thattinhco8000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn:Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
5. Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................4
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................5
1.1 Cơ sở lý luận.................................................................................................5
1.1.1 Một số khái niệm....................................................................................5
1.1.2 Vai trò của ngành thủy sản đối với phát triển kinh tế - xã hội .................6
1.2 Tổng quan tài liệu ........................................................................................8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu thủy sản trên Thế giới ..........................................8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Thủy sản ở Việt Nam..........................................15
1.2.3. Tình hình nghiên cứu thủy sản tại Quảng Ninh ....................................28
1.2.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện đảo Cô Tô......................41
CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................................37
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................37
2.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................37
2.2.1 Phương pháp luận.................................................................................37
2.2.2 Các phương pháp nghiên cứu ...............................................................38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................41
3.1 Hiện trạng nguồn lợi thủy sản huyện đảo Cô Tô......................................41
3.1.1 Đa dạng các hệ sinh thái.......................................................................56
3.1.2 Đa dạng loài và nguồn gen ...................................................................58
3.2 Hiện trạng hoạt động thủy sản tại huyện đảo Cô Tô ...............................61
3.2.1 Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản................................................61
3.2.2 Hiện trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản.............................................64
3.2.3 Hoạt động chế biến thủy sản .................................................................66
3.2.4 Hậu cần dịch vụ nghề cá.......................................................................66
3.3 Nguyên nhân gây biến động nguồn lợi thủy sản tại Cô Tô ......................67
3.3.1 Do tự nhiên ...........................................................................................67
3.3.2 Do tác động của con người ...................................................................67
3.4 Cơ chế chính sách hiện hành hỗ trợ phát triển ngành thủy sản..............68
3.5 Giải pháp sử dụng và phát triển thủy sản bền vững của huyện Cô Tô ...69
3.5.1 Giải pháp quy hoạch khai thác thủy sản huyện đảo Cô Tô đến năm 2020
......................................................................................................................69
3.5.2 Giải pháp về dự báo nguồn lợi phục vụ phát triển khai thác thủy sản ..82
3.5.3 Giải pháp đào tạo .................................................................................82
3.5.4 Giải pháp về công nghệ.........................................................................83
3.5.5 Giải pháp về giống................................................................................84
3.5.6 Giải pháp về môi trường .......................................................................84 3.5.7 Giải pháp tổ chức sản xuất...................................................................84
3.5.8 Giải pháp về thể chế chính sách............................................................85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................87
1. Kết luận........................................................................................................87
2. Khuyến nghị.................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................90
PHỤ LỤC..............................................................................................................94
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là huyện đảo – nơi được biết đến như lá chắn
bảo đảm an ninh quốc phòng phía Đông Bắc tổ quốc Việt Nam. Huyện đảo Cô Tô
gồm hệ thống đảo nằm ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, cầu nối giữa đất liền và biển
khơi. Vị trí địa lý của huyện Cô Tô có điều kiện đặc biệt thích hợp cho phát triển
ngành thủy sản. Xung quanh huyện đảo được bao quanh bởi biển Đông và cách các
ngư trường lớn không xa; với bờ biển khúc khuỷu tạo thành các vũng vịnh kín là
tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; nguồn lợi thủy sản phong phú, vùng
này có nhiều đặc sản như: Trai ngọc (Pinctada martensii), Bào ngư (Haliotis
diversicolor), Hải sâm (Holothuria sp), Sá sùng (Sipunculida), Tu hài
(Panopeagenerosa), Tôm he (Penaeus merguiensis)... Cảng cá Thanh Lân và Cô Tô
là cơ sở hậu cần dịch vụ rất tốt cho nghề cá, đã trở thành nơi hội tụ các tàu khai thác
hải sản của tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh khác; ngoài ra chợ cá trên biển tạo điều
kiện giao lưu, tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Với lợi thế trên 300 km2 là diện tích ngư trường dành cho đánh bắt, khai thác
thủy sản, huyện đảo Cô Tô đã được xác định phát triển thủy sản là ngành kinh tế
mũi nhọn của địa phương. Do vậy, trong những năm qua, hiệu quả các hoạt động
khai thác, nuôi trồng của ngư dân huyện đảo không ngừng tăng cao. Tổng sản lượng
đánh bắt liên tục tăng. Nếu như năm 1998, toàn huyện khai thác được 1.225 tấn
thủy sản các loại, đến năm 2013 đã lên tới 5.315 tấn thủy sản các loại.
