keo_ngoc

New Member
Download miễn phí Luận văn Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 8
1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và tiêu chí đánh giá chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 22
1.3. Yêu cầu cụ thể về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 31
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN 42
2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 42
2.2. Thực trạng chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 51
2.3. Đánh giá chung về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 79
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN 90
3.1. Quan điểm bảo đảm và nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 90
3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 125
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bộ máy Nhà nước ta, Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực Nhà
nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, thay mặt cho nhân dân địa phương
trong việc thực thi quyền lực Nhà nước ở địa phương. Với tính chất đó, HĐND nước ta
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực nhân dân, phát huy dân chủ,
đảm bảo hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước. Vì vậy, nâng cao năng
lực hoạt động của HĐND các cấp là một trong những nhiệm vụ rất cơ bản của quá trình
xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước nói riêng, của sự nghiệp đổi mới đất nước ta
hiện nay nói chung. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định:
Nâng cao chất lượng của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, bảo
đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong
phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân. Tổ
chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối với chính
quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo [19, tr.127].
Triển khai tinh thần đó, Nghị quyết Trung ương 5, khoá X đã đề xướng chủ trương
thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồmg nhân dân huyện, quận, phường. Qua thí điểm,
sẽ tổng kết, đánh giá và xem xét thực hiện chính thức chủ trương này, cùng với việc xem
xét sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Ngày 14/11/2008 Quốc hội khoá XII đã thông qua 02 nghị
quyết liên quan đến yêu cầu củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐND như:
Nghị quyết số 25/2008/QH 12 ngày 14/11/2008 về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động 2004-
2009 của HĐND các cấp. Tại điều 1 của nghị quyết quy định kéo dài nhiệm kỳ hoạt động
2004-2009 của HĐND và Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp cho đến kỳ họp thứ nhất của
HĐND các cấp khoá sau vào năm 2011 và Nghị quyết số 26/2008/QH 12 ngày 14/11/2008
về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Đó chính là những động
thái mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước nhằm hiện thực hoá các quan điểm tổ chức và hoàn
thiện chính quyền địa phương. Những động thái này vừa là tiền đề chính trị quan trọng, vừa
dự báo trước những thành công của quá trình đổi mới. Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp có thể được triển khai từ nhiều
khâu, với nhiều cấp độ. Một trong những hướng của sự đổi mới chính là yêu cầu không
ngừng nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND mà trước hết là ở cấp cơ sở - cấp xã. Cơ
sở lý giải cho yêu cầu này xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ đại biểu
HĐND cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, là cấp mà mỗi động thái của đại biểu HĐND đều
tác động trực tiếp tới người dân, đều có khả năng gây ra những hệ quả hay tích cực
hay tiêu cực tới thái độ và lòng tin của nhân dân vào chế độ xã hội, chế độ nhà nước.
Nhu cầu nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND cấp xã lại càng trở nên cấp bách
nếu đặt trong bối cảnh thực trạng chất lượng của đại biểu HĐND xã trên phạm vi cả nước
nói chung, ở từng địa bàn cụ thể nói riêng. Có thể lấy địa bàn huyện Kim Động, tỉnh
Hưng Yên là một ví dụ điển hình. Thực tế trong những năm qua chất lượng của đại biểu
HĐND cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã đạt được một số kết quả đáng khích
lệ như các đại biểu HĐND đã được nâng cao về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức,
đặc biệt là về kỹ năng công tác trong hoạt động đại biểu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt
động của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Kim Động vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém như
chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo luật định, vai trò thay mặt nhân
dân của từng đại biểu còn hạn chế. Do vậy, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND cấp xã
trên địa bàn này là một yêu cầu cần thiết.
Trong bối cảnh đó, hoạt động nghiên cứu lại chưa được triển khai đúng mức khiến
cho nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cấp
xã còn bị bỏ ngỏ. Đề tài luận văn“Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở
huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên” được lựa chọn chính là nhằm góp phần khắc phục
khoảng trống trong hoạt động nghiên cứu, góp thêm căn cứ để xây dựng các luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng của đại biểu HĐND cấp xã ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây đã có nhiều cuốn sách, bài viết và một số đề tài khoa
học đề cập thực trạng và các giải pháp liên quan đến chất lượng, năng lực của đại biểu
HĐND cấp xã. Có thể nêu một số công trình điển hình sau:
- “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính quyền địa phương ở Việt Nam” do
PGS.TS. Lê Minh Thông, PGS. TS Nguyễn Như Phát đồng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002. Trong công trình này, các tác giả đã đề cập nhiều khía cạnh lý luận và thực
tiễn về chính quyền ở Việt Nam trong đó có chương IV bàn tập trung về tổ chức chính quyền
cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay.
