bvhoang42

New Member

Download miễn phí Đề tài Kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam





MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

Chương I. Cơ sở lý lụân và thực tiễn về kế hoạch vốn FDI. 2

I. Tổng qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2

1.Các khái niệm. 2

2. Các bộ phận vốn đầu tư nước ngoài. 2

II. Các lợi ích của vốn FDI. 3

1. FDI bổ sung nguồn vốn trong nước. 3

2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất và công nghệ. 3

3. FDI với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. 4

4. FDI với việc làm và nguồn nhân lực. 4

5. FDI với hiệu quả kinh tế - xã hội tổng quát 4

III. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam. 5

1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. 5

2. Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào việc hoàn thiện chính sánh thu hút FDI của Việt Nam. 6

Chương II thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005 8

I . Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 8

1. Đặc điểm tình hình chung của giai đoạn 2001-2005 8

1.1. Thuận lợi 8

1.2. Khó khăn 9

2. Kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005. 9

2.1. Các chỉ tiêu thu hút 9

2.2. Kết quả thực hiện thu hút vốn FDI 9

2.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI. 13

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thóáng, hấp dẫn.
- Nhiều văn bản pháp luật quan trọng được ban hành trong thời gian gần đây như Luật đầu tư, luật doanh nghiệp áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, luật đấu thầu; đồng thời Quốc hội sê xem xét thông qua một số đạo luật mới.
- Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã tăng lên đắng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động kinh doanh.
- Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tiếp tục được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đặc biệt đầu năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/2005/CT- TTg ngày 8/4/2005 về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong việc thu hút FDI tại Việt Nam.
- Trong năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo cán Bộ ngành, địa phương tăng cường cải thiện môi trường đầu tư trên cả phương diện quản lý, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao cơ sở hạ tầng, chống tham nhũng và đào tạo cán bộ.
* Về quốc tế
- Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động, Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút các nguồn lực quốc tế cho đầu tư phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Đến nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 49 nước, Hiệp định tránh đánh thuế trung với 40 nước. Đặc biệt về cơ bản đã kết thúc việc đàm phán gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội lớn về mở rộng thị trường xuất khẩu và khả năng thu hút FDI của Việt Nam.
- Vốn FDI đã chuyển mạnh sang các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, và các nền kinh tế mới nổi để giảm chi phí đầu tư và tiếp cận đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang tăng giá đột biến trên thị trường thế giới để khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh tại các nền kinh tế đó.
1.2. Khó khăn
* Về trong nước
- Là giai đoạn đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010. Mục tiêu phát triển đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn này khó thực hiện hơn giai đoạn trước vì những yếu tố phát triển nền kinh tế theo chiều sâu.
- Là giai đoạn Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Mức độ cạnh tranh ở thị trường trong nước ngày càng gay gắt, gây bất lợi cho các doanh nghiệp FDI.
- Thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng không nhò đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
- Một số Nghị định của Chính phủ ban hành và có hiệu lực ban hành trong thời gian gần đây đã bắt đầu gây ra một số khó khăn cho hoạt động FDI .
* Về quốc tế
- Sức ép cạnh tranh quốc tế gia tăng cùng với tiến trình hội nhập là thách thức to lớn đối với nền kinh tế còn yếu về tiềm lực kinh tế và sức cạnh tranh như Việt Nam.
- Biến động bất thường của thị trường thế giới về giá cả một số nguyên liệu nhập khẩu đã ảnh hưởng khá lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
Những đặc điểm trên cũng ảnh hưởng đồng thời lên hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI ở Việt Nam.
2. Kết quả thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005.
2.1. Các chỉ tiêu thu hút
Nghị định số 09/2001/NĐ – CP ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI giai đoạn 2001-2005 đã xác định mục tiêu thu hút mới cho giai đoạn này là 12 tỷ USD (trung bình mỗi năm thu hút 2.4 tỷ USD). Trong đó, Bộ kế hoạch đầu tư xác định vốn FDI thu hút mới trong năm 2005 là 4.5 tỷ USD.
2.2. Kết quả thực hiện thu hút vốn FDI
* Về quy mô và tốc độ thu hút
