messy_smart

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


A: Lời nói đầu
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Lao động và việc làm là vấn đề kinh tế xã hội bức xúc, có tính toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với việc đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH và hội nhập thì vấn đề lao động và việc làm lại càng trở nên quan trọng; là một trong những chính sách cơ bản của Nhà nước và phát huy tối đa tiềm năng nguồn nhân lực to lớn của đất nước, giúp thực hiện thắng lợi mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế, đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài là một tất yếu khách quan và đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước. Đối với nước ta XKLĐ cũng xuất phát từ nhu cầu nội tại và xu hướng chung nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho CNH-HĐH; tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
XKLĐ là một phương hướng chủ chương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nước ta đang trong giai đoạn CNH ĐN, các khu vực nông thôn dần dần được chuyển hóa thành đô thị hóa ,mọc dần lên các công xưởng nhà máy, khu công nghiệp …người lao động phục vụ nhà máy nhu cầu không cần nhiều mà cần đòi hỏi lao động có tay nghề. Vì vậy sử dụng lao động dư thừa ở nông thôn ngày càng tăng; mặt khác trình độ văn hóa kĩ thuật còn thấp, lao động nông dân ngày càng không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội nên Đảng và Nhà nước ta đã mở ra chính sách cho người cùng kiệt vay vốn đi làm kinh tế, được đi XKLĐ.
Chủ trương XKLĐ của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ hội cho một số lao động khá lớn của tỉnh Bắc Giang có việc làm. Đến nay toàn tỉnh có 126000 lao động đang làm việc ở nước ngoài. Sau thời gian đi XKLĐ trở về nước hầu hết họ đều có tích lũy khá, cải thiện tình trạng kinh tế của gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, nhiều người trở nên giàu có. XKLĐ cũng tạo ra nguồn thu đáng kể cho địa phương. Đặc biệt hiện nay do phải chuyển một số diện tích đất canh tác sang xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị. Máy móc được sử dụng thay thế lao động thủ công ngày càng nhiều, trong khi đó việc thu hút lao động thủ công vào các nghành nghề công nghiệp, dịch vụ ở tỉnh Bắc Giang còn rất hạn chế nên sức ép về thiếu việc làm trong nông nghiệp ở nông thôn ngày càng lớn, vì vậy nhu cầu XKLĐ ngày càng nhiều .
Mặt khác nguồn lực lao động của tỉnh khá dồi dào với 1 triệu lao động, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao (LĐ từ 15 đến 34 tuổi chiếm 47.75%) trong khi nền kinh tế phát triển với quy mô và tốc độ chưa đủ thu hút và sử dụng hết lực lượng lao động. Hàng năm có trên 2 vạn lao động cần giải quyết việc làm trong đó số học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp khoảng 3000 người, công nhân kĩ thuật khoảng 8000 người. Đây chính là nguồn lực có nhu cầu tham gia XKLĐ trong những năm tới nếu có chương trình kế hoạch tổ chức hợp lý. Do vậy đẩy mạnh công tác XKLĐ có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết việc làm của tỉnh nên tui quyết định chọn đề tài : “XKLĐ giải pháp tạo việc làm ở tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ” .
Em xin chân thành Thank TS Vũ Hoàng Ngân đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
2 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : nghiên cưú sự cần thiết, nội dung nguyên tắc, xác định và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả XKLĐ ở tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu hiệu quả XKLĐ ở tỉnh Bắc Giang.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề án lấy phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp trìu tượng hóa kinh tế chính trị làm phương pháp chung cho nghiên cứu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa và dự báo.
4. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thông qua thực trạng công tác XKLĐ của tỉnh Bắc Giang, biện pháp tạo việc làm và đánh giá XKLĐ trong những năm gần đây để tìm ra những tồn tại, giải pháp thúc đẩy XKLĐ trong tiến trình hội nhập .
5 .Tên đề tài
Tên đề tài là : “ XKLĐ giải pháp tạo việc làm ở tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ”
6. Kết cấu nội dung
Có 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận về XKLĐ và tạo việc làm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chương II: Thực trạng XKLĐ của tỉnh Bắc Giang
Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc dẩy XKLĐ có hiệu quả nhằm tạo việc làm cho người lao động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chương I . Cơ sở lý luận về xuất nhập khẩu lao động, giải pháp tạo việc làm và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