- “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2004.Trong tác phẩm
này tác giả tập trung phân tích và kiến nghị về mô hình tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương trong đó đặc biệt chú ý đến mô hình của Hội đồng nhân dân cấp xã.
- “cách và kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân trong
chương trình tập huấn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 1999 – 2004” do
PGS.TS Bùi Thế Vĩnh chủ biên, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2000. Với công trình
này lần đầu tiên, những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về cách và kỹ năng
hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân đã được đặt ra nghiên cứu một cách tương đối
sâu sắc
- “ Hệ thống chính trị cơ sở. Thực trạng và một số giải pháp đổi mới” do TS.Chu
Văn Thành chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004. Các tác giả đã nghiên cứu,
khảo sát có hệ thống về thực trạng tổ chức hoạt động của Hệ thống chính trị địa phương
trên phạm vi cả nước và đi tới nhận định rằng Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp
xã luôn giữ vị trí vai trò trọng tâm trong nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở,
đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Từ đó các tác giả đã đề ra phương hướng và một
số giải pháp thiết thực để củng cố về tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cơ sở.
- Trong Tạp chí Quản lý Nhà nước số 2 năm 2005, TS Vũ Đức Đán có bài viết
“vấn đề bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân”. Tại
đây, tác giả đã lý giải một cách biện chứng về vai trò, vị trí của Hội đồng nhân dân nói
chung và đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng ở bộ máy chính quyền cấp xã.
- Luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu lực hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, của Vũ Mạnh Thông. Trong luận
án của mình, tác giả đã khái quát sự ra đời, phát triển của Hội đồng nhân dân các cấp,
đồng thời nhấn mạnh vai trò và vị thế của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh qua hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, từ đó đã đề cập yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động
của Hội đồng nhân dân ở nước ta hiện nay.
- Luận án tiến sĩ “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng đồng bằng sông
cửu long hiện nay”, của Phạm Công Khâm. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ
thống về thực trạng trình độ, năng lực, đặc thù của cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số tỉnh
phía nam nước ta.
- Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ công chức tỉnh Thái Nguyên”, do tác giả Lương Thanh Nghị thực hiện và bảo vệ
năm 2004. Tác giả đã nghiên cứu có hệ thống về cơ sở lý luận và thực trạng trình độ,
năng lực của cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Thái Nguyên, qua đó chỉ rõ những bất
cập, hạn chế trong thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã ở các tỉnh
vùng dân tộc, vùng sâu ở nước ta hiện nay, đồng thời nêu ra một số giải pháp thiết thực
để đổi mới hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã trong thời kỳ mới.
Sự thống kê một cách sơ lược về các công trình khoa học nói trên cho thấy vấn đề
đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở đã được các nhà khoa học đề cập ở
các khía cạnh và với các mức độ khác nhau. Đặc biệt, liên quan trực tiếp tới chủ đề của
luận văn này là vấn đề về năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ chính
quyền cấp xã đã được soi sáng ở mức độ nhất định.Với kết quả nghiên cứu đạt được,
các công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp những tư liệu vật chất rất cần thiết cho
việc triển khai các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này theo hướng đẩy sâu hơn những
nội dung đã được đề cập.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cho đến nay vẫn tồn tại một khoảng trống trong nghiên
cứu về chất lượng của chính đội ngũ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Đặc biệt, từ góc độ
của khoa học pháp lý, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống
và xuất phát từ thực tiễn về yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp xã. Đó cũng chính là một trong những lý do để học viên xác định chủ
đề của luận văn thạc sĩ luật học “Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện
Kim Động tỉnh Hưng Yên” nhằm cung cấp tư liệu thực tế cho hoạt động nghiên cứu về chất
lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nói chung, đồng thời trực tiếp nhằm mục tiêu nâng
cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã tại huyện Kim Động nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp xã và thực trạng chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, luận văn hướng tới đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện
Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng của đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp xã.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động
trong giai đoạn từ 1999 đến nay, đặt trọng tâm vào nhiệm kỳ 2004 - 2011.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
ở huyện Kim động hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng của đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại các xã thuộc huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu luận văn
-Về phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng đại biểu Hội
đồng nhân dân ở 19 xã, thị trấn của huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên thông qua việc
thu thập các báo cáo hoạt động và quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân; Quy chế
phối hợp giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc huyện Kim Động và 19 xã, thị trấn; báo cáo tổng hợp tiếp xúc cử tri, các nghị
quyết đã được Hội đồng nhân dân huyện và HĐND các xã, thị trấn ở huyện Kim Động
thông qua.
