Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Đất nước ta là một quốc gia đang phát triển ra sức đẩy mạnh sản xuất trong nước nâng cao trình độ và sức cạnh tranh trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế. Đang dần hội nhập nền kinh tế quốc tế đang có hiệu quả, chúng ta phải thực hiện được sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có chất lượng cao cạnh tranh trên khắp thị trường thế giới kể cả những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật, EU....
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển cần nhiều nguồn lực từ bên ngoài, năng lực sản xuất trong nước đang còn chưa thể đáp ứng được nhiều nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa, chính vì vậy phải nhập khẩu hàng hoá máy móc thiết bị từ bên ngoài là tất yếu để quản lý và điều tiết tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu Nhà nước cũng sử dụng các công cụ như thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch. Tuy nhiên, sự xuất hiện của buôn lậu và gian lận thương mại thì nó sẽ làm lệch lạc bóp méo tất cả, nó ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế đất nước, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Gân đây buôn lậu và gian lận thương mại đã trở thành một quốc nạn gây tác hại ngày càng trầm trọng chính vì vậy giải quyết được hiện tượng này là một trong những vẫn đề đã và đang được xem xét quan tâm.
Để nhìn nhận một cách đúng đắn và đầy đủ về buôn lậu và gian lận thương mại và góp phần trong công tác chống BL&GLTM đang là vấn đề bức xúc hiện nay, với những kiến thức đã học cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy giáo em chọn đề tài: "Buôn lậu và gian lận thương mại - thực trạng và giải pháp".
Đây là một đề tài rộng với kiến thức và điều kiện thực tiễn còn hạn chế chắc sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong thầy cô bổ sung để đề án này được hoàn thiện hơn.




Chương I
Tổng quan về buôn lậu
và gian lận thương mại.

1. Các khái niệm:
Xét trên từng góc độ thì thuật ngữ buôn lậu có ý nghĩa khác nhau:
Xét từ góc độ khoa học về ngôn ngữ thì buôn lậu có nghĩa là buôn bán những hàng hoá trốn thuế và hàng cấm (theo từ điển tiếng Việt – NXB Khoa học Hà Nội (1997). Đây là một quan niệm kế thừa những hiểu biết truyền thóng từ xưa đến nay và phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay. Do vậy theo nghĩa này nó được sử dụng một cách rộng rãi.
Xét từ góc độ khoa học pháp lý thì buôn lậu được hiểu phức tạp hơn, nó không bao hàm hay phản ánh một thông tin nào rành mạch rõ ràng mà phải đặt vào tình huống hay ngữ cảnh cụ thể thì mới xác định và hiểu phù hợp với ngũ cảnh đó. Ví dụ khi nói: “khởi tố bị can buôn lậu” thì buôn lậu được hiểu ở đây là một hành vi gắn với đối tượng thực hiện hành vi; khi nói “đấu tranh chống buôn lậu” thì buôn lậu được hiểu đó là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, nó bao gòm nhiều tội danh với nhiều hành vi khác nhau như buôn bán ma tuý, buôn bán vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới, buôn bán văn hoá phẩm đồi truỵ....
Hành vi buôn lậu sẽ bị qui kết vào tội danh buôn lậu. Tội danh buôn lậu được chính thức ghi nhận trong Bộ luật hình sự của Việt Nam từ 1985.
Trong thể chế phong kiến Việt Nam. Triều Lê (1428-1788) có “Quốc triều hình luật” được coi là bộ luật hoàn chỉnh nhất cũng không qui định về tội danh buôn lậi. Nhưng trong đó đã có các qui định như: “Những trang trại ven bờ biển mà đón thuyền buôn, ngầm dỡ hộ hàng hoá lên bờ thì bị xử biến (cách thức) phạt gấp 3 lần tang vật để sung công...”; “Những người bán ruộng, đất ở bờ cõi, binh khí, các loại chất nổ có thể chế hoá tiến cho người nước ngoài đều phải tội chém”; “Bán mắm muối cho nước ngoài thì bị xử đi châu xa”... Các mặt hàng cấm xuất khẩu qui định thời đó gồm: ruộng đất, thuốc nổ, vũ khi, sắt, đồng, vàng, da trâu, gỗ lim, vỏ quế, trân châu, ngà voi. Những hành vi cụ thể tách biệt nói trên trong tiềm thức xã hội đều được gộp chung lại là hiện tượng buôn lậu.
