Faer

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

Mở đầu 3
Chương 1: Khái quát về công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 5
1.1. Sự ra đời của công ty 5
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 8
1.2.1. Sơ đồ tổ chức 8
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành 10
1.2.2.1.Chức năng 10
1.2.2.2. Nhiệm vụ 10
1.2.3. Kết quả kinh doanh chung của công ty (tính đến tháng 12/2007) 16
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 22
2.1. Thị trường khách của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 22
2.1.1. Thị trường mục tiêu 22
2.1.1.1. Nguồn khách của công ty 23
2.1.1.2. Cơ cấu khách du lịch của công ty 26
2.1.2. Thị trường tiềm năng 29
2.2. Sản phẩm kinh doanh lữ hành của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 30
2.3. Hoạt động marketing của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 36
2.3.1. Chính sách sản phẩm 37
2.3.2. Chính sách giá cả 39
2.3.3. Chính sách phân phối 40
2.3.4. Chính sách xúc tiến 41
2.3.5. Chi phí cho hoạt động marketing 45
2.3.6. Hiệu quả hoạt động marketing du lịch của công ty 46
2.4. Nhận xét 47
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và thu hút khách du lịch đến với Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam 51
3.1. Mở rộng thị trường 51
3.2. Nâng cao chất lượng chương trình du lịch 51
3.3. Về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động cũng như tổ chức cán bộ, nhân viên 52
3.4. Tạo mối quan hệ với các nhà cung cấp cũng như với các đối tác kinh doanh. 53
Kết luận 55
Tài liệu tham khảo 56

MỞ ĐẦU
Cùng với việc gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng mạnh (2006-2007 có GDP bình quân là 8,4%/năm) theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đồng thời tăng nhanh vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X vừa qua, Chính phủ đã đề ra định hướng về phát triển kinh tế, xây dựng cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: nông nghiệp (15-16%), công nghiệp và xây dựng (43-44%), dịch vụ (40-41%). Có thể nói với chính sách khuyến khích phát triển cơ cấu ngành nghề dịch vụ là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nước ta khởi sắc. Năm 2008, chúng ta rất vui mừng đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu đến với "Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn". Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2008 ước đạt trên 1,2 triệu lượt (tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2007). Lượng khách du lịch thuần tuý là trên 772 ngàn lượt (tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2007). Doanh thu từ hoạt động du lịch ngày càng lớn, trong quý I/2008 riêng Hà Nội đã đón 330 ngàn lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 5.623 tỷ đồng và thành phố Hồ Chí Minh đón 840 ngàn lượt khách quốc tế với nguồn doanh thu 6.700 tỷ đồng. Hiện tại, Việt Nam có 10 thị trường khách hàng đứng đầu là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Úc, Pháp, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân/người cao nên không chỉ lượng khách quốc tế tới Việt Nam gia tăng mà lượng khách du lịch trong nước cũng tăng lên rất nhiều. Trước bối cảnh đó, nhiều Công ty lữ hành nội địa cũng như quốc tế được thành lập, dẫn tới sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Công ty với mục tiêu kéo thị trường khách đến với doanh nghiệp. Điều này không nằm ngoài mục đích chung là lợi nhuận. Vậy làm thế nào để Công ty có doanh thu cao mà vẫn giữ được khách hàng hiện tại đồng thời thu hút khách hàng tiềm năng về phía mình? Phải chăng kinh doanh lữ hành cũng cần có nghệ thuật?
Hoạt động kinh doanh lữ hành đóng vai trò quan trọng không chỉ với riêng cho từng doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mà còn góp phần làm thay đổi ngành du lịch của đất nước vì vậy chúng ta cần có những biện pháp phát triển cho các doanh nghiệp lữ hành theo hướng bền vững.
Trong quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần thương mại du lịch quốc tế Hải Nam em đã quyết định chọn cho mình đề tài khoá luận là: "Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam".
Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng kinh doanh lữ hành của Công ty, sản phẩm dịch vụ du lịch, thị trường khách cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty trong các năm qua,... khoá luận đã đưa ra một số đề xuất, góp ý về những hạn chế khó khăn đang tồn tại trong Công ty, phát huy hơn nữa những thế mạnh của Công ty. Hy vọng rằng dù là một Công ty còn mới thành lập nhưng trong tương lai không xa Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam sẽ được biết đến như một đơn vị lữ hành hàng đầu ở Việt Nam.
Bố cục bài khoá luận gồm 4 phần:
A. Mở đầu
B. Nội dung
Chương 1: Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và thu hút khách du lịch đến với Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam
C. Kết luận
D. Tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
DU LỊCH QUỐC TẾ HẢI NAM
1.1. SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY
Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam - Hainam Travel là một trong những Công ty hoạt động khá hiệu quả trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong hoạt động lữ hành.
Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam.
- Tên tiếng Anh: Hai Nam international Travel and Trade Joint Stock Company.
- Viết tắt: HITT.,JSC
+ Trụ sở chính: Số 108 A5, phố Giảng Võ - Giảng Võ - Ba Đình-Hà Nội
+ Điện thoại: (84-4) 2750366.
+ Fax: (84-4) 8460275
+ Email: [email protected]
+ Website:
+ Văn phòng thay mặt trên toàn quốc:
• Tour sales office: Số 42 Hàng Giấy - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 9262887.
Fax: (84-4) 9262900.
• Sapa office: Thác bạc - Sapa - Lào Cai.
Điện thoại: (84-4) 98990.
• Hồ Chí Minh office: Số 797 đường Lê Hồng Phong - Quận 10 - HCM
Điện thoại: (84-8) 8620015
Fax: (84-4) 8620637
Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam là một doanh nghiệp mới thành lập được hơn 2 năm (được các cổ đông sáng lập ngày 28/11/2005) căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 và các bản hướng dẫn thi hành. Số lượng cổ đông, cơ cấu và cách huy động vốn:
• Ông Bùi Thanh Hải góp 600.000.000 VND chiếm 6.000 cổ phần tương ứng với 60% tổng vốn điều lệ của Công ty.
• Ông Bùi Duy Hưng góp 200.000.000 VND chiếm 2.000 cổ phần tương ứng với 20% tổng vốn điều lệ của Công ty.
• Bà Phạm Thị Lê Trang góp 200.000.000 VND chiếm 2.000 cổ phần tương ứng với 20% tổng vốn điều lệ của Công ty.
Ngay sau khi ký kết bản thoả thuận góp vốn, toàn bộ số tiền mà các cổ đông sáng lập góp để mua cổ phiếu, tiền góp vốn sẽ được chuyển vào tài khoản của một ngân hàng do thay mặt cổ đông sáng lập chỉ định. Số tiền chỉ được lấy ra khi Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay theo các quyết định khác của các cổ đông sáng lập. Ông Bùi Thanh Hải được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc của Công ty. Hai ông bà Bùi Duy Hưng và Phạm Thị Lê Trang giữ chức vụ Phó giám đốc Công ty.
Những ngành nghề đăng ký kinh doanh:
- Về du lịch:
+ Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch;
+ Đại lý bán vé máy bay, dịch vụ tư vấn làm Visa - hộ chiếu.
+ Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn (không bao gồm kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke);
+ Vận tải hàng hoá, vận chuyển khách, dịch vụ cho thuê xe ô tô;
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện.
+ Đào tạo ngoại ngữ, lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp.
- Về thương mại:
+ Dịch vụ quảng cáo thương mại;
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi;
+ Trang trí nội, ngoại thất công trình;
+ Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, đồ trang trí nội ngoại thất;
+ Tư vấn giáo dục, tư vấn du học;
+ Tư vấn cung ứng lao động cho các tổ chức cá nhân trong nước (không thuộc doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động);
+ Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá;
+ Đầu tư kinh doanh, môi giới bất động sản, địa ốc.
