cun_xinh

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số giải nhằm tăng cường thâm nhập thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam





Với việc đạt được Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, quan hệ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã được nâng lên một tầm cao mới, làm bàn đạp cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ một cách thuận lợi và có hiệu quả. Lợi ích của việc đạt được Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ta có thuận lợi rất lớn, mở rộng thêm một thị trường mới nhất trên thế giới.

Để tận dụng các thời cơ và thuận lợi đó trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam, chính phủ Việt Nam phải tổ chức chuẩn bị tích cực chủ động để đi vào thị trường Mỹ. Từ đó ta có thể phát huy những lợi thế, những tiềm năng sẵn có để tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đất nước.

Về lâu dài, để đảm bảo khả năng xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ,điều quan trọng là chính phủ cần xúc tiến quá trình đàm phán gia nhập WTO. Chỉ trongkhuôn khổ này ta mới dành được quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn của Hoa Kỳ, trên cơ sở đó quan hệ thương mại và đầu tư song phương mới có thể phát triển bền vững, không lo ngại các yếu tố khác tác động. Tuy nhiên, việc phải gia hạn hàng năm vẫn có thể là một nhân tố gây bất ổn định lớn nhất cho quan hệ kinh tế, thương mại song phương, trong thời gian tới.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c nhà xuất khẩu
* Người môi giới thương mại: Là những công ty hay cá nhân thực hiện chức năng liên kết người mua và người bán với nhau, chứ không thực sự đứng ra đảm nhiệm việc mua bán hàng hoá. Tuỳ theo cách thức trả công và mức độ lien hệ chặt chẽ với nhà xuất khẩu, mà có thể phân biệt 4 dạng người môi giới thương mại là người môi giới bán hàng và đại lý hưởng hoa hồng.
- Khách du lịch vãng lai: Thường được các nhà nhập khảu nước ngoài, các nhà phân phối cũng như các nhà sản xuất tranh thủ khai thác trong việc tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm
- Các tổ chức phối hợp: là hình thức pha trộn giữa các hình thức xuất khẩu gián tiếp và trực tiếp. có hai loại hình là phối hợp qua trung gian và qua các tổ hợp xuất khẩu. Phối hợp qua trung gian là hình thức sản xuất sử dụng hệ thống phân phối nước ngoài của doanh nghiệp khác để bán sản phẩm của mình. Tổ hợp xuất khẩu là hình thức một nhà sản xuất tham gia xuất khẩu với tư cách là thành viên của một tập đoàn hay hiệp hội xuất khẩu
+ Xuất khẩu trực tiếp: Là việc nhà sản xuất trực tiếp tiến hành các giao dịch với khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức có quyền tự chủ rất cao, có thể tự thông qu và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Hạn chế của hình thức này là phải đóng thuế cho nước sở tại, tuân theo các quy chế chuyển lợi nhuận về nước, và chi phí cho việc đào tạo và hoạt động của các nhân viên
Tổ chức trợ gíúp ở nước ngoài: là một công ty riêng rẽ, với các chức năng tương tự như của chi nhánh bán hàng, được thành lập và đăng ký hoạt động ở nước ngoài, song hầu hết vốn cổ phần của nó lại do nhà xuất khẩu nắm quyền sở hữu.
- Trong xuất khẩu trực tiếp, ngoài việc hình thành các tổ chức bàn hàng riêng của mình, các nhà sản xuất cũng có thể sử dụng các trung gian phân phối có sẵn ở thị trường nước ngoài như các đại lý nhập khẩu, các đại lý đặc quyền, các nhà phân phối nhập khẩu. Xuất khẩu trực tiếp còn có thể được thực hiện dưới hình thức xuất khẩu các dịch vụ ky thuật sản xuất như chuyển giao hay xuất khẩu bí quyết công nghệ, trợ giúp kỹ thuật cho nước ngaòi và hợp đồng quản lý.