Cùng với khai thác đánh bắt xa bờ, những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy
sản của huyện đã có những bước phát triển đáng kể, nhất là nghề nuôi cá lồng bè và
các loại hải sản quý. Toàn huyện có hơn 30 mô hình nuôi cá lồng bè trên biển, với
các loại cá có giá trị kinh tế cao như: Song (Epinephelus fuscoguttatus), Giò
(Rachycentron canadum), Hồng mỹ (Sciaenops ocellatus), Cháp (Sparus latus),
Vược (Lates calcarifer)… Nhiều gia đình đầu tư nuôi tôm hùm (Panulirus
ornatus), Ốc hương (Babylonia areolata), Bào ngư (Haliotis diversicolor)… cho
hiệu quả cao và đang mở ra một hướng phát triển kinh tế triển vọng cho ngư dân
huyện đảo Cô Tô.
Việc phát triển nguồn lợi thủy sản cả về số lượng và quy mô đã dẫn đến
những tác động môi trường khu vực khai thác. Số lượng tàu thuyền càng tăng,
lượng chất thải đổ ra biển càng nhiều (nước thải sinh hoạt, dầu mỡ…). Ước tính
mỗi ngư dân một ngày thải ra biển 0,5kg chất thải rắn và một tàu đánh bắt thường
có từ 4-5 người, mỗi cảng cá từ 400 – 600 chiếc/ngày nên lượng thải ra biển khoảng
200 – 300kg/ngày.
Nhiều đối tượng cá nổi nhỏ và cá đáy vùng gần bờ (độ sâu <50m nước) đã bị
khai thác quá giới hạn cho phép. Sản lượng khai thác hàng năm giảm từ 30 – 40%
so với năm trước. Các đối tượng hải sản chưa trưởng thành chiếm tỷ lệ cao trong
sản lượng hàng năm, khoảng 30 – 40% tổng sản lượng khai thác của cả nước.
Biểu hiện thay đổi về cấu trúc quần xã thủy sinh vật, mật độ quần thể các
loài thủy sản có giá trị khai thác thương mại giảm đáng kể, có những loài nhiều năm
không gặp. Mùa vụ và khu vực hải sản tập trung có những thay đổi đáng kể. Vi
phạm các quy đinh của Nhà nước trong khai thác thủy sản vẫn xảy ra thường xuyên
ở nhiều nơi. Sử dụng ánh sáng đèn có cường độ quá lớn, xung điện, chất độc, chất
nổ, lưới cào kiểu tàu bay… để đánh bắt, khai thác vào mùa vụ cấm, không tuân thủ
đúng quy định về mắt lưới và loại nghề cho phép, dẫn đến tình trạng nguồn lợi thủy
sản bị giảm sút, một số loài có nguy cơ bị cạn kiệt và tuyệt chủng, giảm tính đa
dạng sinh học. Nguy hiểm hơn, còn biểu hiện rộng khắp và chưa có khả năng ngăn
chặn hành động tàn phá môi trường sống tự nhiên và khai thác các loài thủy sinh vật
danh mục cấm. Hiện tượng đánh bắt cá bằng chất độc xianua trên các rạn đá, rạn
san hô tại vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Nguồn lợi thủy sản sẽ là vô tận khi con người biết sử dụng hợp lý, bảo vệ tốt
môi trường, cảnh quan và các hệ sinh thái liên quan đến các sinh vật thủy sinh làm
cho nó ngày càng giàu thêm. Vì vậy, vấn đề khai thác thủy sản phải đi đôi với bảo
vệ nguồn lợi và môi trường là con đường đúng đắn trong việc sử dụng tài nguyên
sinh vật thủy sản. Tuy nhiên các hoạt động ngành thủy sản trong quá trình phát triển
kinh tế không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực tới nguồn tài nguyên này.
