huynhnhu191

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


I. Tổng quan về làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam.

Làng nghề ở nước ta đã tồn tại và phát triển từ rất lâu, đây chủ yếu là những làng nghề thủ công.Ở nước ta, làng nghề thủ công rất đa dạng.Theo thống kê của JICA phối hợp với Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn thì hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm: Hà Tây có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Hải Dương có 65 làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127 làng…Các loại hình ngành nghề thủ công cũng rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu là các ngành như: Sản xuất mây, tre đan, dệt vải, thêu ren, sản xuất đồ nội thất, sơn mài, tranh tượng..
Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như sau:

Bảng I. Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam

Nguồn: Đề tài KC 08-09
Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống này đã tạo được chỗ đứng trên thị trường như gốm sứ Bát Tràng, giấy Yên Hòa, dệt Triều Khúc, khảm gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), mây, tre đan, chiếu cói (Hưng Yên, Thái Bình)...
Những sản phẩm này đáp ứng được thị hiếu cao của người tiêu dùng, đặc biệt là khách nước ngoài. Nhiều sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được dự thi ở các cuộc triển lãm quốc tế và cũng đạt thứ hạng cao như: Giải Công vàng châu Âu cho đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê, Huy chương Vàng cho gốm sứ Đông Thành. Điều này khuyến khích những nghệ nhân và nhân dân gắn bó với nghề truyền thống, mở rộng và phát triển các làng nghề.
Có thể nói, đây là một trong những giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất có hiệu quả. Lao động nghề tại các làng đã giải quyết được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời gian nông nhàn. Theo thống kê, có 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm các ngành nghề và 13% số hộ chuyên về ngành nghề.Lao động làng nghề đã thu hút tới 10 triệu lao động thường xuyên. Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động nghề là nguồn thu nhập đáng kể với các hộ nông dân, ở nhiều làng nghề. Chẳng hạn như làng nghề làm gốm ở Bát Tràng tạo ra hàng ngàn sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu hàng năm.
Riêng trong năm 2009 các làng nghề trong cả nước đã xuất khẩu đạt 900 triệu USD, chiếm tỷ trọng 15% trong tổng giá trị sản xuất của khu vực nông thôn.

II. Thực trạng ô nhiễm tại các làng nghề truyền thống tại Việt Nam.

Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng trong phát triển nghề thủ công truyền thống ở nông thôn Việt Nam, thì có một nỗi e sợ và day dứt không kém là nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề.
Hiện nay, các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc.
Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù của hoạt động làng nghề, như quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ thủ công, lạc hậu, không đồng bộ, phát triển tự phát, chủ yếu phát triển theo nhu cầu của thị trường. Và một thực tế đáng buồn nữa là do sự thiếu hiểu biết của những người dân về tác hại của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ của chính bản thân mình và những người xung quanh.
Qua khảo sát 52 làng nghề điển hình hiện nay trong cả nước đã có tới 46% số làng nghề trong số này môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Đáng báo động là mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề không những không giảm, mà còn có xu hướng gia tăng theo thời gian.
Tùy theo tính chất của từng loại làng nghề mà loại ô nhiễm môi trường cũng khác nhau. Chẳng hạn như, ở các làng nghề sản xuất mặt hàng mây, tre đan…thì có tình trạng ô nhiễm không khí, do phải sử dụng lưu huỳnh khi sấy nguyên liệu; với các làng nghề công nghiệp chất thải chủ yếu là khói, bụi và khí độc; ở các làng nghề tái chế nhựa khi làm sạch nguyên liệu người ta đã thải vào sông hồ một lượng chất thải nguy hiểm như thuốc trừ sâu, hóa chất…gây ô nhiễm nguồn nước, không chỉ thế khi nấu chảy nguyên liệu còn tạo ra mùi rất khó chịu.v.v...