Đầu tư trực tiếp: cách mở rộng hoạt động cao hơn của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài là đầu tư trực tiếp để xây dựng các xí nghiệp tại các thị trường đó. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp có thể tiếp kiệm được chiu phí về nhân công hay nguyên vật liệu , được hưởng những ưu đãi của chính quyền sở tại, tiết kiệm được những chi phí vận tải, thiết lập được mối quan hệ với chính quyền sở tại; với khách hàng, các nhà cung cấp và các nhà phân phối, kiểm soát được hoàn toàn hoạt động đầu tư và kinh doanh và do đó có thể triển kha các chính sách Marketing phục vụ cho các mục tiêu quốc tế lâu dài của mìnhv.v…Hạn chế của cách này là mức độ rủi ro cao hơn, chẳng hạn như tài khỏan có thể bị phong toả hay mất giá trị, thị trường xấu đi hay khả năng xí nghiệp bị trưng thu. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì đây là cách duy nhất để có thể hoạt động lâudài ở một thị trường nào đó. đầu tư trực tiếp thường được tiến hành dưới các hình thức như xí nghiệp chìa khoá trao tay, chi nhánh chung hay xí nghiệp liên doanh hay các xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của nước ngoài.
Lựa chọn cách thâm nhập nước ngoài
Khi đã quyết định thâm nhập thị trường nào đó thì các doanh nghiệp phải giải quyết vấn đề để lựa chọn cách thâm nhập thích hợp nhất với các điều kiện và khả năng của mình.
+ Những cách tiếp cận khác nhau trong lựa chọn cách thâm nhập thị trường: có ba cách tiếp cận khác nhau tuỳ theo mức độ tinh vi của chúng.
- Cách tiếp cận giản đơn: doanh nghiệp chỉ dùng một cách duy nhất để thâm nhập vào nhiều thị trường nước ngoài. Cách tiếp cận như vậy tất nhiên không tính đến sự phức tạp và đa dạng của các thị trường và các điều kiện thâm nhập, và do đó có thể không cho phép doanh nghiệp thâm nhập vào được các thị trường đầy triển vọng vì cách tiếp cận không phù hợp, hay có thể thâm nhập được nhưng không thể khai thác hết các cơ hội trên thị trường đó.
- Cách tiếp cận thực dụng: là cách tiếp cận mà doanh nghiệp thường áp dụng khi mới bắt đầu việc kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Đó là cách quen thuộc nhất với doanh nghiệp hay là cách đảm bảo độ rủi ro thất nhất. Doanh nghiệp chỉ thay đổi cách tiếp cận một khi thấy không thể thực hiện được hay không có lợi. Hạn chế cơ bản của cách tiếp cận này là khả năng một sự thâm nhập thực hiện được chưa chắc đã là sự thâm nhập phù hợp nhất.
Cách tiếp cận chiến lược: có mục đích là tìm ra cách thức thâm nhập thích hợp nhất vào thị trường nước ngoài. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự hình dung về tất cả các cách thâm nhập có thể và sau đó so sánh chúng với nhau để ra quyết định.
Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp có thể theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau khi thâm nhập thị trường nước ngoài. Song mỗi cách thâm nhập lại có thể đưa đến những hiệu quả khác nhau, thậm chí có thể mâu thuẫn với các mục tiêu đặt ra . Vì thế để giải quyết dự phức tạp này cần có sự nhựng bộ giữacác mục tiêu của doanh nghiệp. Hơn nữa, mỗi
Mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động đến. Vì thế, việc ước lượng các động tác này và ảnh hưởng của chúng đến mục tiêu của doanh nghiệp cũng hết sức khó khăn. Như vậy cách tiếp cận chiến lược là rất phức tạp, vì nó đòi hỏi phải sử dụng và phân tích một khối lượng thông tin lớn hơn nhiều so với các cách tiếp cận khác và do đó chi phí nghiên cứu cũng sẽ tăng lên nhiều. Song doanh nghiệp sẽ bù lại điều đó bằng việc lựa chọn cách thăm nhập thích hợp nhất cho mình.
CHƯƠNG II
Thực trạng thâm nhập thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam
I. Đặc điểm thị trường Mỹ
Chính trị xã hội
Với chế độ chính trị tư sản hiện hành do hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau cầm quyền, Mỹ chú trọng sử dụng các cơ quan và tổ chức để vạch ra chiến lược, chính sách đối ngoại đối với từng nước, từng khu vực. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ thực hiện các chiến lược đối ngoại có tính toàn cầu và gắn chặt với các kế hoạch quân sự
2.Pháp luật
Mỹ là một nước có hệ thống pháp luật phức tạp và chặt chẽ. Đặc biệt, mỗi bang lại có khác biệt đáng kể về luật lệ. Trong buôn bán, Mỹ có nhiều quy định về chất lượng, kỹ thuật…Luật phápMỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hay sao chép bắt chước của một Công ty Mỹ hay một Công ty nước ngoài đã đăng ký nhập khẩu vào Mỹ.
Đi đôi với những luật lệ và nguyên tắc về nhập khẩu hàng hoá, ở Mỹ còn áp dụng hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định.
Tiêu chuẩn thương phẩm đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được quy định rất chi tiết và rõ ràng đối với từng nhóm...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top