Có thể nói đây là một trong những doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch trong nước, quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, được khách hàng và đối tác đánh giá cao về tính chất chuyên nghiệp, năng lực tổ chức, chất lượng các dịch vụ và các tour du lịch mới lạ hấp dẫn. Công ty chọn hình thức Cổ phần hoá không ngoài mục đích nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong toàn bộ Công ty. Đặc biệt các chương trình du lịch lữ hành quốc tế sẽ được nâng cao hơn về số lượng cũng như chất lượng
- Nên có những kế hoạch nghiên cứu và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng các biện pháp xúc tiến, quảng cáo, khuyến mại... đem tới cho khách hàng, đặc vào thời điểm trái vụ. Quá trình nghiên cứu tìm hiểu mục đích và nhu cầu của thị trường khách tiềm năng Công ty nên xây dựng thêm các tour, tuyến, điểm du lịch mới để tránh sự nhàm chán, tạo yếu tố hấp dẫn khách.
- Mặc dù đã có một số chính sách quảng bá thương hiệu nhưng hiện tại nguồn kinh phí chi cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông còn ít cũng như khâu lập ý tưởng và thiết kế nội dung, hình thức còn gặp khó khăn. Nên tăng cường quảng cáo trên các tạp chí dành cho khách nước ngoài đi đến Việt Nam như: Heritage (đối tượng khách du lịch thuần tuý), VIR - Vietnam Investment Review (nhằm vào khách kinh doanh đầu tư chứng khoán có khả năng chi trả cao), Vietnam Economic Times (khách là những doanh nhân thành đạt)... Website của Công ty còn khá đơn điệu về nội dung và đơn giản về hình thức. Hình ảnh chưa thực sự nổi bật so với các trang web khác, nên có những hình ảnh động và những từ khoá để khi khách kích chuột vào sẽ dẫn đến một đường link mới cần xem, nội dung cần cập nhật thường xuyên để tạo yếu tố lôi cuốn khách xem thì mới nảy sinh nhu cầu di du lịch.
3.3. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CŨNG NHƯ TỔ CHỨC CÁN BỘ, NHÂN VIÊN
- Công ty nên phân biệt các phòng ban một cách độc lập nhừm tạo sự nhất quán, thống nhất, dễ dàng trong quản lý. Cần có sự phân hoá rõ ràng trong các hoạt động: marketing phòng vé phải khác marketing cho phòng du lịch, nhân viên kế toán không nên kiêm luôn nhân viên lễ tân hay gom khách cho Công ty...
- Công ty nên có chế độ lương bổng phù hợp cho nhân viên theo tinh thần "làm theo năng lực, hưởng theo lao động" nhằm thôi thúc nhân viên phát huy tối đa năng lực và khả năng sáng tạo hoàn thành tốt công việc. Nên có biện pháp khen thưởng cho những nhân viên có thành tích tốt, được khách hàng yêu mến, đặc biệt nên áp dụng cho các hướng dẫn viên vì họ sẽ là những người trực tiếp phục vụ khách và đem lại sự hài lòng của khách cũng như uy tín cho doanh nghiệp.
- Công ty nên cho nhân viên tham gia các khoá học không chỉ do Công ty tổ chức mà còn nên tham gia các khoá đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ do Tổng cục du lịch tổ chức nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng phục vụ trong hàng ngũ nhân viên của Công ty. Như vậy mới tạo uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường kinh doanh lữ hành như hiện nay.
