jomyolovejulyes

New Member

Download miễn phí Phương hướng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2008





Phần một : Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân

I. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế

II. Du lịch phát triển mang lại ý nghĩa tích cực về mặt văn hoá - xã hội

Phần hai : Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam hiện nay

I. Tiềm năng du lịch Việt Nam

II. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam

III. Đánh giá kết quả hoạt động của ngành

1. Những kết quả đạt được

2. Những mặt yếu kém, khó khăn và tồn tại

Phần ba : Phương hướng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2008

I. Dự báo nhu cầu thị trường du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2008

II. Phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam đến năm 2008

1. Phương hướng chung

2. Mục tiêu cụ thể

3. Nhiệm vụ

III. Các giải pháp chủ yếu

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


An..v..v..cùng hàng trăm chùa, tháp ở các tỉnh. Di tích triều Nguyễn ở Huế và thắng cảnh Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại năm 1994. Ngoài ra còn 7.300 di tích phân bố ỏ khắp 53 tỉnh, thành trong cả nước.
Các lễ hội của ta rất phong phú và đa dạng, có mặt khắp các địa phương và rải dần đến các tháng trong năm. Lễ hội ở Việt Nam là sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch. Các lễ hội điển hình như : Hội Chùa Hương, Lễ đâm trâu, múa xoè.
Sắc thái dân tộc, nền văn hóa đặc thù của 54 dân tộc Việt Nam là một kho tàng văn hoá vô giá mà nếu biết khai thác tốt sẽ mang lại những nét riêng đầy sức hấp dẫn cho nền công nghiệp du lịch.
Việt Nam có tiềm năng lâu đời về văn hoá nghệ thuật, nền kiến trúc có giá trị, có nhiều kiến trúc tôn giáo có giá trị lớn. Hơn nữa, Việt Nam còn có một nghệ thuật truyền thống dân gian phát triển như nghệ thuật sân khấu âm nhạc, múa... Đặc biệt nghệ thuật ẩm thực với các món ăn dân tộc độc đáo gắn liền với nghệt thuật nấu và chế biến cao.
Việt Nam còn có hàng trăm làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc trưng mang tính nghệ thuật cao như : chạm khắc, dệt tơ lụa, gốm sành sứ, mỹ nghệ...
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Du lịch Việt Nam
Những năm gần đây, hoà nhịp vào sự phát triển chung của cả nước, ngành du lịch đã có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch ( cả nội địa và quốc tế ) trong giai đoạn 1994 - 1998 đạt khoảng 23%/ năm. Nếu như năm 1994 nước ta mới thu hút được 1.018.000 lượt khách du lịch thì đến năm 1998 đã thu hút được 1.520.000 lượt khách. Tuy khách vào Việt Nam không phải hoàn toàn là khách du lịch thuần túy, nhưng phần lớn lượng khách trên đã đến ăn, ngủ tại các khách sạn của ngành.
Trong số khách du lịch đến Việt Nam khách vào bằng đường hàng không chiếm tỷ lệ là 58,4%, đường bộ 30,2%,đường biển 11,4%.Nguồn khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất là Trung Quốc ( 24,7% ), Mỹ ( 12,3% ), Đài Loan ( 9,1%), Nhật Bản ( 6,4% ), Pháp ( 5,6% ), Anh (2,1%)....
Những địa bàn đón được nhiều khách quốc tế là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Huế. Nhìn chung, cả nước có tới 12 tỉnh, thành phố đã đón được lượng khách quốc tế vào địa phương nhiều hơn năm 1997. Một số đơn vị khai thác được nhiều khách du lịch quốc tế như Công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh, công ty du lịch Bến Thành, công ty du lịch Hoà Bình ( thuộc Trung ương Hội phụ nữ ). Ngoài ra còn có hơn 20 công ty, doanh nghiệp khác đã đạt được lượng khách quốc tế cao hơn năm trước.
Bảng 1 : Lượng khách du lich quốc tế vào Việt Nam ( 1994 - 1998 )
Năm
Só lượng khách
Tốc độ tăng ( % )
1994
1.018.000
-
1995
1.350.000
20%
1996
1.460.000
8%
1997
1.620.000
10%
1998
1.520.000
- 6,5%
Nguồn : Báo cáo tổng kết 5 năm đổi mới phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch
Về lượng khách du lịch nội địa có tốc độ tăng trưởng rất cao. Năm 1994 mới có 3.500.000 lượt khách thì đến năm 1998 con số này đã là 9.600.000 lượt khách.
Bảng 2 : Lượng khách du lịch nội địa
Năm
Số lượng khách ( lượt người )
Tốc độ tăng %
1994
3.500.000
-
1995
5.500.000
57%
1996
7.100.000
29%
1997
8.500.000
20%
1998
9.600.000
10%
