Justain

New Member

Download miễn phí Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần Dương Hồ





Lời nói đầu 1

Phần I: Khái quát chung về Công ty cổ phần Dương Hồ 2

I. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty cổ phần Dương Hồ 2

1. Quá trình hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Dương Hồ 2

2. Tổ chức bộ máy quản lý hành chính của Công ty cổ phần Dương Hồ 3

II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Dương Hồ 4

III. Phương pháp hạch toán kế toán được áp dụng tại Công ty cổ phần Dương Hồ 5

IV. Kế hoạch 3 năm của Công ty cổ phần Dương Hồ 7

Phần II: Nhật ký thực tập 8

I. Nhật kỳ thực tập 8

II. Các phòng ban đã đến 8

III. Các tài liệu đã tham khảo 8

Phần III: Thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Dương Hồ 9

I. Khái quát chung về tình hình TSCĐ tại c Công ty cổ phần Dương Hồ 9

1. Tài sản cố định và yêu cầu về tài sản cố định 9

2. Phân loại và đánh giá TSCĐ 9

3. Thủ tục tăng giảm TSCĐ, chứng từ kế toán và kế toán chi tiết TSCĐ 11

4. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ 12

5. Kế toán khấu hao TSCĐ 15

II. Thực trạng về công tác kế toán TSCĐ tại công ty cổ phần Dương Hồ 18

III. Phương hướng giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Dương Hồ 27

Kết luận 29

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


GTGT TK 133, 333
+...........
Cuối tháng sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Nhật ký sổ cái và các sổ kế toán chi tiết, lập bảng báo cáo tài chính gồm các bảng sau:
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Bảng cân đối kế toán
+ Xác định kết quả kinh doanh
+ Kê khai thuế GTGT
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ gốc
Tổng hợp chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Nhật ký – Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Kế hoạch 3 năm của Công ty cổ phần Dương Hồ:
Những bước đi vững chắc của Công ty thực hiện qua năng lực tài chính của Công ty:
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
TSCĐ
30.890.306
32.990.408
34.840.604
Tổng nguồn vốn
601.100.101
612.121.384
677.110.171
Doanh thu
540.101.100
545.181.135
580.201.130
Lợi nhuận trước thuế
100.238.326
101.324.482
102.248.426
Công ty đã sử dụng linh hoạt và có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, đồng thời thanh toán các khoản nợ vay kịp thời, điều này khẳng định chính sách quản lý vốn ở đơn vị là hợp lý. Chứng tỏ Công ty khá chủ động về tài chính, đảm bảo chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Phần II
Nhật ký thực tập
Nhật ký thực tập:
Tuần 1 từ ngày 3/5 đến 6/5: Đến Công ty cổ phần Dương Hồ trình giấy giới thiệu, làm quen với các anh, chị trong Công ty.
Các tuần tiếp theo từ 8/5 đến 15/6: Thực tập các nghiệp vụ kế toán tại phòng kế toán của Công ty: vào sổ kế toán, hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ.
Tuần từ 16/6 đến 28/6: xin số liệu và hoàn thành báo cáo thực tập.
Từ 29/6 đến 30/6: xin nhận xét của Công ty thực tập.
Từ 1/7 đến 4/7: Nộp báo cáo và xin nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
Ngày 5/7: Nộp báo cáo thực tập cho khoa Kế toán.
II. Các phòng ban đã đến:
1. Phòng Giám đốc.
2. Phòng hành chính.
3. Phòng tài vụ
4. Phòng kinh doanh.
Các tài liệu đã tham khảo:
1. Luật kế toán
2. Kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ.
3. Hệ thống tài khoản kế toán, các quy định của Bộ Tài chính.
4. Tài chính doanh nghiệp.
5. Bảng TSCĐ.
6. Bảng cân đối tài khoản kế toán quí I năm 2006.
7. Các tài liệu có liên quan khác: Bảng tổng hợp chứng từ gốc, Bảng kế hoạch sản xuất 3 năm.....
Phần III
Thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Dương Hồ
I_ Khái quát chung về tình hình TSCĐ tại Công ty cổ phần Dương Hồ:
Tài sản cố định và yêu cầu về tài sản cố định: 1.1 Tài sản cố định:
TSCĐ là những tài sản do Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với những tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
4 tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
+ Nguyên giá tài sản phải xác định 1 cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (những tài sản được coi là tài sản cố định phải có giá trị từ 10.000.000đ trở lên).