1.Ô nhiễm nguồn nước và đất

Hiện nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nông thôn là sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hay sử dụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở các làng nghề tái chế phế liệu và chế biến thực phẩm. Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề ngày càng tồi tệ hơn.
Theo như một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học Công nghệ cho thấy, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép.Hầu như toàn bộ hệ thống nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm.
Khảo sát tại 40 xã ở Hà Nội cho thấy khoảng 60% số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất. Xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Trì có hơn 30 hộ làm nghề miến dong, bánh đa... với công suất từ 30 đến 40 tấn mỗi ngày. Toàn bộ nước thải từ ngâm, tẩy trắng bột, cùng với nước thải trong chăn nuôi và sinh hoạt hằng ngày đều chảy trực tiếp vào hệ thống cống rãnh của địa phương, rồi đổ xuống dòng sông Nhuệ. Hai xã Phú Diễn và Thượng Cát của huyện Từ Liêm có nghề sản xuất đậu phụ và tình trạng nước thải từ sản xuất đậu phụ đến nước thải từ các chuồng lợn cũng đổ ra hệ thống cống chung của xã bốc mùi hôi và ô nhiễm môi trường. Ở huyện Từ Liêm còn một số làng nghề sản xuất bánh kẹo, mứt, ô mai, nghề làm dây ni-lon, sản xuất nhựa tái chế, nghề dệt vải... cũng trong tình trạng nước thải từ quá trình sản xuất các sản phẩm đó đều thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước chung, hay các ao hồ của xã rồi đổ ra các sông.
Vấn đề ô nhiễm nước tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ngày càng trầm trọng. Chế biến nông sản thực phẩm là loại hình sản xuất có nhu cầu lớn về sử dụng nước và đồng thời cũng thải ra một lượng nước không nhỏ. Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Ví dụ như nước thải của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn có hàm lượng ô nhiễm rất cao (COD = 13.300 - 20.000mg/l; BOD5 = 5.500 - 125.000 mg/l). Đặc trưng nước thải của một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cho thấy chất lượng môi trường nước tại các làng nghề là rất đáng lo ngại (Bảng II.). Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân huỷ yếm khí gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm.

Bảng II. Đặc trưng nước thải một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm đặc trưng

Nguồn: Báo cáo của Đề tài KC 08-09
Hầu hết nước thải tại các làng nghề ở Hoài Ðức không được xử lý và xả thẳng vào sông Nhuệ, sông Ðáy, gây ô nhiễm cho vùng hạ lưu như Chương Mỹ, Thanh Oai... Chất thải rắn cũng chỉ được xử lý đơn giản rồi thu gom chôn lấp tạm thời. Một số làng nghề ở xã Dục Tú (Ðông Anh), xã Xuân Ðỉnh (Từ Liêm) chất thải được thu gom rất thủ công, rồi đem chôn lấp qua quýt ở các bãi chôn lấp hở, thậm chí bị thải bỏ và đốt bừa bãi ngay trên các con đê làng hay đổ xuống dòng sông. Cùng với đó là nguồn nước thải kéo theo nhiều dầu mỡ và các chất hóa học không qua xử lý khiến chất lượng nước ngầm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại những xã này, hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn cho phép 3-4 lần, hàm lượng dầu mỡ lên tới 2,2 mg/l so với tiêu chuẩn cho phép là 0,3 mg/l.
Mấy năm trước đây, khi dự án cụm công nghiệp làng nghề (13 ha) của xã Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh) được khởi công, Phong Khê nhanh chóng trở thành "làng công nghiệp". Sản lượng giấy của xã nhanh chóng tăng từ 40.000 tấn/năm lên tới 80.000 tấn/năm, đạt doanh thu gần 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, kèm theo sự phát triển kinh tế là ô nhiễm môi trường. Do phải thu mua giấy phế thải từ các nơi nên Phong Khê còn có tên "làng bãi rác". Quá trình ngâm, tẩy bằng kiềm, gia-ven... thải trực tiếp ra môi trường một lượng hóa chất độc hại mà không qua xử lý. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, hàm lượng BOD (chỉ số ô-xy sinh hóa) trong nước thải tại Phong Khê vượt tiêu chuẩn cho phép tới 5 lần, COD (nhu cầu ô-xy hóa học) vượt ba lần.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vuaruoupro

New Member
Re: [Free] Thực trạng ô nhiễm tại các làng nghề truyền thống tại Việt Nam

E không tải được tài liệu về ạ?
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top