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm năm đổi mới phát triển du lịch - Tổng cục du lịch
Lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng tăng đáng kể tuy số lượng còn rất nhỏ, năm 1994 trên 20.000 lượt người ; năm 1995 là 26.000 lượt người; năm 1996 là 31.500 lượt người đến năm1997 giảm xuống còn khoảng 17.000 người.
ở đầu thập kỷ 90, nhiều nhà nghiên cứu khả năng du lịch của cộng đồng người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương là nguồnn khách chủ yếu. Nhưng trên thực tế số lượng khách Việt Kiều chỉ chiếm có 16,6% tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam.
Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu và Phát triển du lịch thì một lượt khách quốc tế chi tiêu bình quân khoảng 75 USD/ngày ( thời điểm 1994) trong đó có 65% cho lưu trú và ăn uống, 10% cho vận chuyển, đi lại 15% cho mua sắm hàng hoá và 10% cho các dịch vụ khác. Thời gian lưu lại trung bình của khách quốc tế là 6,4 ngày/ lượt khách. Nếu tính cả khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 300.000 VNĐ thì tổng doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch năm 1994 đạt 6.40 tỷ VND. Trong đó doanh thu của ngành đạt 4.000 tỷ VND. Đến năm 1998, doanh thu xã hội từ du lịch là 14.000tỷ VND. doanh thu toàn ngành là 6.400 tỷ VND. Tốc độ tăng doanh thu xã hội từ du lịch đạt khoảng 35%/ năm. Tốc độ tăng doanh thu toàn ngành đạt khoảng 25%/ năm. Do doanh thu đạt được con số cao nên ngành du lịch đã tăng được mức độ đóng góp của mình cho vốn ngân sách Nhà nước. Năm 1994 mới nộp được 600 tỷ VND thì đến năm 1997 là 840 tỷ VND, năm 1998 do khủng hoảng kinh tế nên chỉ nộp được có 580 tỷ VND. Đây là một nguồn thu quan trọng, đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế, góp phần tăng thêm thu nhập quốc dân.
Bảng 3 : Doanh thu của ngành Du lịch giai đoạn 1994 - 1998
( Bao gồm cả doanh thu xã hội và doanh thu ngành )
Năm
Doanh thu ngành
Doanh thu xã hội ngành
1994
4.000 ( tỷ - VND )
6.400 ( tỷ VND )
1995
9.000
19.500
1996
7.600
16.800
1997
7.000
16.000
1998
6.400
14.000
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm năm đổi mới phát triển du lịch - Tổng cục du lịch
Bảng 4 : Mức nộp ngân sách của ngành ( tỷ đồng )
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
Mức nộp ( tỷ VND )
600
670
747
840
580
Nguồn : Báo cáo tổng kết năm năm đổi mới phát triển du lịch - Tổng cục du lịch
III. Đánh giá kết quả hoạt động của ngành
Những kết quả đạt được
a. Cơ chế chính sách về du lịch được bổ sung, bộ máy quản lý nhà nước, hệ thống kinh doanh du lịch được hiệu toàn và sắp xếp lại.
Trong 5 năm qua, ngành du lịch đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, rà soát, sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản quản lý du lịch của địa phương, giảm bớt phiền hà, phù hợp dần yêu cầu quản lý trong nước và thông lệ quốc tế. Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam và các nghị định hướng dẫn là những tháo gỡ bước đầu quan trọng để thu hút khách hàng du lịch và các nhà đầu tư.
Bộ máy quản lý nhà nước và du lịch từ Trung Ương đến địa phương được kiện toàn và dần được củng cố, phát huy chức năng tham mưu, quản lý nhà nước, xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch.
Hệ thống kinh doanh du lịch nhiều thành phần được sắp xếp lại một bước. Đến năm 1998 cả nước có 856 doanh nghiệp du lịch, 468 công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và 114 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài... Ngoài ra còn hàng nghìn hộ tư nhân và nhiều doanh nghiệp thuộc các bộ, ngành đoàn thể xã hội kết hợp kinh doanh du lịch, khách sạn vận chuyển và vui chơi giải trí. Nhìn chung các doanh nghiêp tư nhân và hộ tư nhân đã cố gắng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra nhiều sản phẩm mới để thu hút khách hàng. Đồng ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho Luận văn Kinh tế 0
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
X Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại công ty khách sạn du lịch Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean Luận văn Kinh tế 0
H Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Trần Vũ Luận văn Kinh tế 2
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top