- Đây là thời kỳ phục hồi chậm chạp của hoạt động FDI tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã thu hút được 20.8 tỷ USD vốn FDI, trong đó năm 2001 đã thu hút được 30 tỷ đồng chiếm 17.6% tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2002 đã thu hút được 34.5 tỷ chiếm 17.3% tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2003 đã thu hút được 37.8 tỷ đồng chiếm 16.3% tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2004 đã thu hút được 44.2 tỷ đồng chiếm 16.1% tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2005 đã thu hút được 53 tỷ đồng chiếm 16.3% tổng vốn đầu tư xã hội.
Bảng1. kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001-2005
Giá hiện hành
chỉ tiêu
đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
tổng vdtxh
nghin đồng
170.5
199.1
231.6
275
326
vốn FDI
nghin đồng
30
34.5
37.8
44.2
53
%tỏng vdt xh
%
17.6
17.3
16.3
16.1
16.3
nguồn: kế hoạch phát triển kt –xh 5 năm 2006-2010
Vốn đăng ký (vdk) năm 2001 bằng 123% so với năm 2000. Hai năm tiếp theo vốn tiếp tục giảm: năm 2002 vdk chỉ bằng 88% so với năm 2001, năm 2003 chỉ bằng 96.6% so với năm 2002. Chỉ sang năm 2004 FDI mới thực sự bắt đầu phục hồi đạt hơn 4.2 tỷ USD nhưng vẫn chưa đạt được con số của năm 1998, và đến cuối năm 2005, FDI tăng gần 40% đạt 5.9 tỷ USD nhưng vẫn chỉ xấp xỉ con số của năm 1997 (đây là năm FDI chịu tác động rõ rệt của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực). Giai đoạn 2001-2005, cả nước đã thu hút được khoảng gần19.3 tỷ USD vốn FDI mới, giảm 24% so với 25.37 tỷ USD giai đoạn 1996-2000. Trong đó, vốn cấp mới chỉ bằng có 60% giai đoạn 1996-2000, tăng vốn gấp 1.7 lần và vốn giải thể chỉ bằng 75%so với giai đoạn trước. Vốn còn hiệu lực tính cho đến cuối năm 2005 là khoảng 50 tỷ USD. Nếu tính chung cho cả vốn cấp mới và tăng vốn thì thời kỳ 2001-2005 chỉ hơn thời kỳ 1996-2000 gần 3%. Sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI năm 2005 tằng 21%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước là 16.5%. Thành quả này có được chủ yếu là do thị trường xuất khẩu của một số sản phẩm công nghiệp được mở rộng, giá dầu thô tăng cao và có thêm nhiều doanh nghiệp FDI mới đi vào hoạt động. Trong giai đoạn này khu vực có vốn FDI xuất siêu khoảng 5.8 tỷ USD(riêng năm 2005 Xuất siêu khoảng 2.8 tỷ USD). Tỷ trọng đóng của FDI vào GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 14.36% , trong khi giai đoạn 1996-2000 bình quân chỉ đạt 10.2%. Nộp ngân sách giai đoạn 2001-2005 gấp 2.38 lần giai đoạn 1996-2000.
Riêng năm 2005, trên địa bàn cả nước có 922 dự án FDI mới được cấp giấy phếp đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 24% số dự án và 61.2% vốn đầu tư so với năm 2004. Đó là sự tăng trưởng đột biến trong việc thu hút FDI của Việt Nam kể từ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực xảy ra.
* Cơ cấu đâu tư.
- Theo lĩnh vực:
Phần lớn các dự án FDI mới tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm tới gần 67% số dự án và 60.8% vốn đăng ký. Tiếp đến lĩnh vực dịch vụ, chiếm tới hơn 19.7% số dự án và hơn 31.7% vốn đăng ký cấp mới. Trong thời kỳ 1991-1995, lĩnh vực dịch vụ tỏ ra hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài nên đã chiếm tới hơn 43% tổng số vốn dăng ký, với nhiều dự án quy mô lớn xậy dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, nhà ở. Giai đoạn sau giảm xuống còn 22.4% do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực.Tiếp đến là nông lâm ngư nghiêp hơn 13% số dự án và gần 7.5% vốn đăng ký cấp...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D lập kế hoạch doanh thu và chi phí năm 2007 Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế kỹ thuật máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở khánh hoà Khoa học kỹ thuật 0
D Xây dựng kế hoạch bán hàng Bánh Trung Thu Kinh Đô tại khu vực quận Cầu Giấy – Hà Nội trong năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
C Báo cáo thu hoạch lớp kế toán trưởng với tình hình thực tế kế toán tại Công ty vận tải Thủy Bắc Luận văn Kinh tế 2
M Tình hình thu hút và sử dụng vốn viện trợ chính thức (ODA) giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2 Luận văn Kinh tế 0
K Kế hoạch thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Asean vào Việt Nam giai đoạn 200 Luận văn Kinh tế 0
F Thực trạng và giải pháp thực hiện kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính th Luận văn Kinh tế 0
H Xây dựng kế hoạch marketing cho dịch vụ Tư vấn và thu hồi bảo hiểm của Công ty Cổ phần Sao Khuê Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Thu hoạch diễn án dân sự hồ sơ 17 kiện chia thừa kế hoàng thị tác, hoàng đình cương Luận văn Luật 0
D NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MỘT SỐ BỘ PHẬN LÀM VIỆC CỦA MÁY THU HOẠCH CÀ RỐT LIÊN HỢP VỚI MÁY KÉO MTZ-50 Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top