I. . Xuất khẩu lao động (XKLĐ)
I.1. . Định nghĩa
Các nước trên thế giới kể cả những nước phát triển lẫn các nước kém phát triển đều tham gia vào hoạt động XKLĐ. Các nước phát triển XKLĐ có trình độ tay nghề cao. Các nước kém phát triển XKLĐ dư thừa, trình độ tay nghề thấp nhằm giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động. XKLĐ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hoá đem xuất khẩu là sức lao động của con người, còn khách thể mua là chủ thể người nước ngoài.
Nói cách khác: xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho ngừơi nước ngoài mà đối tượng của nó là con người .
ở VN “ xklđ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập; nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước khác trên thế giới ”

I.2. Lợi ích
Xuất khẩu lao động hiện đang được coi là một trong những ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế, xã hội; là giải pháp tạo việc làm quan trọng mang tính chiến lược của nước ta. Nguồn thu nhập cao từ hoạt động XKLĐ của người lao động đã góp phần cải thiện đời sống của gia đình và thân nhân họ; giúp nhiều người trở nên khá giả. Nhiều lao động sau khi về nước đã trở thành các nhà đầu tư chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác đóng góp vào sự phát triển ổn định kinh tế xã hội.
XKLĐ là công cụ để chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động; đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.


I.3. Vai trò
Xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia: Góp phần đáng kể vào quá trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm cùng kiệt nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật, tác phong lao động công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực; góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị , trật tự an toàn xã hội.

I.4 . Hình thức xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động diễn ra theo hai hình thức: đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và XKLĐ tại chỗ.

I.4.1 . Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
I.4.1.1. Cá nhân người lao động tự đi tìm việc làm ở nước ngoài
Người lao động thông qua internet, người thân, hay các kênh khác họ tự tìm kiếm việc làm, thoả thuận và trực tiếp ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê lao động nước ngoài; thường thì họ là những người sống ở các tỉnh biên giới Việt –Lào; Việt – Campuchia.Trong trường hợp này người lao động đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ khá, khả năng hoạt động độc lập, hiểu biết luật pháp nước sở tại và thông lệ quốc tế.

I.4.2. Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Dưới hình thức này, doanh nghiệp XKLĐ khai thác và tìm kiếm đối tác, chủ thuê lao động, ký kết các hợp đồng cung ứng lao động theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận và nước xuất khẩu. Sau đó tổ chức tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ, bổ túc tay nghề, giáo dục định hướng về pháp luật, phong tục tập quán và làm các thủ tục cần thiết để đưa người lao động đến nơi làm việc.

I.4.3. Lao động đi làm việc theo chương trình thầu khoán, liên doanh, liên kết, hợp tác trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài
Hợp tác lao động và chuyên gia thông qua các doanh nghiệp VN nhận thầu khoán, xây dựng công trình liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài .

I.4.4. Lao động đi làm việc thông qua các hiệp định, thoả thuận cam kết của Chính Phủ
Thông qua các thoả thuận cam kết của chính phủ nước XKLĐ với chính phủ nước sở tại, người lao động được tiếp nhận đến làm việc qua các tổ chức XKLĐ phi lợi nhuận.

I.4.5. Lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các hợp đồng thực tập , nâng cao tay nghề
Trong quá trình đi làm việc ở nước ngoài thông qua các hợp đồng thực tập, nâng cao tay nghề thì người lao động vẫn được nhận lương.

I.4.2. Xuất khẩu lao động tại chỗ
Xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của Việt Nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế lao động của nước ngoài ở Việt Nam gồm: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, tổ chức cơ quan ngoại giao văn phòng thay mặt ở nước ngoài đặt tại VN.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Minminsisi

New Member
Re: XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM Ở TỈNH BẮC GIANG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TÊ

cho tớ xin link bài này đi bạn
Thank bạn nhiều!
 

Minminsisi

New Member
Re: [Free] Xuất khẩu lao động giải pháp tạo việc làm ở tỉnh Bắc Giang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thank bạn nhiều lắm!
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top