rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Phần I
Tổng quan về công nghệ VoIP

Ứng dụng VoIP đầu tiên được phát triển năm 1995 bởi một công ty của Israeli tên là VocalTel . Ứng dụng này là phần mềm điện thoại internet chạy trên máy tính cá nhân giống như điện thoại PC ngày nay sử dụng card âm thanh, microm loa. Ý tưởng của nó là sử dụng các phương pháp nén tín hiệu thoại rồi chuyển chúng vào các gói IP và truyền qua mạng Internet. Ứng dụng VoIP đầu tiên này nói chung còn gặp phải nhiều vấn đề như : trễ , chất lượng còn thấp và không tương thích với các mạng ngoài. Mặc dù vậy, sự ra đời của nó cũng là một bước đột phá quan trọng. Kể từ đó đến nay, công nghệ VoIP phát triển ngày càng nhanh.

I. Khái niệm
VoIP ( Voice Over IP ) là công nghệ cho phép truyền thông tin thoại từ nơi này sang nơi khác thông qua các mạng sử dụng giao thức IP ( Internet Protocol ) để truyền tải thông tin. VoIP cũng thường được biết đến dưới một số tên khác như : điện thoại Internet, điện thoại IP, điện thoại dải rộng ( Broadband Telephony ) vv…
Ở điện thoại thông thường, tín hiệu thoại được lấy mẫu với tần số 8 KHz sau đó lượng tử hóa 8 bit/mẫu và được truyền với tốc độ 64 KHz đến mạng chuyển mạch rồi truyền tới đích. Ở phía thu, tín hiệu này sẽ được giải mã thành tín hiệu ban đầu.
Công nghệ VoIP cũng không hoàn toàn khác với điện thoại thông thường. Đầu tiên , tín hiệu thoại cũng được số hóa , nhưng sau đó thay vì truyền trên mạng PSTN qua các trường chuyển mạch , tín hiệu thoại được nén xuống tốc độ thấp rồi đóng gói , truyền qua mạng IP . Tại bên thu, các luồng thoại sẽ được giải nén thành các luồng PCM 64 rồi truyền tới thuê bao bị gọi.

II. Ưu nhược điểm
1. Ưu điểm .
- Gọi điện thoại giá rẻ : Đây là ưu điểm nổi bật nhất của VoIP. Sử dụng công nghệ VoIP có thể gọi điện thoại đường dài hay điện thoại ra nước ngoài với giá rẻ tương đương với giá gọi nội hạt.
- Tính thống nhất : Hệ thống VoIP có thể tích hợp cả mạng thoại , mạng số liệu và mạng báo hiệu. Các tín hiệu thoại, dữ liệu, báo hiệu có thể cùng đi trên một mạng IP. Việc này sẽ giảm đáng kể chi phí đầu tư
- Khả năng mở rộng : Hệ thống VoIP có thể được mở rộng thêm nhiều loại dịch vụ , nhiều chức năng mới .
2. Nhược điểm
- Chất lượng dịch vụ : Do các mạng truyền số liệu vốn dĩ không được thiết kế để truyền thoại thời gian thực cho nên việc trễ truyền hay việc mất mát các gói tin hoàn toàn có thể xảy ra và sẽ gây ra chất lượng dịch vụ thấp .
- Bảo mật : Do mạng Internet là một mạng hỗn hợp và rộng khắp bao gồm rất nhiều máy tính cùng sử dụng cho nên việc bảo mật các thông tin cá nhân là rất khó.

