Muircheartaigh

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam





LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : Lý luận chung về xuất khẩu và vấn đề xuất khẩu

hàng may mặc của Việt Nam

I. Khái niệm, các hình thức xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu

 1.Khái niệm

 2. Các hình thức xuất khẩu thông dung ở Việt Nam

 3.Vị trí,vai trò của hoạt động xuất khẩu

 II. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.

 1.Vai trò của XK hàng may mặc đối với Việt Nam

 2.Về thị trường may mặc Việt Nam

CHƯƠNG II : Thực trạng kinh doanh xuất khẩu từ hàng may mặc

 ở Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay

 I. Những nét khái quát về Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam

 1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty

Dệt - May Việt Nam

 2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Dệt- May

 Việt Nam.

II. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam thời kỳ 2000 đến nay

 1.Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo mặt hàng

 2.Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo thi trường

 3.Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng

 công ty Dệt - May Việt Nam

 4.Vấn đề đối tác và mức độ cạnh tranh của Tổng công ty

 Dệt - May Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay

III. Đánh giá chung những thành tựu và hạn chế của hoạt

 động xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty

 Dệt - May Việt Nam

 1.Về mặt khách quan

 2.Về mặt chủ quan

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hiệp sửa chữa và sản xuất phụ tùng, một viện thiết kế kĩ thuật dệt may, một viện mẫu và thời trang, ba trường đào tạo công nhân. Có các chi nhánh ở thành phố Hải Phòng và Đà Nẵng và hai Công ty du lịch và dịch vụ thương mại ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một số thay mặt ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng Công ty còn có Công ty tài chính TFC là tổ chức tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự đổi mới tổ chức như trên có ý nghĩa kết hợp hai ngành dệt và may trước đây vốn hoạt động riêng lẻ thành một tổ chức chung để giảm dần sự cạnh tranh phân tán, manh mún trong đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời có thể tích tụ, tập trung vốn cho sự phát triển lâu dài vừa chuyên môn hoá vừa đa dạng hoá một cách cân đối, hài hoà. Trong tương lai không xa, với sự ra đời của hiệp hội Dệt May Việt Nam đã tạo mái nhà chung cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế có thể liên kết và hỗ trợ nhau tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.
2.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam.
Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam có quyền quản lí, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực đã được giao theo qui định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ do Nhà nước giao. Mặt khác, Tổng Công ty có quyền giao lại cho các đơn vị thành viên quản lí, sử dụng các nguồn lực mà Tổng Công ty đã nhận của Nhà nước, điều chỉnh các nguồn lực đã giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Tổng Công ty. Ngoài những quyền hạn trên, Tổng Công ty còn có những nhiệm vụ sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt và hàng may theo qui hoạch và kế hoạch phát triển ngành dệt và ngành may của Nhà nước và theo yêu cầu của thị trường, bao gồm : xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu, xuất nhập khẩu phụ liệu, thiết bị phụ tùng, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.
- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước giao, gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.
Tổ chức quản lí công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật,khoa học công nghệ và công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng Công ty.Tổ chức các hoạt động dịch vụ thông tin, tư vấn đầu tư, đào tạo trong và ngoài Tổng Công ty.
- Xác định chiến lược đầu tư, thẩm định các luận chứng hợp tác, đầu tư, liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp thành viên trình Nhà nước xét duyệt, làm chủ các công trình đầu tư mới.
- Điều tra nghiên cứu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước về cung cấp vật tư, nguyên liệu chính, thực hiện hợp tác quốc tế, kinh doanh đối ngoại, thị trường xuất nhập khẩu.
II. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty Dệt- May Việt Nam thời kỳ 1999 đến nay
Mặt hàng may mặc Việt nam trong nhiều năm qua chiếm một vị trí quan trọng trong đóng góp cho xuất khẩu và nâng cao giá trị sản lượng của toàn bộ ngành công nghiệp Việt nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc tăng vọt từ năm 2000, là năm bắt đầu thực hiện Hiệp định thương mại giữa Việt nam với Hoa Kỳ (BTA). Hiệp định này đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và thị trường của sản phẩm may mặc "Made in Vietnam" trên thị trường thế giới.
Nếu như năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 1.815 triệu USD thì năm 2001 tăng lên 2.000 triệu USD, chiếm khoảng 13-14% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành may Việt Nam. Năm 2002 đã tăng lên 2.710 triệu USD . Từ năm 2000 tới nay, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc không ngừng tăng lên và đã đứng hàng thứ hai trong danh mục hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam. Cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3: Giá trị xuất khẩu hàng may Việt nam 2000-2002.
(Đơn vị: triệu USD)
2000
2001
2002
Tổng kim nghạch XK toàn quốc
14.308
15.100
16.530
Kim nghạch XK ngành may Việt nam
1.815
2.000
2.710
Tỷ lệ so với XK toàn quốc (%)
12.6
13..2
16.4
(Nguồn: Dự án qui hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt- May đến năm 2010, tr. 17.)
1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc theo mặt hàng.
Trong những năm qua, Tổng Công ty Dệt-may Việt Nam thực hiện kinh doanh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, khách hàng có xu hướng tăng lên. Tổng Công ty có khả năng tạo nguồn hàng với khối lượng lớn và đang mở ra một hướng kinh doanh mới phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Các hình thức xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu trả nợ, liên doanh với các đơn vị để xuất, giao hàng đổi thiết bị, mua bán đứt đoạn, và gia công. Các nhóm mặt hàng chủ yếu bao gồm:
- Nhóm mặt hàng mặc thường ngày: sơ mi, quần âu, áo váy...
- Nhóm mặt hàng áo jacket,bộ áo mưa
Nhóm quần thể thao(Nhật )
- Nhóm thời trang hiện đại (quần áo mode)
Nhóm trang phục đặc biệt:Mặt hàng găng tay da(găng gôn)
-Những mặt hàng găng lót mác logo của Hàn Quốc, các mặt hàng thêu trên thị trường Trung Đông
Các nhóm hàng trên với nhiều chất liệu vải và phụ liệu, với tay nghề tốt, khéo léo nên sản phẩm xuất khẩu ra đạt yêu cầu về chất lượng của khách hàng.
Bảng 4: Cơ cấu hàng xuất khẩu qua các năm
Mặt hàng
2000
2001
2002(ước thực hiện)
Tr. USD
% TKN
Tr. USD
% TKN
Tr. USD
% TKN
1. Sơ mi
25,014
13.78%
41,522
20.76%
69,722
25.73%
2.Jacket và áo khoác các loại
29,103
16.03%
47,533
23.77%
65,712
24.25%
3. Quần áo thể thao các loại
18,410
10.14%
24,512
12.26%
38,423
14.18%
4. Găng, mac logo các loại
15,425
8.50%
21,433
10.72%
35,145
12.97%
Sau mỗi đợi xuất hàng, Tổng Công ty đều tổ chức hạch toán kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ ở các công đoạn xem có đúng, đầy đủ, chính xác không để kịp thời phát hiện, bổ sung thiếu sót. Do vậy, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc liên tục hoàn thiện và phát triển. Có thể thấy rõ hơn sự biến động tăng giảm của từng sản phẩm qua các năm qua (Bảng 4).
Qua bảng trên cho thấy, tình hình xuất khẩu các mặt hàng may mặc nói chung có triển vọng tốt, chẳng hạn đối với mặt hàng áo jắc két năm 2000 giá trị đạt hơn 29.103 triệu USD, chiếm 16,03% tổng kim ngạch thì năm 2001 đã tăng lên hơn 47.533 triệu USD, chiếm 23,77% và năm 2002 là 24,25%. Bằng sự tranh thủ mọi nguồn vốn và sự hỗ trợ của các đối tác, Tổng Công ty không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị, dây truyền công nghệ, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, lắp đặt các thiết bị hiện đại. Chính vì vậy mà chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm đa dạng ( jacket, đồ thể thao...) từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt đối với mặt hàng jắc két cao cấp đã có mặt và đứng vững trên thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Bắc Mỹ.
Trên đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty. Hiện nay Tổng Công ty đang tiếp tục củng cố và tiến t

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top