hoangyenngothuy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 4
2. Lƣợc sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 6
3. Mục đích của đề tài ..................................................................................... 12
4. Nhiệm vụ của đề tài..................................................................................... 12
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 12
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu......................................... 13
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................. 13
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ............................... 15
1.1. Văn hóa và thuộc tính giá trị của văn hóa............................................. 15
1.1.1. Khái niệm văn hóa .......................................................................... 15
1.1.2. Thuộc tính giá trị của văn hóa ........................................................ 19
1.2. Du lịch và du lịch văn hóa .................................................................... 21
1.2.1. Du lịch............................................................................................. 21
1.2.2. Du lịch văn hóa ............................................................................... 24
1.3. Vai trò của văn hóa và việc phát huy các giá trị văn hóa trong hoạt động
du lịch........................................................................................................... 28
1.3.1. Các sản phẩm du lịch từ văn hóa .................................................... 28
1.3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong du lịch............... 31
1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam .. 34
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa trên thế giới..................... 34
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam...................... 38
1.5. Du lịch tôn giáo và tín ngƣỡng.............................................................. 39
1.6. Tiểu kết chƣơng 1................................................................................ 392
CHƢƠNG 2. VĂN HÓA CAO ĐÀI VÀ VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CỦA VĂN HOÁ CAO ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TÕA
THÁNH TÂY NINH ..................................................................................... 42
2.1. Khái quát về Tây Ninh và du lịch Tây Ninh......................................... 42
2.1.1. Khái quát về Tây Ninh.................................................................... 42
2.1.2. Tổng quan du lịch Tây Ninh........................................................... 44
2.2. Tổng quan về đạo Cao Đài.................................................................... 46
2.2.1. Khái quát về đạo Cao Đài............................................................... 46
2.2.2. Đạo Cao Đài ở Tây Ninh ................................................................ 50
2.3. Các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài – một trong những yếu tố hình
thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc tại Tây Ninh................................. 50
2.3.1. Văn hóa Cao Đài thể hiện qua yếu tố vật thể : Tòa thánh Tây Ninh
– nơi hội tụ và lan tỏa của Văn hóa Cao Đài ............................................ 50
2.3.2. Văn hóa Cao Đài thể hiện qua yếu tố phi vật thể ........................... 65
2.4. Thực trạng việc phát huy các giá trị văn hóa Cao Đài trong du lịch tại
Tòa thánh Tây Ninh ..................................................................................... 78
2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục du lịch ở Tòa thánh Tây Ninh
................................................................................................................... 78
2.4.2. Nguồn nhân lực và công tác tổ chức quản lý du lịch ở Tòa thánh . 80
2.4.3. Sản phẩm du lịch và cung ứng sản phẩm du lịch ở Tòa thánh ....... 81
2.4.4. Thị trƣờng khách du lịch của Tòa thánh......................................... 81
2.4.5. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại Tòa thánh..... 82
2.4.6. Những kết quả cơ bản của hoạt động du lịch ở Tòa thánh Tây Ninh
................................................................................................................... 83
2.5. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................. 85
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CAO ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI TÕA THÁNH TÂY NINH ................................................................... 86
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại
Tòa thánh...................................................................................................... 86
3.2.1. Những thuận lợi cơ bản .................................................................. 86
3.2.2. Những khó khăn trƣớc mắt ............................................................. 87
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch ở tỉnh Tây Ninh .................................... 90
3.2.1. Mục tiêu hƣớng đến ........................................................................ 90
3.2.2. Định hƣớng ..................................................................................... 90
3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Tòa thánh Tây
Ninh.............................................................................................................. 92
3.3.1. Đầu tƣ xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch. 92
3.3.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật
thể.............................................................................................................. 93
3.3.3. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù ở Tòa thánh..................... 98
3.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch........................ 99
3.3.5. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch100
3.3.6. Tổ chức liên kết, phối hợp hoạt động giữa Tòa thánh với các tổ
chức, doanh nghiệp ................................................................................. 101
3.4. Xây dựng một số chƣơng trình du lịch thử nghiệm gắn với Tòa thánh
Tây Ninh với các tuyến điểm trọng điểm khác.......................................... 102
3.4.1. Tour Tp. HCM – Tây Ninh: 1 ngày.............................................. 102
3.4.2. Tour Tp. HCM – Tây Ninh: 2 ngày 1 đêm................................... 103
3.4.3. Tour Lễ hội Cao Đài ..................................................................... 103
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................... 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109
PHỤ LỤC..................................................................................................... 112

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo và tích lũy trong tiến trình lịch sử. Vai trò quyết định của văn hóa ở
nƣớc ta những năm gần đây đã đƣợc nâng lên đúng với giá trị đích thực của nó.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thể
hiện tầm cao, chiều sâu của sự phát triển dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp
nhất trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, với xã hội và với thiên nhiên. Nó vừa là
mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong cuộc sống đƣơng đại, văn hóa và du lịch có mối quan hệ mật thiết
và gắn kết chặt chẽ với nhau. Bản chất của du lịch là văn hoá; văn hóa là nền tảng
của du lịch, là chìa khóa then chốt mở đƣờng cho sự phát triển bền vững của ngành
công nghiệp du lịch. Văn hóa tạo ra sức hấp dẫn của du lịch; du lịch đƣợc coi nhƣ
hành vi thỏa mãn văn hóa của con ngƣời trong các chƣơng trình du lịch thuộc loại
hình “du lịch văn hóa”. Cũng do bản chất văn hoá của du lịch mà hình thành nên
khoa học “văn hoá du lịch” nghiên cứu, khai thác các giá trị của văn hoá để phát
triển du lịch.