III. Các thành phần trong mạng VoIP






Mạng VoIP phải có khả năng thực hiện các chức năng mà mạng điện thoại công
cộng thực hiện, ngoài ra phải thực hiện chức năng của một gateway giữa mạng IP và
mạng điện thoại công cộng. Thành phần của mạng điện thoại IP có thể gồm các phần
tử sau đây:
- Thiết bị đầu cuối kết nối với mạng IP ( Terminal) : Có thể là một phần mềm máy tính ( softphone) hay một điện thoại IP (hardphone).
- Mạng truy nhập IP: Là các loại mạng dữ liệu sử dụng giao thức TCP/IP, phổ biến nhất là mạng Internet.
- Gateway: Là thiết bị có chức năng kết nối hai mạng không giống nhau, hầu
hết các trường hợp đó là mạng IP và mạng PSTN. Có 3 loại gateway là: Gateway
truyền tải kênh thoại, Gateway điều khiển truyền tải kênh thoại và Gateway báo hiệu.
- Gatekeeper: Có thể xem gatekeeper như là bộ não của hệ thống mạng điện
thoại IP. Nó cung cấp chức năng quản lý cuộc gọi một cách tập trung và một số các dịch vụ quan trọng khác như là: nhận dạng các đầu cuối và gateway, quản lý băng thông, chuyển đổi địa chỉ (từ địa chỉ IP sang địa chỉ E.164 và ngược lại), đăng ký hay tính cước...Mỗi gatekeeper sẽ quản lý một vùng bao gồm các đầu cuối đã đăng ký, nhưng cũng có thể nhiều gatekeeper cùng quản lý một vùng trong trường hợp một vùng có nhiều gatekeeper.

IV. Các giao thức trong mạng VoIP

1. Giao thức H323
Khi đề cập đến thoại IP, tiêu chuẩn quốc tế thường được đề cập đến là H.323. Giao thức H.323 là chuẩn do ITU-T SG16 phát triển cho phép truyền thông đa phương tiện qua các hệ thống dựa trên mạng chuyển mạch gói, ví dụ như Internet. Nó được ITU-T ban hành lần đầu tiên vào năm 1996 và gần đây nhất là năm 1998. H.323 là chuẩn riêng cho các thành phần mạng, các giao thức và các thủ tục cung cấp dịch vụ thông tin multimedia như : audio thời gian thực, video và thông tin dữ liệu qua các mạng chuyển mạch gói , bao gồm các mạng dựa trên giao thức IP. Tập giao thức H.323 được thiết kế để hoạt động trên tầng vận chuyển của các mạng cơ sở. Tuy nhiên, khuyến nghị H.323 rất chung chung nên ít được coi là tiêu chuẩn cụ thể. Trong thực tế, hoàn toàn có thể thiết kế một hệ thống thoại tuân thủ H.323 mà không cần đến IP. Khuyến nghị này chỉ đưa ra yêu cầu về “giao diện mạng gói” tại thiết bị đầu cuối. Ban đầu, H.323 dự định dành cho X.25, FrameRelay sau đó là ATM, nhưng giờ đây lại là TCP/IP, trong khi đó có rất ít H.323 được vận hành trên mạng X.25 và ATM.

1.1. Cấu trúc của H.323.


1.1.1. Thiết bị đầu cuối.
- Thực hiện các chức năng đầu cuối : thực hiện gọi hay nhận cuộc gọi.

1.1.2. Gatekeeper
Một miền H.323 trên cơ sở mạng IP là tập hợp tất cả các đầu cuối được gán với một bí danh. Mỗi miền được quản trị bởi một Gatekeeper duy nhất, là trung tâm đầu não, đóng vai trò giám sát mọi hoạt động trong miền đó. Đây là thành phần tuỳ chọn trong hệ thống VoIP theo chuẩn H.323. Tuy nhiên nếu có mặt Gatekeeper trong mạng thì các đầu cuối H.323 và các Gateway phải hoạt động theo các dịch vụ của Gatekeeper đó. Gatekeeper hoạt động ở hai chế độ :
- Chế độ trực tiếp: Gatekeeper chỉ có nhiệm vụ cung cấp địa chỉ đích mà không
tham gia vào các hoạt động kết nối khác.
- Chế độ chọn đường : Gatekeeper là thành phần trung gian, chuyển tiếp mọi
thông tin trao đổi giữa các bên.
Gatekeeper phải thực hiện các chức năng sau:
• Chức năng dịch địa chỉ : Gatekeeper sẽ thực hiện chuyển đổi địa chỉ hình thức (dạng tên gọi hay địa chỉ hộp thư ) của một đầu cuối hay Gateway sang địa chỉ truyền dẫn (địa chỉ IP). Việc chuyển đổi được thực hiện bằng cách sử dụng bản đối chiếu địa chỉ được cập nhật thường xuyên bởi các bản tin đăng ký.
• Điều khiển truy cập : Gatekeeper cho phép một truy cập mạng LAN bằng cách sử dụng các bản tin H.225 là ARQ/ACF/ARJ. Việc điều khiển này dựa trên sự cho phép cuộc gọi, băng thông, hay một vài thông số khác do nhà sản xuất quy định. Nó có thể là chức năng rỗng có nghĩa là chấp nhận mọi yêu cầu truy nhập của đầu cuối.
• Điều khiển độ rộng băng thông :Gatekeeper hỗ trợ các bản tin BRQ/BRJ/BCF cho việc quản lý băng thông. Nó có thể là chức năng rỗng nghĩa là chấp nhận mọi yêu cầu thay đổi băng thông.
• Quản lý vùng: Ở đây chữ vùng là tập hợp tất cả các phần tử H.323 gồm thiết bị đầu cuối, Gateway, MCU có đăng ký hoạt động với Gatekeeper để thực hiện liên lạc giữa các phần tử trong vùng hay từ vùng này sang vùng khác.

