Download miễn phí Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ





A. Lời nói đầu 1

B. Nội dung chính 2

I. Lý luận chung về công nghệ và chuyển giao công nghệ 2

1. Khái niệm công nghệ và chuyển giao công nghệ 2

1.1Khái niệm về công nghệ 2

1.2 nguồn gốc của công nghệ 5

1.3 Khái niệm chuyển giao công nghệ 6

1.4 Nội dung của chuyển giao công nghệ 6

2. Các luồng và các hình thức chuyển giao công nghệ 8

2.1 Các luồng chuyển giao công nghệ 8

2.2 Các hình thức chuyển giao công nghệ 8

2.3 thị trường chuyển giao công nghệ quốc tế 9

3. Tác động của chuyển giao công nghệ vào nền kinh tế 9

3.1. Tác động đối với công tình trạng nhận công nghệ 10

3.2. Tác động đối với quốc gia nhận công nghệ 10

3.3. Tác động đối với Bên cung cấp 11

4. Tính tất yếu của chuyển giao công nghệ 12

II. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ 13

1. Nhà nước ban hành các quy định pháp lý và thực hiện bảo hộ đối với các công nghệ 13

2. Nhà nước đưa ra các biện pháp bảo vệc1 chủ thể của hoạt động chuyển giao công nghệ 13

3. Nhà nước thực hiện vai trò định hướng 15

III. Thực trạng công nghệ và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam 16

1. Tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trước những năm đổi mới đến năm 1995 16

2. Tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài từ năm 1995 đến nay 19

2.1 Về trình độ công nghệ của sản xuất 21

2.2 Về trang thiết bị 21

2.3 Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm 23

2.4 Về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh 24

2.5 Những mặt còn tồn tại 25

IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài 27

1.Hoàn thiện và đảm bảo hiệu lực của các chính sách đầu tư nước ngoài 27

2. Xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ lao động 28

3. Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc chuyển giao công nghệ 30