Việt Nam có một nền văn hóa đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình
thành và phát triển của dân tộc trên các phƣơng diện phong tục tập quán, văn học,
nghệ thuật, tôn giáo tín ngƣỡng… Là một quốc gia mang trong mình dấu ấn rõ nét
của nền văn hóa phƣơng Đông nông nghiệp, nhƣng với địa thế của một đất nƣớc
nằm giữa ngã ba đƣờng của nhiều luồng tƣ tƣởng văn hóa trên thế giới nên bản sắc
của văn hóa Việt Nam chính là sự tiếp biến, giao lƣu và dung hòa những yếu tố
ngoại lai với yếu tố bản địa. Với vị trí thuận lợi, với nguồn tài nguyên phong phú,
Việt Nam ngày càng thu hút đông đảo các đối tƣợng khách du lịch. Hoạt động du
lịch góp phần giới thiệu giá trị nền văn hóa độc đáo của Việt Nam mấy nghìn năm
văn hiến. Văn hóa là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch Việt Nam. Đồng
thời, nhờ có du lịch mà các tài sản văn hóa Việt Nam đƣợc giữ gìn, khôi phục, khai
thác và tôn tạo nâng lên những tầm cao mới.
Sự phát triển của du lịch văn hóa đã và đang có nhiều đóng góp cho sự
phát triển của ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. Hiện
nay, du lịch văn hóa là một xu hƣớng đối với những nƣớc đang phát triển trong đó
có Việt Nam vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế - văn hóa – xã hội cho
cộng đồng địa phƣơng lẫn du khách.
Là một tỉnh nằm ở cửa ngõ các tỉnh miền Đông Nam Bộ của Thành phố
Hồ Chí Minh, du lịch tỉnh Tây Ninh cũng không nằm ngoài xu hƣớng này. Mặc dù
có nhiều lợi thế về du lịch văn hóa nhƣng Tây Ninh vẫn chƣa tận dụng, khai thác
hết những thế mạnh của mình để phát triển du lịch một cách tƣơng xứng. Từ thực tế
đó, UBND tỉnh Tây Ninh xác định chọn du lịch tâm linh (mà định hƣớng là du lịch
văn hóa) là sản phẩm chính để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tƣ trong lĩnh
vực du lịch.