Chính vì vậy luận văn “Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản huyện đảo Cô

Tô, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững” được lựa chọn là
cấp thiết và mang tính thực tiễn cao.
Mục tiêu của luận văn nhằm xác định, đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy
sản, nguyên nhân biến động và các hoạt động phát triển ngành thủy sản tới chất
lượng môi trường huyện đảo Cô Tô, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn
lợi thủy sản của huyện.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Đánh giá tổng thể về nguồn lợi thủy sản của huyện đảo Cô
Tô, xem xét mối tương quan giữa việc phát triển nguồn lợi thủy sản với bảo vệ môi
trường nhằm tiến tới mục tiêu phát triển bền vững đối với lĩnh vực khai thác thủy
sản.
- Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng các loài thủy sản có giá
trị kinh tế, nguyên nhân suy giảm do kỹ thuật khai thác, phương tiện khai thác, hóa
chất sử dụng... trên cơ sở đó định hướng và đề xuất giải pháp quản lý khai thác bền
vững nguồn lợi thủy sản huyện Cô Tô.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát thành phần loài, số lượng và trữ lượng các loài thủy sản
có giá trị kinh tế, các loài có nguy cơ tuyệt chủng và phân bố các loài tại khu vực
nghiên cứu.
- Phân tích các nguyên nhân gây biến động và suy giảm nguồn lợi thủy sản
huyện đảo Cô Tô.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững nguồn lợi
thủy sản huyện đảo Cô Tô.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các loài thủy sản được khai thác
và nuôi trồng huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Luận văn được tiến hành từ tháng 2 năm 2014 đến
tháng 12 năm 2014.
- Phạm vi không gian: Khu vực huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, bao
gồm thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến và xã Thanh Lân.
- Phạm vi khoa học: đề tài tập trung đánh giá hiện trạng các nguồn lợi thủy
sản, nghiên cứu sự biến động của các nguồn lợi thủy sản từ đó đưa ra giải pháp phát
triển và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản huyện đảo Cô Tô.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản khai
thác và nuôi trồng, các nguyên nhân biến động nguồn lợi thủy sản và đề xuất biện
pháp sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
Phát triển cách tiếp cận liên ngành trong đánh giá tổng hợp nguồn lợi thủy
sản với việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần hệ thống hóa các nguồn tài nguyên thủy
sản có giá trị kinh tế cao của huyện Cô Tô, từ đó đề xuất biện pháp sử dụng bền
vững và hợp lý nguồn tài nguyên này. Các nội dung của đề tài là những đóng góp
quan trọng về cả mặt lý luận khoa học và giá trị thực tiễn.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm
Thủy sản: là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại
cho con người từ môi trường nước, được con người khai thác, nuôi trồng, thu hoạch
làm thực phẩm, nguyên liệu hay bày bán trên thị trường.
Nguồn lợi thủy sản: là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá
trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản và bảo tồn phát triển
nguồn lợi thủy sản. [8]
Tái tạo nguồn lợi thủy sản: là quá trình tự phục hồi hay hoạt động làm phục
hồi gia tăng nguồn lợi thủy sản.
Hoạt động thủy sản: là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thuỷ
sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; dịch vụ
trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
Khai thác thủy sản: là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ,
đầm, phá…và các vùng nước tự nhiên khác.
Phát triển bền vững: là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong
tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế
giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa...
riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

trungdung8xth

New Member
Re: [Free] Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững : Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững: Chương trình đào tạo thí điểm

Ad up lại tài liệu này giúp mình với, thanks nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thành Quang Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề cơ khí xã Thanh Thủy Nông Lâm Thủy sản 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top