Các chức năng không bắt buộc của Gatekeeper:
• Điều khiển báo hiệu cuộc gọi: Gatekeeper có thể lựa chọn hai cách điều khiển báo hiệu cuộc gọi là: hoàn thành báo hiệu cuộc gọi với các đầu cuối và xử lý báo hiệu cuộc gọi chính bản thân nó, hay Gatekeeper có thể ra lệnh cho các đầu cuối kết nối một kênh báo hiệu cuộc gọi hướng tới nhau. Theo cách này thì Gatekeeper không phải giám sát báo hiệu trên kênh H.225.
• Cho phép cuộc gọi : Thông qua việc sử dụng báo hiệu H.225, Gatekeeper có thể loại bỏ các cuộc gọi không được phép. Những nguyên nhân từ chối bao gồm hạn chế tới hay từ một đầu cuối cụ thể, hay các Gateway, và hạn chế truy nhập trong các khoảng thời gian nhất định.
• Quản lý băng thông : Gatekeeper có thể hạn chế một số các đầu cuối H.323 cùng một lúc sử dụng mạng.Thông qua việc sử dụng kênh báo hiệu H.225, Gatekeeper có thể loại bỏ các các cuộc gọi từ một đầu cuối do sự hạn chế băng thông. Điều đó có thể xảy ra nếu Gatekeeper thấy rằng không đủ băng thông sẵn có trên mạng để trợ giúp cho cuộc gọi. Việc từ chối cũng có thể xảy ra khi một đầu đang tham gia một cuộc gọi yêu cầu thêm băng thông. Nó có thể là một chức năng rỗng nghĩa là mọi yêu cầu truy nhập đều được đồng ý.
• Quản lý cuộc gọi : Một ví dụ cụ thể về chức năng này là Gatekeeper có thể lập một danh sách tất cả các cuộc gọi H.323 hướng đi đang thực hiện để chỉ thị rằng một đầu cuối bị gọi đang bận và cung cấp thông tin cho chức năng quản lý băng thông.

1.1.3. Khối điều khiển đa điểm MCU .
Khối điều khiển đa điểm (MCU) đwợc sử dụng khi một cuộc gọi hay hội nghị cần giữ nhiều kết nối hoạt động. Do có một số hữu hạn các kết nối đồng thời, nên các MCU giám sát sự thoả thuận giữa các đầu cuối và sự kiểm tra mọi đầu cuối về các khả năng mà chúng có thể cung cấp cho hội nghị hay cuộc gọi. Các MCU gồm hai phần: Bộ điều khiển đa điểm (MC) và Bộ xử lý đa điểm (MP).
Bộ điều khiển đa điểm (MC) có trách nhiệm trong việc thoả thuận và quyết định khả năng của các đầu cuối. Trong khi đó bộ xử lý đa điểm được sử dụng để xử lý đa phương tiện (multimedia), các luồng trong suốt quá trình của một hội nghị hay một cuộc gọi đa điểm.
Bộ xử lý đa điểm ( MP ) có thể không có hay có rất nhiều vì chúng có trách nhiệm trộn và chuyển mạch các luồng phương tiện truyền đạt và việc xử lý các bit dữ liệu âm thanh và hình ảnh. MC không phải tương tác trực tiếp với các luồng phương tiện truyền đạt, đó là công việc của MP. Các MC và MP có thể cài đặt như một thiết bị độc lập hay là một phần của các phần tử khác của H.323.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top