Nói đến du lịch Tây Ninh, ngƣời ta không thể không nhắc đến Tòa Thánh
Cao Đài Tây Ninh – một trong những địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng của tỉnh,
thu hút mỗi năm hàng ngàn lƣợt khách du lịch. Tòa Thánh Tây Ninh – một công
trình kiến trúc độc đáo của Đạo Cao Đài đƣợc ngƣời dân địa phƣơng quen gọi là
Tòa Thánh. Đây chính là sự kết tinh văn hóa của tôn giáo Cao Đài. Đạo Cao Đài ra
đời tại Nam Bộ Việt Nam tổng hợp nét văn hóa truyền thống và tín ngƣỡng Tam
giáo. Trong quá trình hình thành và phát triển, tuy rất mới mẻ, song mấy mƣơi năm
qua, đạo Cao Đài đã thể hiện rõ tính cách, đặc trƣng văn hóa của mình, bảo lƣu
đƣợc nhiều giá trị văn hóa truyền thống và có một số đóng góp nhất định vào việc
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chính vì vậy, đạo Cao Đài là một thành tố văn hóa đặc sắc của cƣ dân
Nam Bộ nói chung, của Tây Ninh nói riêng. Khi khai thác các yếu tố văn hóa Cao
Đài phục vụ phát triển du lịch là chúng ta đã thực hiện cụ thể hoá quá trình “kinh tế
hóa văn hóa”, biến các thành tố văn hóa thành sản phẩm văn hóa đồng thời cũng là
một sản phẩm du lịch cần đƣợc giữ gìn và phát triển. Muốn làm đƣợc điều đó cần
phải biến sản phẩm văn hóa này thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, để ngày càng
nhiều du khách cảm nhận đƣợc những giá trị văn hóa ấy. Nhƣng đây không phải là
một việc làm dễ dàng và cần có sự hợp tác của nhiều bên liên quan. Trong văn hoá
Cao Đài, các di tích mà điển hình là Tòa Thánh Tây Ninh đã trở thành một điểm
đến không thể thiếu của du khách. Trong những năm qua, hoạt động du lịch ở Tòa
thánh Tây Ninh đã phát triển khá mạnh mẽ và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu rất khả
quan; tuy nhiên trong quá trình phát triển cũng bộc lộ nhiều vấn đề cần quan tâm,
giải quyết. Với mong muốn tìm hiểu sâu thêm về Văn hoá Cao Đài cũng nhƣ việc
đƣa văn hoá Cao Đài vào trong hoạt động du lịch để góp phần đƣa du lịch Tây Ninh
ngày càng phát triển, tui đã chọn đề tài: “PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CAO ĐÀI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP TÒA THÁNH TÂY NINH)”. Đề tài đƣợc thực hiện cũng nhằm đƣa ra những
giải pháp thích hợp để phát huy những giá trị văn hóa của tôn giáo bản địa này vào
hoạt động du lịch, góp phần nhỏ vào việc phát triển du lịch trên địa bàn Tây Ninh.
2. Lƣợc sử nghiên cứu vấn đề
Đạo Cao Đài chính thức ra đời vào năm 1926. Từ đó đến nay đã có rất
nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của đạo
Cao Đài. Các công trình đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:
- Về lịch sử có: Hai cuốn sách thuộc loại bút chiến về đạo Cao Đài là
“Cái án Cao Đài” của Đào Trinh Nhất và “Cải án Cao Đài” của Băng Thanh. Qua
“Cái án Cao Đài” (1929), Đào Trinh Nhất giới thiệu nguồn gốc ra đời của đạo Cao
đài, giới thiệu giáo lý, sự thờ cúng, tổ chức đạo và hoạt động của chức sắc Cao Đài.
Bằng hiểu biết và lập luận của mình, Đào Trinh Nhất cho rằng đạo Cao đài là tà
giáo và cần tẩy chay. Còn “Cải án Cao Đài” (1930) của Băng Thanh viết để
phản biện lại quan điểm của Đào Trinh Thất. Ông cho rằng đạo Cao Đài ra đời
trong hoàn cảnh hiện tình xã hội Việt Nam “cang thƣờng nghiên ngửa, phong tục
suy đồi”, là cần thiết. Sự tổng hợp Tam Giáo của đạo Cao Đài là sự kế thừa truyền
thống Tam Giáo đồng nguyên.
Trong cuốn“Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến
cách mạng tháng Tám”, tập 2 của Gs.Trần Văn Giàu (1975) cho rằng đạo Cao Đài
ra đời là do các tôn giáo ở miền Nam lúc bấy giờ bị sa sút, không đáp ứng đƣợc nhu
cầu tín ngƣỡng của nhân dân. Đạo Cao Đài đã kết hợp tục đồng cốt cầu Tiên với tín
ngƣỡng dân gian và tinh thần Tam giáo để lập đạo. Cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt
Nam” của Huỳnh Công Bá (2006) cho rằng sự ra đời của đạo Cao Đài có cơ sở từ
tục cầu hồn, cầu tiên phát triển lâu đời ở Việt Nam và đang phát triển rầm rộ ở
Nam bộ lúc bấy giờ, kết hợp với tín ngưỡng Thần linh học, không đề cập đến các
nguyên nhân khác và tình hình Nam Kỳ nửa đầu thế kỷ XX làm nhân tố cho sự xuất
hiện đạo Cao Đài.