3.4. TẠO MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP CŨNG NHƯ VỚI CÁC ĐỐI TÁC KINH DOANH.
Hiện tại, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác và bạn hàng cũ của mình: các Công ty kinh doanh vận chuyển khách, các khách sạn, các khu vui chơi giải trí,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh lữ hành cũng như kinh doanh vận chuyển khách. Công ty còn thiết lập mối quan hệ với các hãng hàng không, các xí nghiệp vận chuyển đường sắt Hà Nội cũng như ở các tỉnh thành trong cả nước. Tuy thế Công ty cũng cần có thêm một số giải pháp thúc đẩy tạo nhiều mối quan hệ mới lâu dài:
- Công ty có thể chào bán các chương trình du lịch của mình sang nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Châu Âu. Để các chương trình du lịch đưa khách ra nước ngoài đảm bảo chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt thì việc tạo mối quan hệ tốt với các Công ty, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, điểm du lịch sẽ thuận lợi hơn, tạo vị trí tốt trong tâm trí khách hàng cũng là nhằm mục tiêu đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
- Hoạt động du lịch trong nước hầu như các chương trình du lịch chủ yếu của Công ty là các tuyến, điểm nằm ở khu vực phía Bắc và phía Nam của đất nước đã tạo sự khác biệt so với nhiều doanh nghiệp lữ hành khác trên địa bàn Hà Nội, Công ty đã có cả Văn phòng thay mặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên lại không tập trung vào khai thác tiềm năng du lịch to lớn ở miền Trung. Công ty cũng có 1 số chương trình du lịch miền Trung nhưng chủ yếu là đến các điểm du lịch truyền thống đã quá nổi tiếng, là những di sản thế giới: Phong Nha Kẻ Bàng, Kinh đô Huế,... mà không khai thác tour DMZ. Vì vậy Công ty nên tìm kiếm thêm các đối tác ở khu vực này cũng như mở Văn phòng thay mặt của Công ty ở miền Trung để tạo sự thuận lợi trong quản lý điều hành tour thông suốt từ Bắc chí Nam.
Cùng với xu thế hội nhập toàn diện, đất nước đang đi trên con đường đổi mới với nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội mới mở ra nhưng cũng đầy chông gai thử thách đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khi mà các ngành nghề Dịch vụ đang ngày càng chíêm ưu thế trong cơ cấu nền kinh tế của đất nước. Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam đã không ngừng phấn đấu, cố gắng mọi mặt để không chỉ đáp ứng mà còn nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng sẽ làm nên một thương hiệu Hải Nam Travel có uy tín trên thị trường kinh doanh lữ hành.

KẾT LUẬN
Cùng với những thuận lợi do môi trường khách quan đem lại là ngành Du lịch Việt Nam đang ngày càng khởi sắc và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước thì các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam nói riêng cũng gặp phải những khó khăn khi phải cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ với các đối thủ là các doanh nghiệp lữ hành trong nước mà còn có các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tại Việt Nam. Trước tình hình đó, việc tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng kinh doanh yếu kém của Công ty đồng thời phát huy hết những thế mạnh của doanh nghiệp là rất cần thiết.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, được Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty giúp đỡ đề tài khoá luận "Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam" đã được hoàn thành. Bên cạnh việc tìm hiểu tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua cũng như những mặt chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty thì tác giả cũng hy vọng rằng đưa những ý kiến đóng góp của mình trong phạm vi khoá luận này tới Công ty với mong muốn trong những năm tới Công ty sẽ ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa trong kinh doanh, có thị trường khách sâu rộng và mở ra nhiều chi nhánh mới trên toàn quốc./.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu hoạt động tái định vị thương hiệu Tập đoàn Trung Nguyên Legend Luận văn Kinh tế 0
P Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo bằng Panô, ápphích trên địa bàn Hà Nộ Luận văn Kinh tế 0
A Tìm hiểu hoạt động biên tập - Xuất bản sách phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Kiến trúc, xây dựng 0
D Tìm hiểu hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước hiện nay và những cơ sở pháp lý để thực hiệ Luận văn Kinh tế 1
T Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Trạm và những định hướng trong tương lai Luận văn Kinh tế 0
R Tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa Luận văn Kinh tế 0
M Tìm hiểu hoạt động của công ty thương mại - Dịch vụ Tràng thi Luận văn Kinh tế 0
B Tìm hiểu hoạt động môi giới bất động sản tại công ty TNHH Tài Tâm Luận văn Kinh tế 3
T Tìm hiểu hoạt động môi giới bất động sản tại công ty bất động sản Tân Long Luận văn Kinh tế 2
M Tìm hiểu hoạt động của trạm biến áp núi một tỉnh Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top