Trước năm 1985 thuật ngữ “tội buôn lậu” đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật nước ta như pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh sát nhân dân (20/7/1962); pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (10/6/1982). Tuy nhiên, trong các văn bản này thì tội danh buôn lậu chưa được hướng dẫn và nhận diện đầy đủ với các yếu tố cấu thành và dấu hiệu pháp lý đặc trưng, mà phần lớn xã hội và các cơ quan hoạt động tư pháp vẫn chịu ảnh hưởng của quan niệm truyền thống cho rằng buôn lậu bao gồm các hành vi kinh doanh trái phép, trốn thuế, đầu cơ tích trữ, buôn bán hàng cấm.
Từ năm 1985 Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã chính thức ghi nhận tội danh buôn lậu: “Người nào buôn bán trái phép hay vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quí, đá quí hay vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hoá thì bị phạt...” Tuy nhiên, khái niệm này còn bộc lộ nhiều hạn chế như: ghép chung 2 hành vi có tính chất độc lập tương đối với nhau, chủ thể tham gia khác nhau và những dấu hiệu pháp lý khác nhau trong điều luật là buôn bán trái phép và “vận chuyển trái phép”. Việc xác định tang vật là hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, thì vô hình chung đã xếp cái tổng thể với bộ phận hàng hoá buôn bán, vận chuyển trái phép rất nhiều khó có thể liệt kê hết được và cùng với thời gian thì tính chất pháp lý sẽ có những thay đổi, qui định khác nhau, có thể xuất hiện thêm hàng hoá khác hay mất đi tuỳ từng trường hợp yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Do đó mà làm cho khái niệm sẽ trở nên vừa thừa vừa thiếu. Song song tồn tại bên cạnh Điều 97 (Bộ luật hình sự) về tội buôn lậu còn có những điều luật khác mà các yếu tố cấu thành của nó tương tự như tội buôn lậu, sự khác nhau mong manh chỉ là ở chỗ vị trí địa lý, buôn bán trong nội địa hay qua biên giới như Điều 96 về tội mua bán chất nổ, cháy, độc, phóng xạ; Điều 99 về tội mua bán văn hoá phẩm đồi truỵ, Điều 166 về buôn bán hàng cấm... Trên thực tế xét xử đều theo các điều luật tương ứng với các vụ vi phạm về hàng hoá đặc trưng trên chứ không theo Điều 97 để truy tố. Điều này gân ra sự sai lệchgiữa các cơ quan chuyên môn với nhau về thống kê, đánh giá, tạo sự trùng lắp, khi phát sinh trách nhiệm lại đổ lẫn cho nhau, không có sự phân định một cách rõ ràng chức năng quyền hạn giữa các cơ quan, bộ phận.
2. Khái niệm về gian lận thương mại.
Gian lận thương mại (GLTM) theo từ điển tiếng Việt là “dối trá, lừa lọc” trong lĩnh vực thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là “gian thương” tức là “người có nhiều mưu mô lừa lọc”, “kẻ buôn bán gian lận và trái phép”. Gian lận đựơc coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói, cử chỉ hay hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa người khác.
Trong dân gian GLTM gắn liền với thành ngữ “buôn gian, bán lận” và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khoé lừa lọc khách hàng hay người khác để thu lời bất chính. Hành vi “buôn gian bán lận” trong dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản như: hàng xấu nó tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo sai, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu diếm, lậu thuế...
Hành vi GLTM trwocs hết phải là hành vi gian lận nói chung nhưng hành vi gian lận này thể hiện trong lĩnh vực thương mại với đối tượng thể hiện là hàng hoá, dịch vụ. Chủ thể của hành vi GLTM cóthể là các chủ hàng, người bán, có thể là người mua, hay cả người bán và người mua. Mục đích của hành vi GLTM là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
Ngày 9/6/1977 Hội đòng hợp tác hải quan quốc tế đã đưa ra định nghĩa về GLTM trong lĩnh vực hải quan trong Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau nhằm ngăn chặn, điều tra và trấn áp vi phạm hải quan- Công ước Nairobi. Định nghĩa được nêu ra như sau:
“GLTM trong lĩnh vực hải quan là hình vi vi phạm pháp luật hải quan trong đó cá nhân lừa dối hải quan để nhằm lẫn tránh một phần hay toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hay hạn chế do luật pháp hải quan qui định, hay thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm phát luật này”.
Định nghĩa này cơ bản đã khái quát được hành vi GLTM trong lĩnh vực hải quan, đó là sự lừa dối thông qua hành động lẫn tránh việc nộp thuế và việc tuân thủ pháp luật hải quan nhằm mục đích thu một khoản lợi nào đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày nay có nhiều thay đổi lớn thì định nghĩa này còn chưa đẩy đủ, chính xác hành vi GLTM trong lĩnh vực hải quan. Vì vậy Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống GLTM trong lĩnh vực hải quan tại Brussels (Bỉ) (từ 9/10/1945 đến 13/10/1995) đã thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau:
“GLTM trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hay pháp luật hải quan nhằm:
- Trốn tránh hay cố ý trốn tránh việc nộp thuế hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hoá thương mại và/ hoặc:
- Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hay phụ cấp cho hàng hoá không thuộc đối tượng đó, và/hoặc:
- Đạt được hay có ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính”.