Trong cuốn sách “Tôn giáo thế giới và Việt Nam” của tác giả Mai Văn
Hải (1998) giới thiệu sự ra đời đạo Cao Đài chủ yếu do hai nguyên nhân chính: do
ảnh hƣởng chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và sự ảnh
hƣởng phong trào Thông linh học ở Nam Kỳ, nhƣng chƣa đi vào phân tích hai
nguyên nhân này để lý giải cho sự ra đời của đạo Cao Đài; tác giả Nguyễn Văn
Trung (1998) với “Một số hiểu biết về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam” giới thiệu
sơ lƣợc về đạo Cao Đài, cho rằng sự bóc lột của thực dân, phong kiến, cùng kiệt nàn về
kinh tế, thấp kém về văn hóa đã làm cho ngƣời dân cảm giác không có đƣờng ra
nên họ đã tìm đến tôn giáo để an ủi. Từ đó, đạo Cao Đài ra đời; Trong cuốn “Người
Nam Bộ và tôn giáo bản địa” (Bửu Sơn Kỳ Hƣơng - Cao Đài - Hòa Hảo) của Phạm
Bích Hợp (2007) trình bày khá chi tiết về đạo Cao Đài, tuy nhiên, tác giả chỉ trình
bày sơ lƣợc bối cảnh xã hội Nam Kỳ và cho rằng cơ bút là yếu tố tiên quyết cho sự
hình thành đạo Cao Đài. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn (2001) trong “Lý luận về tôn
giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” đã phân tích sự ra đời đạo Cao Đài, cũng từ
các nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội, nhƣng chƣa phân tích những tác động
của các yếu tố địa lý - văn hoá - lịch sử làm tiền đề cho đạo Cao Đài ra đời; Cuốn
“Tôn giáo tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn
Mạnh Cƣờng, Nguyễn Minh Ngọc (2005) đề cập đến sự phát triển của đạo Cao Đài
từ sau năm 1945 đến nay, sách hoàn toàn không đề cập đến bối cảnh hình thành đạo
Cao Đài; Tổng cục chính trị, Cục Dân vận và Tuyên truyền đặc biệt (1998) với
“Tìm hiểu về tôn giáo” có nói sơ lƣợc các nguyên nhân ra đời đạo Cao Đài do các
chính sách kinh tế, chính trị và sơ lƣợc về thực trạng văn hóa của Nam Kỳ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất, lý giải rằng sự bế tắc về nhiều mặt của ngƣời nông dân đã
sớm thúc đẩy sự ra đời của đạo Cao Đài; Nguyễn Đăng Duy (2001) với “Các hình
thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” cho rằng các tầng lớp trung lƣu, trung tiểu tƣ
sản và địa chủ đã kết hợp “Thần linh học” với đạo giáo Thần tiên có sẵn ở Nam Kỳ
để trở thành phong trào “cầu tiên giáng bút” dẫn đến lý do trực tiếp ra đời đạo Cao
Đài; Đỗ Quang Hƣng (chủ biên) (2001) với “Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam
Bộ” cho rằng hiện tƣợng Cao Đài, Hòa Hảo ra đời ở Nam Kỳ với các lý do: do công
cuộc khẩn hoang buổi đầu mang tính tự phát, thiếu luật lệ, thiếu sự quản lý của triều
đình nên đã xuất hiện các thủ lĩnh vùng có khả năng tập hợp quần chúng và do quan
hệ sản xuất hòa lẫn trong quan hệ tình cảm, quan hệ tôn giáo, quan hệ hàng xóm, họ
hàng, làng xã, sinh hoạt tôn giáo trở thành một mặt, một bộ phận hữu cơ của sinh
hoạt cộng đồng nói chung…, các tôn giáo ra đời ở Nam Kỳ đã đáp ứng đƣợc yêu
cầu sinh hoạt cộng đồng toàn diện…
Trong các học giả nƣớc ngoài, Gabriel Gobron là một tín đồ Cao Đài
ngƣời Pháp đã viết nhiều tác phẩm về đạo Cao Đài nhƣ: “Lịch sử đạo Cao Đài”
(Histoire do Caodaisme), “Lịch sử và triết lý đạo Cao Đài” (Histoire et Philosophie
du Caodaïsme) giới thiệu về lịch sử hình thành đạo Cao Đài, giới thiệu về giáo lý,
giáo luật, tổ chức đạo, cho rằng đạo Cao Đài là đạo Phật canh tân, có nét độc đáo là
tinh thần tổng hợp Tam giáo, thuật chiêu hồn và là tôn giáo đơn giản nhất; “Lịch sử
đạo Cao Đài, quyển 1, Khai Đạo, từ khởi nguyên đến khai minh” của Cơ Quan Phổ
Thông Giáo Lý Đại Đạo (2005) đã đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời
đạo Cao Đài và quá trình hình thành đạo Cao Đài.