Kết luận 32

Tài liệu tham khảo





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chóng có được một loại sản phẩm mới mà không phải gánh chụi rủi ro do nghiên cứu và phát triển, có được kỹ năng công nghệ mới và đội ngũ lao động của công ty được đào tạo thêm những lĩnh vực mới, được đối thoại thường xuyên với người có kinh nghiệm trong việc chuyển giao công nghệ, có điều kiện để thiết lập các quan hệ với các công ty nước ngoài...Thông qua đó mà đạt được những tiến bộ về thương mại và kỹ
thuật, tiếp cận với các sáng kiến, cải tiến mới trên thế giới.
Tác động tiêu cực:
Sự tiến bộ về kỹ thuật thường đi đôi với sự lệ thuộc,không làm chủ được công nghệ tiếp nhận, có thể bị thất bại về kỹ thuật, thương mại do có sự kém cỏi của bên cung cấp công nghệ như không có kinh nghiệm cần thiết trong chuyển giao công nghệ đó, thiết bị chuyển giao đến chậm, đánh giá sai về thị trường, đánh giá sai về giá trị của công nghệ gây thiệt hại không đáng có cho doanh nghiệp, tiếp nhận công nghệ không phù hợp, Bên chuyển giao không thực hiên theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp có những sơ hở bị bên nước ngoài lợi dụng...
3.2. Đối với quốc gia nhận công nghệ
Tác động tích cực:
Các quốc gia nhận công nghệ sẽ có cơ hội để nâng cao năng suất lao động, giải quyết thêm việc làm, từ đó góp phần tăng thêm thu nhập quốc dân.
Giảm nguy cơ đói cùng kiệt và tụt hậu của các nước tiếp nhận. Chính phủ có thể tiết kiệm được ngoại tệ thông qua việc sản xuất ra sản phẩm thay thế nhập khẩu, phát triển thêm các ngành nghề mới và tăng thêm thu nhập của chính phủ, tạo điều kiện sử dụng các nguyên vật liệu ở trong nước để phát triển công nghiệp, tạo điều kiện để phát triển kỹ năng lao động và tạo môi trường tốt cho đầu tư nước ngoài.
Những tác động tiêu cực:
Các quốc gia tiếp nhận công nghệ có thể tiếp nhận phải công nghệ gây ô nhiễm môi trường, công nghệ đòi hỏi quá nhiều vốn, chi phí quá nhiều ngoại tệ do đòi hỏi trang bị và nguyên liệu nước ngoài. Sử dụng quá nhiều năng lượng, không phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển của địa phương, nhập khẩu trùng lặp...
3. 3. Tác động đối với bên cung cấp:
Tác động tích cực:
Bên cung cấp công nghệ có cơ hội để cải tiến và làm thích ứng công nghệ với điều kiện nước sở tại (điều kiện tự nhiên) tăng thu nhập từ việc bán công nghệ, nguyên vật liệu, các phụ tùng thay thế, từ trợ giúp kỹ thuật và các dịch vụ khác mà không cần sản xuất sản phẩm, sử dụng lao động rẻ và lành nghề, tài nguyên địa phương, thông qua đó mà giảm chi phí sản xuất, tiếp cận nhanh chóng các thi trường mới, tạo ra uy tín khách hàng mới, thâm nhập lẫn nhau về công nghệ, mở đường vào các thị trường được bảo hộ...
Tác động tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động chuyển giao công nghệ gây ra không ít rủi ro đối với bên cung cấp công nghệ. Đó là tăng thêm tình trạng cạnh tranh do có thêm những đối thủ cạnh tranh mới có thể nguy hại đối với nhãn hiệu sản phẩm của bên cung cấp, giảm bớt các tiếp xúc với khách hàng do không bán sản phẩm, các bí quyết công nghệ được chuyển giao càng nhiều thì nó trở thành phổ biến trong quần chúng, thời kỳ hoàng kim của công nghệ càng ngắn đi.
4. Tính tất yếu của chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là một tất yếu khách quan, do các lý do cơ bản sau đây:
Do sự phát triển không đều về lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ giữa các quốc gia.
Do đòi hỏi của thực tiễn công nghệ trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và toàn cầu và nhu cầu phát triển ở từng quốc gia.
Do sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc đã chia cắt quá trình nghiên cứu cơ bản với quá trình ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Do mức độ rủi ro và các yêu cầu có tính chất điều khiện của quá trình nghiên cứu cơ bản quá cao làm cho các quốc gia không thể thực hiện được các hoạt động nghiên cứu cơ bản trong hầu hết các lĩnh vực cần thiết.
Do sự phát triển của cơ chế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải tính toán xem đi theo con đường nào thì có hiệu quả hơn.
Do vòng đời của công nghệ trên một thị trường nhỏ ngày càng ngắn lại nên các chủ thể có công nghệ đều phải tìm cách chuyển giao nó sang các thị trường khác để kéo dài chu kỳ sống của nó một cách hợp lý, tạo thành các làn sóng công nghệ trên thị trường thế giới.
Việc chuyển giao công nghệ vào một nước có thể thực hiện bằng nhiều con đường như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế... Xong ngày nay, đầu tư quốc tế là con đường phổ biến của chuyển giao công nghệ, nó là hoạt động tất yếu của các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Các quốc gia đang phát triển luôn luôn có những thay đổi trong chính sách đầu tư quốc tế của mình để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó thu được những công nghệ cần thiết cho quá trình phát triển đất nước.
II. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ.
Như chúng ta đã biết, công nghệ là loại hàng hoá ngày càng có vai trò quốc tế trên thị trường công nghệ và là phương tiện để kinh doanh. Các chủ thể tham gia vào kinh doanh là các công ty doanh nghiệp tư nhân...Vì vậy, cũng như các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước. Mặc dù không can thiệp trực tiếp vào kinh doanh, nhưng vai trò của nhà nước trong chuyển giao công nghệ là hết sức quan trọng.
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh nói chung có nội dung nhiều mặt: Từ kiểm kê, dự báo, định hướng, điều tiết, thúc đấy, hỗ trợ chủ yếu bằng các công cụ là chính sách và luật pháp. Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, nội dung quản lý nhà nước được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:
1. Nhà nước ban hành các quy định pháp lý và thực hiện bảo hộ đối với các công nghệ.
Phần lớn việc chuyển giao công nghệ là chuyển giao tài sản vô hình. Quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình phải được và chỉ có thể thiết lập bằng sự bảo hộ của nhà nước. Việc bảo hộ được thực hiện thông qua các thủ tục như đăng ký, xét nghiệm, công nhận, công bố cho phép sử dụng các quyền sở hữu đã được luật pháp thừa nhận, xét sử và áp dụng chế tài đối với các vi phạm do pháp luật quy định. Chỉ khi nào nhà nước làm tốt việc bảo hộ mới làm cho Bên có công nghệ “yên tâm” và có thể bảo đảm được quyền lợi cho cả nước mua lẫn nước bán.
2. Nhà nước đưa ra các biện pháp bảo vệ các chủ thể của hoạt động chuyển giao công nghệ .
Nhà nước phải có các giải pháp để bảo vệ lợi ích của cả nước bán lẫn nước mua và lợi ích của quốc gia, đặc biệt là quốc gia và các công ty tiếp nhận công nghệ. Để thực hiện vai trò này, Nhà nước phải đặt ra các yêu cầu cơ bản đối với các công nghệ được chuyển giao vào nước tiếp nhận và quy định các vấn đề hay ràng buộc không được đưa vào hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Về yêu cầu đối với các công nghệ được chuyển giao, căn cứ các giai đoạn phát triển khác nhau c...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top