leopuzz

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC:
GIỚI THIỆU 3
1 Bùn thải 4
1.1 Khái niệm bùn thải 4
1.2 Đặc điểm bùn thải 4
1.3 Các công nghệ xử lý bùn thải 4
2 Phương pháp khí hóa 5
2.1 Khái niệm 5
2.2 Các phản ứng hóa học trong quá trình khí hóa 5
2.3 Ưu nhược điểm của phương pháp khí hóa 6
3 Một số phương pháp khí hóa bùn thải 6
3.1 Lò phản ứng cố định. 8
3.1.1 Phương pháp khí hóa thuận. 9
3.1.2 Quá trình khí hóa nghịch 11
3.1.3 Khí hóa liên hợp 12
3.2 Lò phản ứng tầng sôi 14
3.2.1 Đặc điểm và ưu điểm của quy trình khí hóa tầng sôi 15
3.2.2 Nhược điểm của quy trình khí hóa tầng sôi 16
3.3 Lò phản ứng dạng cuốn 16
4 Kết luận 18
5 Case study: “Fate of heavy metals and radioactive metals in gasification of sewage sludge” 18
5.1 Mục tiêu nghiên cứu 18
5.2 Mô hình thí nghiệm 18
5.3 Mô tả thí nghiệm 20
5.4 Kết quả và thảo luận 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23


GIỚI THIỆU

Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, môi trường càng ngày càng bị ô nhiễm vì con người chỉ quan tâm đến lợi nhuận về kinh tế nên vấn đề môi trường không phải là tiêu chí quan trọng.
Khi một lượng rác thải hay nước thải tồn đọng một thời gian dài thì sẽ phát sinh mùi, nước rỉ rác và thậm chí còn phân hủy tại nên bùn. Mặt khác, rác thải còn tồn tại rất nhiều loại chất thải có kích thước nhỏ, kết hợp với nước thì sẽ tạo thành những loại bùn rất ô nhiễm. Trong thực tế, chất thải các nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường chủ yếu dưới dạng bùn.
Giải quyết vần đề này cũng là một thách thức lớn. Những cách xử lý thông thường đã được dùng để xử lý bùn thải thường là chôn lấp hợp vệ sinh, ép khô. Nhưng những cách này không giải quyết được triệt để.
Vấn đề đặt ra là vừa xử lý triệt để, vừa có thể sử dụng năng lượng của quá trình đó và sản phẩm sinh ra là một sản phẩm có ích. Hiện nay, phương pháp xử lý bùn đang được quan tâm nhất là phương pháp xử lý bùn thải bằng phương pháp khí hóa.
Sản phẩm của quá trình khí hóa là không khí và có thể làm nhiên liệu, sử dụng sản xuất điện năng và không sinh ra dioxon, khí gây ung thư trong quá trình xử lý.








XỬ LÝ BÙN THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÍ HÓA
1 Bùn thải
1.1 Khái niệm bùn thải
Bùn thải là một hỗn hợp nhớt, hỗn hợp bán rắn bao gồm chất hữu cơ chứa vi sinh vật, kim loại độc hại, hóa chất hữu cơ tổng hợp và giải quyết các chất thải rắn ra khỏi nước thải công nghiệp và trong nước tại một nhà máy xử lý nước thải.
1.2 Đặc điểm bùn thải
Bùn thải là sản phẩm cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, như từ xử lý bậc 1 (vật lý/hóa học), bậc 2 (sinh học) và bậc cao (loại bỏ Nito, Photpho). Do đó tùy từng loại bùn thải mà chúng có thể chứa các độc tố sau đây:
- Chất độ hại chứa các kim loại nặng: Cd, Cr (III) và Cr (VI), Cu, Hg, Ni, Pb, Zn, Ag, nhóm kim loại platinum và á kim (As, Se).
- Các chất ô nhiễm hữu cơ.
- Vi khuẩn, vi rút, động vật nguyên sinh, giun ký sinh và nấm.

Hình 1: Nguồn gốc của bùn thải (ICON, 2001, modified)
1.3 Các công nghệ xử lý bùn thải
- Thiêu đốt: là phương pháp oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, sản phẩm cháy là chất khí và các chất trơ không cháy. Đây là phương pháp phổ biến, được nhiều nơi áp dụng, là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao, tạo ra khí CO2, H2O... Nhưng nhược điểm của phương pháp này là tạo ra các chất độc như dioxin, furan…
- Bãi chôn lấp: chi phí cao để vận chuyển bùn thải đến bãi chôn lấp, dễ rò rỉ ra ngoài và nhiễm chất độc vào nước ngầm và môi trường đất.
- Phương pháp khí hóa: là quá trình đốt cháy bùn thải trong môi trường thiếu ôxi để sản sinh ra các chất khí dễ cháy như Carbon monoxide (CO), hydro (H2) và một phần khí metan (CH4). Hỗn hợp này được gọi là hỗn hợp khí cháy. Hỗn hợp khí cháy có thể được sử dụng để chạy động cơ đốt trong (cả loại động cơ nén cao áp và loại động cơ đánh lửa), cũng có thể được sử dụng để sản xuất me bùn thảiol (CH3OH) – nhiên liệu cho động cơ nhiệt cũng như là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất và quan trọng là nguyên liệu cho hệ thống máy phát điện thông qua động cơ đốt trong để tạo công cơ học làm quay máy phát tạo ra nguồn điện.
Phương pháp này hiện nay được ưa chuộng để xử lý bùn thải vì lợi ích của phương pháp này mang lại.
2 Phương pháp khí hóa
2.1 Khái niệm
Khí hóa là chuyển đổi một vật liệu chứa cacbon tạo thành khí tổng hợp. Khí tổng hợp này là một hỗn hợp khí dễ cháy, thông thường chứa các khí carbon, monoxide, hydrogen, nito, khí carbon dioxide và methane.
Khí tổng hợp có nhiệt trị khá thấp, dao động từ 100 – 300 BTU/SCF, các khí tổng hợp có thể được sử dụng như nhiên liệu để tạo ra điện hay sinh ra hơi nước làm máy phát điện.
2.2 Các phản ứng hóa học trong quá trình khí hóa
Các phản ứng trong quá trình khí hóa diễn ra trong sự có mặt của hơi nước và oxy để phân hủy carbon. Một số sản phẩm của quá trình khí hóa này làm nhiên liệu cho quá trình khí hóa kia, lượng nhiệt phát sinh ra được cung cấp cho quá trình khí hóa tiếp sau đó. Nhiệt độ trong là khí hóa thường là 800oC đến 1200oC.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top