Đặc điểm chung về tài sản cố định:
Tài sản cố định có thời gian sử dụng hữu ích dài, đối với tài sản cố định hữu hình thì không thay đổi hình thái vật chất bna đầu trong quá trình sử dụng.
Yêu cầu của tài sản cố định:
Do đặc điểm của tài sản cố định nên doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản cố định về giá trị và hiện vật.
Quản lý về hiện vật: phải theo dõi tình hình về số lượng, tình hình quản lý, hiện trạng kỹ thuật của TSCĐ, tiến hành kiểm tra giám sát công tác quản lý, công tác bảo quản, sử dụng TSCĐ ở từng bộ phận trong Doanh nghiệp.
Quản lý về giá trị: phải quản lý TSCĐ theo các chỉ tiêu, giá trị thanh lý ước tính.
Phân loại và đánh gía TSCĐ:
2.1 Phân loại TSCĐ:
Trong mỗi Doanh nghiệp thường sử dụng nhiều loại TSCĐ khác nhau, mỗi loại có tính chất kỹ thuật, đặc điểm công dụng và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó để phục vụ yêu cầu quản lý hạch toán thì cần thiết phải tiến hành hạch toán chính xác TSCĐ, tăng cường việc quản lý TSCĐ hiện có đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch trang bị đầu tư đổi mới TSCĐ và điều kiện để tính toán phân bổ chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh nhằm thu hồi vốn TSCĐ đã sử dụng. Việc phân bổ TSCĐ có nhiều cách khác nhau nhưng trong hạch toán và quản lý thường sử dụng 3 tiêu thức phân loại sau:
2.1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái vật chất: có 2 loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
- TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động ản xuất kinh doanh.
- TSCĐ vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xúât kinh doanh, cung cấp dịch vụ hay cho các đối tượng thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
2.1.2 Phân loại TSCĐ thực tính chất và mục đích sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
- TSCĐ hữu hình được chia thành các loại sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng....phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Máy móc thiết bị: là toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như: máy móc thiết bị chuyên dùng, dây chuyền công nghệ.....
+ Phương tiện thiết bị truyền dẫn: gồm các loại phương tiện vận tải như đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và các thiết bị truyền dẫn như: hệ thống điện, nước....
+ Thiết bị công cụ quản lý: là những thiết bị công cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: thiết bị điện tử, máy tính, máy Fax.....
+ TSCĐ phúc lợi: gồm tất cả TSCĐ sử dụng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như: nhà ăn, nhà nghỉ.
+ TSCĐ khác: gồm những tài sản cố định chưa phản ánh vào các loại tài sản cố định như trên: tranh, ảnh, tác phẩm nghệ thuật, TSCĐ nhượng bán thanh lý....
TSCĐ vô hình được chia thành các loại sau:
+ Quyền sử dụng đất: là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới việc giành quyền sử dụng đất như chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có).
+ Quyền phát hành: là toàn bộ các chi phí thực tế đã bỏ ra để mua lại bản quyền tác giả, bằng sáng chế của các nhà phát minh hay những chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu được Nhà nước cấp bằng sáng chế.....
2.1.3 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: 2 loại
- TSCĐ tự có: là TSCĐ được xây dựng, mua sắm hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn đi vay dài hạn, các quỹ của doanh nghiệp, nguồn vốn bên ngoài liên doanh, hay được biếu tặng
- TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê của đơn vị khác để sử dụng trong 1 thời gian nhất định. Doanh nghiệp phải trả tiền thuê cho bên cho thuê theo hợp đồng đã ký.Căn cứ theo các điều kiện thuê mà TSCĐ trong hợp đồng kinh tế đã kí kết. TSCĐ thuê ngoài gồm: TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
+ TSCĐ thuê tài chính: là những tài sản mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn li

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí n Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT AG qua ba năm 2001-2003 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top