-Về phạm vi thời gian: luận văn khảo sát, phân tích làm rõ chất lượng hoạt động
của đại biểu Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn ở huyện Kim Động giai đoạn 1999 đến
nay, trong đó tập trung chủ yếu vào nhiệm kỳ 2004-2011.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện bộ máy
Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như phương pháp lịch sử, phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích, tổng
hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê…
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Thông qua các nội dung nghiên cứu, luận văn góp phần làm rõ về mặt lý luận và
thực tiễn quy định của pháp luật về vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ, chất lượng hoạt
động của Hội đồng nhân dân cấp xã.
Luận văn góp phần tổng kết, đánh giá thực trạng chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận cho việc nâng cao chất lượng
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Từ đó, giúp cho
cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh có quy hoạch, kế hoạch và phương pháp phù hợp trong chỉ
đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả về việc nâng cao chất lượng của đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp xã huyện Kim Động phù hợp theo yêu cầu đổi mới.
Luận văn được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách,
các nhà quản lý, sinh viên các trường luật, các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, đồng
thời giúp cho bản thân tác giả làm tốt hơn nhiệm vụ và trách nhiệm của mình với công
việc hiện tại được giao.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẠI BIỂU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN
CÂN CẤP XÃ
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã
Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, chính quyền cơ sở góp một vai trò quan trọng,
là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và nhà nước, trực tiếp tổ chức thi hành đường lối,
chính sách của Đảng và nhà nước, đảm bảo hiệu quả triển khai nghị quyết của Đảng và
những quy định của nhà nước tại địa bàn cơ sở. Bộ máy nhà nước ở Trung ương muốn
vững mạnh thì phải thường xuyên củng cố và kiện toàn chính quyền cơ sở. Đó cũng là
nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của Đảng và nhà nước ta trong quá trình xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta hiện
nay.
Hiến pháp năm 1992 quy định chính quyền cấp xã là một cấp - cấp cơ sở - trong hệ
thống hành chính bốn cấp của bộ máy nhà nước ta hiện nay. Chính quyền cấp xã là tổ
chức nhà nước gần dân nhất nên không chỉ là nơi đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng
và thực hiện đầy đủ mà còn tạo điều kiện thiết thực phát huy quyền dân chủ của các
tầng lớp nhân dân tại cơ sở, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mọi công dân, đồng thời
tạo điều kiện cho người dân ổn định đời sống vật chất và tinh thần trong phạm vi xã,
phường, thị trấn.
Xét về mặt cấu trúc tổ chức, chính quyền cấp xã gồm hai bộ phận cấu thành: HĐND
cấp xã và UBND cấp xã. Như vậy, HĐND xã, phường, thị trấn là bộ phận cấu thành không
thể tách rời của chính quyền cấp cơ sở ở nước ta hiện nay.
HĐND cấp xã ở Việt Nam là một hình thức tổ chức quản lý xã hội theo kiểu mới,
là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực của nhân dân trong xã. Hội đồng nhân dân
cấp xã do nhân dân địa phương bầu ra, thay mặt cho nhân dân trong xã, đồng thời đại
diện cho chính quyền nhà nước cấp trên.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Luận văn Sư phạm 1
D Đo lường chất lượng dịch vụ giáo dục tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Luận văn Sư phạm 0
B Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Công ty Cơ điện Đại Dương và một số giải pháp đảm bảo chất Luận văn Kinh tế 1
R Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại công ty CNHH thương mại Đại Đồng Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và phương hướng nâng cao chất lượng đại lý bảo hiểm nhân thọ Luận văn Kinh tế 3
N Chất lượng giáo dục Đại học hiện tại ở Việt Nam - Thực trạng và những biện pháp nhằm nâng cao chất l Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ của Trường Đại học kinh tế quốc dân Luận văn Kinh tế 2
D nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á - Luận văn Kinh tế 0
D Tổng quan về hệ thống đào tạo sau đại học của ngành dược và các mô hình đánh giá chất lượng đào tạo Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top