Tại Hội nghị này cũng đã thống nhất phân chia các hình thức GLTM thàng 16 loại:
1. Buôn bán hàng cấm qua biên giới hay ra khỏi sự kiểm soát của hải quan. (Buôn bán động vật quí hiếm, sản phẩm văn hoá).
2. Khai báo sai chủng loại hàng hoá
3. Khai tăng, giảm giá trị hàng hoá
4. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hàng hoá
5. Lợi dụng chế độ ưu đãi đối với hàng hoá gia công.
6. Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.
7. Lợi dụng các yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (ví dụ: các loại giấy phép theo yêu cầu chuyên ngnàh như hàng cho an ninh, quốc phòng, y tế, văn hoá, xã hội...)
8. Lợi dụng chế độ quá cảnh đem dùng trong nước.
9. Khai báo sao về số lượng, chất lượng hàng hoá.
10. Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, buôn bán, trái phép hàng hoá được ưu đãi về thuế cho những đối tượng sử dụng nhất định (ví dụ: cho cứu trợ, các cơ quan ngoại giao, vùng dân tộcthiểu số, miền núi để xoá đói giảm nghèo...)
11. Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hay qui định bảo vệ người tiêu dùng.
12. Buôn bán hàng giả, ăn cắp mẫu mã.
13. Buôn bán hàng không có sổ sách (không rõ xuất xứ)
14. Làm giả, làm khống việc hoàn hay truy hoàn thuế hải quan
15. Kinh doanh “ma để hưởng tín dụng thuế trái phép.
16. Thanh lý, phá sản có chủ đích để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế (ví dụ: công ty đăng ký kinh doanh một thời gian ngắn, nợ thuế rồi tuyên bố phá sản).
Thái độ ứng xử đối với 16 hành vi này của các nước trên thế giới là thống nhất với nhau theo 2 bậc tuỳ từng trường hợp mức độ tác hại của hành vi đối với xã hội mà xử lý hành chính hay xử lý hình sự. ở nước ta thái độ ứng xử với các hành vi này theo 3 trường hợp:
1. Hành vi có tính chất không nghiêm trọng, giá trị tài sản buôn bán sai phạm không lớn thì xử lý hành chính theo pháp lệnh hải quan và các nghị định của Chính phủ về quản lý xuất nhập khẩu.
2. Một số hành vi trong số đó chưa được qui định hay hành vi đó xảy ra nhưng không bị xử lý như lợi dụng chế độ tín dụng thuế.
3. Tất cả các hành vi có tính chất nghiêm trọng, hậu quả lớn đều bị xử lý dưới một tội danh chung của Điều 97 là buôn lậu (Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam).
Một số vấn đề mới trong GLTM đó là GLTM trong chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu. Nó được định nghĩa:
GLTM trong chuyển tải là việc sử dụng một nước thứ 3 để dấu nguồn gốc thữ sự của hàng hoá, che mắt hải quan của nước nhập khẩu.
Tại nước thứ 3 người ta cung cấp các tài liệu giả hay có hoạt động gian trá nhằm thay đổi nguồn góc hàng từ nước xuất khẩu sang nước quá cảnh (nước thứ 3).
Như vậy đến khi nhập vào họ tránh được những hạn chế đặt ra của các nước nhập khẩu như chế độ ưu đĩa, hạn ngạch, li xăng.
GLTM qua chuyển tải có các dạng sau:
- Hàng hoá đưa vào một cảng hay một kho ở nước chuyển tải, tại đây chúng được thay thế nhãn mác để trở thành sản phẩm của nước chuyển tải hay một nước khác.
- Hàng đưa vào nước chuyển tải là hàng hoàn chỉnh hay bán thành phẩm nhưng được khai là nguyên nhiên phụ liệu để sản xuất hay chế biến, như vậy hàng hoá nghiễm nhiên trở thành hàng của nước này.
- Hàng mang giấy tờ giả để chứng minh là hàng của nước trên đường đi từ nước xuất khẩu hàng đến nức nhập hàng.
3. Phân biệt buôn lậu và gian lận thương mại và mối quan hệ giữa chúng.
Theo pháp luật Việt Nam, gian lận thương mại không phải là một tội danh trong Luật hình sự những các biểu hiện đặc của GLTM lại trùng hợp với tội danh buôn lâu. Một bộ phận của GLTM là buôn lậu và buôn lậu cũng bao gồm cả GLTM.