Cũng nghiên cứu về Cao Đài, tác giả Lê Anh Dũng với các tác phẩm nhƣ:
“Con đường Tam giáo Việt Nam” (1994) nêu lên các nội dung về sự dung hợp tƣ
tƣởng Tam giáo: Phật – Lão – Nho trong thi văn Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
làm nền tảng tƣ tƣởng cho đạo Cao Đài ra đời; “Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm
ẩn 1920 – 1926” (1996) giới thiệu lịch sử đạo Cao Đài từ lúc sơ khai đến ngày Khai
đạo 15/10/Bính Dần (1926); “Bối cảnh xã hội Nam Kỳ trước khi đạo Cao Đài ra
đời” (2000), tạp chí Xưa và Nay, (Số 81B), tr.21 – 22, trích dịch những nội dung
luận án tiến sĩ triết học của giáo sƣ ngƣời Mỹ, bà Werner, nói về sự ra đời của đạo
Cao Đài là một phong trào quần chúng ở Nam Kỳ.
“Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài” của Đặng Nghiêm Vạn và các tác giả
khác (1995) nêu lên các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của đạo Cao Đài và Giáo sƣ
Đặng Nghiêm Vạn khẳng định rằng đạo Cao Đài là một thực thể khách quan, một
thế ứng xử của ngƣời dân Nam Bộ, thành công là do tính nhập thế, tính thực hành
của đạo Cao Đài, sự pha trộn giữa cái đời thƣờng với cái siêu hình, hiểu đƣợc tâm
lý của ngƣời dân, hƣớng ngƣời dân đến con đƣờng giải thoát; “Đạo Cao Đài ở Sài
Gòn” của Đinh Văn Đệ (1999), tạp chí Xưa và Nay, (số 59B + 60B), tr.38, cho rằng
sự ra đời của đạo Cao Đài là do đặc điểm đời sống tín ngƣỡng Nam Kỳ và yếu tố
tâm linh, siêu hình; Nguyễn Tài Thƣ, Trƣơng Văn Chung (2003) với “Đạo Cao
Đài: Một hình thức tôn giáo - tư tưởng mới ở Việt Nam thời Cận - Hiện đại”, trong
tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (số 02), tr.49 - 57 cho rằng tôn giáo, tín ngƣỡng đƣợc
yêu chuộng ở đất Nam Kỳ đầu thế kỷ XX là Minh giáo và Thông linh học, đã đem
lại một “sức sống mới” cho cƣ dân Nam Kỳ, làm tiền đề cho một tôn giáo mới ra
đời đó là đạo Cao Đài.
Tác phẩm “Góp phần tìm hiểu sự ra đời của đạo Cao Đài”, Luận văn
Thạc sĩ Lịch sử của Ngô Chơn Tuệ (2008) đã giới thiệu khá chi tiết những vấn đ ề
liên quan đến đạo Cao Đài: bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế Nam Kỳ hồi đầu thế
kỷ XX ; quá trình trình hình thành của đạo Cao Đài, nguyên nhân thành công của
đạo Cao Đài, tổ chức hành chánh đạo và đây là luận văn chuyên ngành lịch sử nên
tác giả chƣa đi sâu khai thác về yếu tố văn hóa của đạo Cao Đài; “Đạo Cao Đài và
chính trị” (1973), (tiểu luận Cao học) của Phan Kỳ Chƣởng giới thiệu sự ra đời đạo
Cao Đài, một hệ thống tổ chức của tôn giáo mới và qua đó đề cập đến mối quan hệ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
B Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng và giải pháp phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Đánh giá thực trạng phát triển Biogas trong mối quan hệ với các ngành sản xuất trong nông thôn ở huy Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp để lãi suất thoả thuận phát huy hiệu quả kinh tế Luận văn Kinh tế 0
O Thực trạng và giải pháp phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Bồi dưỡng năng lực huy động kiến thức cho học sinh khá, giỏi bậc THCS thông qua phát triển các bài t Luận văn Sư phạm 0
D Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông t Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top