nguồn vốn của công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu. 28
3.2.1. Phương pháp chung. 28
3.2.2. Phương pháp chuyên môn. 28
3.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế. 28
3.2.2.2. Phương pháp chuyên môn 28
Phần IV 29
Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thức ăn chăn nuôi Trung ương 29
4.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất 29
4.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp 29
4.2.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 29
4.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí. 29
4.3. Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương. 30
4.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 30
4.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 35
Công ty thức ăn chăn nuôi Trung ương 38
4.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 39
Diễn giải 44
4.4. Công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. 47
4.4.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm. 47
4.4.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 48
4.4.3. Phương pháp tính giá thành 48
4.5 Những biện pháp phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương 52
4.5.1. Nhận xét, đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. 52
4.5.1.1. Ưu điểm. 52
4.5.1.2. Những hạn chế còn tồn tại. 54
4.5.2. Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thức ăn chăn nuôi Trung Ương. 55
Phần V 64
Kết luận 64
Tổng số lao động 1
A.TSLĐ và ĐTNH 2
B.TSCĐ và ĐTDH 2

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top