Sự khác nhau cơ bản giữa buôn lậu và GLTM là buôn lậu trước hết là hành vi GLTM nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và hậu quả nghiêm trọng hơn. Nó là một trường hợp đặc biệt của GLTM. Hội nghị quốc tế lần 5 về chống GLTM của tổ chức hải quan thế giới đã xếp buôn lậu vào trong các hình thức GLTM, nhưng coi đó là loại hình GLTM nguy hiểm, đặc biệt.
Trong Bộ luật hình sự của nước ta ghi nhận tội danh buôn lâu là “buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vật phẩm văn hoá... qua biên giới. GLTM ngoài buôn lâu còn bao hàm các thành phần khác như buôn bán hàng giả, ăn cắp mẫu mã, khai báo sai số lượng, chất lượng hàng...., là việc làm trái qui định của pháp luật, chính sách hay lợi dụng sơ hở, không rõ ràng, chính xác, khoa học của luật pháp, chính sách và sự quản lý sơ hở của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian lận thương mại.
Như vậy GLTM bao gồm nhiều hành vi gian lận, trái pháp luật hơn buôn lậu, buôn lậu là một hình thức đặc thù của GLTM.
II- Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu và gian lận thương mại:
1. Nguyên nhân khách quan.
* Sự kiến tạo địa hình lãnh thổ tự nhiên:
Sự kiến tạo địa hình lãnh thổ Việt Nam với nhiều núi non hiểm trở, nhiều đường ngang lối tắt trên dọc các tuyến biên giới, cả tuyến biên giới trên bộ và đường biển dài. Đây là một khó khăn lớn cho việc kiểm soát, quản lý lưu thông hàng hoá với nước ngoài, tạo nhiều cơ hội cho BLGLTM hoạt động.
* Sự chuyển biến cơ chế:
5. Trang bị máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các lực lượng chống BL&GLTM. Cơ sở vật chất trang bị phục vụ cho công tác của ta hiện nay còn khá lạc hậu, thiếu thốn vì vậy hiệu quả đạt được trong công tác chống BL&GLTM còn hạn chế, là bọn BL&GLTM thì ngày càng dùng nhiều thủ đoạn mánh khoé tinh vi hơn, được đầu tư trang bị hiện đại gặp nhiều lần lực lượng chức năng càng gây thêm nhiều khó khăn trong công tác. Vì vậy việc đầu tư trang bị vật chất kỹ thuật hiện đại phù hợp cho các lực lượng chống BL&GLTM cũng là điều cốt yếu. Cần hoàn thiện hơn như: Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, xử lý thông tin hiện đại, nhanh chóng, chĩnhác. Trang bị các phương tiện cơ động phục vụ công tác như xe máy, tàu, thuyền có tốc độ an toàn cao (chuyên dụng). Trang bị các máy soi, các thiết bị cần thiết khác cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát: máy soi container, camera theo dõi.... ứng dụng kỹ thuật vi tính vào qui trình thủ tục hải quan như đăng ký, tiếp nhận tờ khai, xác định giá tính thuế XNK, tính thuế, tra mã, hiện đại hoá mạng thế giới để ngành thuế có thể nhanh chóng kiểm tra, phát hiện hoá đơn giả và lân lận qua hoá đơn tài chính...
6. Tăng cường hợp tác quốc tế với cơ quan hải quan của các nước trong việc chống BL&GLTM. Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát hải quan nhằm điều tra, phát hiện, ngăn chặn hành vi BL&GLTM, đặc biệt là trên tuyến biên giới, cửa khẩu. Tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước phát triển trong việc đào tạo cho cán bộ hải quan Việt Nam về trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật và phương pháp đấu tranh chống BL&GLT, học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
7. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức của nhân dân trong công tác chống BL&GLTM.Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục cho nhân dân tác hại to lớn của BL&GLTM đối với nền kinh tế quốc dân và chính bản thân người tiêu dùng, đặc biệt là hàng giả, kém chất lượng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, năng suất mùa màng, vật nuôi...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

sonediamond

New Member
Re: [Free] Buôn lậu và gian lận thương mại - Thực trạng và giải pháp

up lên cho mình với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
B Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lận thươ Luận văn Kinh tế 0
S Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu ở nước ta - thực trạng và giải pháp : Luận văn Th.S. Luật : Luận văn Luật 0
K Thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian thương ở tp Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
F Gian lận thương mại và buôn lậu, thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
T Tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp ngăn chặn Luận văn Kinh tế 0
M Đề án: Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp chống buôn lậu và gian lậ Luận văn Kinh tế 0
C Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
B Thực trạng và giải pháp ngăn chặn buôn lậu và gian lận thương mại ở thành phố Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 2
H Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top