cacpt2000

New Member

Download miễn phí Đề tài Pháp luật Quốc tế và Luật Việt Nam quy định Hoạt động nhập khẩu, thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi





LỜI NÓI ĐẦU

LỜI CẢM ƠN

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu

1.2. Tính tất yếu của sự phát triển hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam

 

CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ PHÁP LÍ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

2.1. Những quy định của Luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng nhập khẩu

2.1.1. Các điều khoản cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế

2.1.2. Các quy định về chào hàng trong Thương mại Quốc tế

2.2. Các cách thanh toán thông dụng trong Thương mại Quốc tế

2.3. Các điều kiện giao hàng theo Incoterms

2.4. Các công cụ kinh tế chủ yếu trong quản lí hoạt động nhập khẩu

 

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM VÀ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THẮNG LỢI

3.1. Những thành tựu chủ yếu về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm vừa qua

3.2. Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế quản lí hoạt động nhập khẩu

3.3. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thiết bị Thắng Lợi

 

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ ĐỂ ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CỦA PHÍA VIỆT NAM

4.1. Điều chỉnh các công cụ quản lí kinh tế

4.1.1. Quản điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện các công cụ trong quản lí hoạt động nhập khẩu

4.1.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện các công cụ kinh tế thúc đẩy hoạt động nhập khẩu

4.2. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu

4.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển hoạt động nhập khẩu

4.2.2. Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ản mới ra đời không làm vô hiệu các phiên bản trước đó. Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận chọn bất cứ một phiên bản nào dù là mới hay cũ.
Theo Incoterms 2000 có tất thảy 13 điều kiện mua bán được quốc tế hoá bằng tiếng Anh, áp dụng chung cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các bên tham gia sử dụng.
Theo điều kiện FOB, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng qua lan can tàu mà người mua chỉ định ở cản bốc hàng quy định vào ngày hay thời hạn các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Kể từ thời điểm này, người mua chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa. Theo điều kiện này, người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí liên quan đến thủ tục đó. Nghĩa vụ của người bán giao hàng lên tàu do người mua chỉ định trong thời gian quy định chính là bản chất cảu điều kiện FOB. Nhưng nếu người mua không thông báo cho người bán về tên con tàu, về địa điểm bốc hàng và thời gian yêu cầu giao hàng thì có thể dẫn đến việc rủi ro chuyển từ người bán sang người mua trước khi hàng hóa được bốc lên tàu. Người ta gọi đây là trường hợp rủi ro chuyển sớm. Do vậy, nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ thông báo cho người bán về những chi tiết cần thiết cho việc giao hàng thi rủi ro về những mất mát và hư hỏng hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ ngày quy định hay ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng với điều kiện là hàng hóa sẽ được cá biệt hóa theo hợp đồng.
CIF là điều kiện buôn bán Quốc tế rất phổ biến theo đó giá hàng hóa bao gồm giá của bản thân hàng hóa đó cộng với chi phí bảo hiểm và cước vận chuyển hàng hóa tới cảng đến quy định. Do vậy, nghĩa vụ của người bán là phải thuê tàu để chở hàng đến cảng đích quy định, cung cấp hàng theo hợp đồng và bốc hàng lên tàu tại cảng bốc quy định trong thời hạn quy định, mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo hiểm tối thiểu và bằng đồng tiền dùng để thanh toán trong hợp đồng, cung cấp cho người mua một vận đơn đã bốc hàng hoàn hảo, lưu thông được, và một đơn bảo hiểm lưu thông được, chịu mọi rủi ro và chi phí về hàng hóa cho đến khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. Người mua phải trả tiền hàng và nhận các chứng từ phù hợp với hợp đồng, và chịu mọi rủi ro và chi phí về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu \ tại cảng bốc hàng.
Cả hai điều kiện này đều chỉ được áp dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển và đường thủy nội địa. Điều kiện giao hàng FOB quy trình người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký hậu và chuyển giao cho phía nhập khẩu.
Đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn.
2.4. Các công cụ kinh tế chủ yếu trong quản lí hoạt động nhập khẩu
2.4.1. Công cụ thuế quan
Thuế là một công cụ quan trọng để Nhà nước huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu khi qua hải quan của một nước. Như vậy, thuế quan nhập khẩu là khoản thu do Nhà nước đặt ra đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đó làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu hải quan hay đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
Chính sách thuế quan của Nhà nước thể hiện trước hết thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Còn công cụ thuế quan thể hiện trước hết và chủ yếu là qua các biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu.
Có nhiều loại thuế quan nhập khẩu khác nhau, nhưng nhìn chung chúng được phân chia thành 3 loại như sau:
Thuế phần trăm thông thường: được thể hiện là một con số phần trăm của giá tính thuế hàng nhập khẩu. Hiện nay, trên Thế giới, đây là loại thuế được sử dụng rộng rãi nhất.
Thuế phi phần trăm, gồm:
Thuế tuyệt đối: thuế xác định bằng một khoản cố định trên một đơn vị hàng nhập khẩu. Trong số các loại thuế phi phần trăm thì loại thuế này được các nước áp dụng nhiều nhất.
Thuế tuyệt đối thay thế: quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần trăm hay thuế tuyệt đối, tùy thuộc vào mức nào cao hơn.
Thuế kết hợp: kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối.
Một số loại thuế quan đặc biệt:
Hạn ngạch thuế quan: là một loại thuế với hai mức thuế suất căn cứ vào số lượng hàng hóa nhập khẩu. Loại thuế này được áp dụng theo cách: trong một khoảng thời gian xác định trước, một mức thuế suất thấp hơn được áp dụng đối với một số lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch còn tất cả số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch phải chịu mức thuế suất cao hơn.
Hạn ngạch thuế quan có 3 tác động chính là:
Kiểm soát nhập khẩu theo số lượng hàng được cấp hạn ngạch;
Cân bằng cạnh tranh và bảo hộ ở số lượng và thuế suất trong hạn ngạch;
Hạn chế cạnh tranh bằng thuế suất cao khi khối lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch.
Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp
Đây là một loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc các nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.
Thuế đối kháng được áp dụng nhằm đối phó với hành vi thương mại không lành mạnh của nước khác. Khi một nước trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa hay ngành sản xuất xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh tự nhiên của các đối tượng tham gia thị trường sẽ bị bóp méo. Hàng xuất khẩu của các nước không trợ cấp khó xâm nhập vào thị trường nước trợ cấp cho dù họ có lợi thế cạnh tranh cao hơn nếu xét trong thị trường cạnh tranh tự do. hay xảy ra tình trạng hàng nhập khẩu được trợ cấp tràn vào gây thiệt hại cho sản xuất nội địa. Để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, các nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu được trợ cấp nhằm triệt tiêu tác động tiêu cực của trợ cấp.
Trong khuôn khổ WTO, thuế đối kháng là biện pháp đối kháng mang tính đơn phương chỉ được phép áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra theo đúng các quy tắc của WTO. Kết quả điều tra nếu chứng minh được rằng hàng hóa thực sự đã được trợ cấp, ngành công nghiệp trong nước bị thiệt hại vật chất, và xác định được có mối quan hệ nhân quả gi...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top