Roselyn

New Member

Download miễn phí Đề tài Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 – 2010 và các giải pháp thực hiện





Mục lục 1

Lời mở đầu 2

Phần thứ nhất: Vai trò của kế hoạch tăng trưởng kinh tế trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 3

I. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế 3

1. Tăng trưởng kinh tế 3

2. Vai trò của kế hoạch tăng trưởng kinh tế trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 4

II. Nội dung và phương pháp xây dựng các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng kinh tế 7

1. Nội dung của kế hoạch tăng trưởng 7

2. Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng kinh tế 8

2.1. Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng kinh tế theo mô hình tăng trưởng đầu tư 8

2.2. Phương pháp xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế theo phương pháp hồi quy tuyến tính (thực nghiệm – xu thế) 10

Phần thứ hai: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 11

2001 – 2005 11

I. Nội dung của kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 11

II. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 11

1. Những thành tựu 11

2. Những yếu kém, tồn tại 13

3. Nguyên nhân của thành tựu và yếu kém 14

Phần thứ ba: Xây dựng kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 – 2010 15

I. Nội dung kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 - 2010 15

II. Đánh giá thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2006 và 2007 16

1. Tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2006 16

2. Tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2007 17

3. Những nhiệm vụ của kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2008 và khả năng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 – 2010 17

III. Một số giải pháp thực hiện 18

1. Giải pháp về các nguồn lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế 18

1.1. Giải pháp về lực lượng lao động 18

1.2. Giải pháp về khối lượng vốn đầu tư 19

1.3. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ 22

2. Một số giải pháp khác 26

2.1. Giải pháp về phát triển các doanh nghiệp 26

2.2. Giải pháp về xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thể chế kinh tế 26

2.3. Giải pháp về phát triển đồng bộ các loại thị trường 28

Kết luận 30

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lâm nghiệp tăng 1,4%; thuỷ sản tăng 12,1%. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 3,8%/năm (mục tiêu đề ra là 4,3%)
Khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, cao hơn 2,9% so với mục tiêu đề ra và cao hơn so với 5 năm trước, đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước tăng 11,5%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 21,9%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,8%. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng bình quân 10,1%/năm. Năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng lên đáng kể, nhiều sản phẩm đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và đóng góp lớn cho xuất khẩu. Mục tiêu sản xuất nhiều sản phẩm được hoàn thành trước thời hạn. Một số ngành công nghiệp đã phát triển nhanh như: khai thác và chế biến khí thiên nhiên, đóng tàu, chế tạo thiết bị đồng bộ, sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, chế biến đồ gỗ... Tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu, phụ tùng, thiết bị chế tạo trong nước ngày càng tăng. Cơ cấu sản phẩm và công nghệ chuyển dịch theo hướng tiến bộ, gắn sản xuất với thị trường. Quá trình nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển. Tỷ lệ công nghiệp chế tác, công nghiệp cơ khí chế tạo và tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm công nghiệp tăng lên
Khu vực dịch vụ có bước dịch chuyển tích cực, theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm, cao hơn kế hoạch đề ra. Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng gần 7,0%/năm (kế hoạch 6,2%); riêng năm 2005, giá trị tăng thêm tăng 8,5%, cao hơn mức tăng GDP
2. Những yếu kém, tồn tại
2.1. Đánh giá tổng quát
Tuy trong 5 năm 2001 – 2005 đã đạt được nhiều thành tựu lớn, rất quan trọng nhưng bên cạnh đó thì tăng trưởng kinh tế nước ta chưa thực sự vững chắc. Đóng góp vào tăng trưởng chủ yếu vẫn là yếu tố vốn và lao động, yếu tố khoa học và công nghệ tuy có tăng lên, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.
Trong nông nghiệp, các cách canh tác tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng, giống cây trồng, vật nuôi tốt còn thiếu, chưa đáp ứng đủ và kịp thời cho sản xuất. Năng suất nhiều cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn còn chậm, nhiều nơi còn mang tính tự phát, chưa bền vững. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn chưa được triển khai một cách có bài bản. Nhiều sản phẩm chủ yếu của nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chưa xây dựng được thương hiệu nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Mặc dù giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng cao và vượt mục tiêu đề ra nhưng chi phí sản xuất cao, nên giá trị tăng thêm của toàn ngành không đạt mục tiêu, chỉ tăng 3,8% so với mục tiêu đề ra là 4,3%
Trong công nghiệp, tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng hiệu quả chung của toàn ngành chưa được cải thiện, sản phẩm, thương hiệu có sức cạnh tranh tiến bộ chậm; giá trị sản xuất ngành công nghiệp 5 năm 2001-2005 tăng 16%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế tác trong công nghiệp khoảng 60-70%, nhưng giá trị gia tăng thấp; đặc biệt là các ngành công nghiệp gia công như: may mặc, da giày, chế biến gỗ xuất khẩu... có giá trị sản xuất cao, nhưng phần lớn chi phí lại là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị tăng thêm rất thấp.
Công nghiệp hiện đại trong các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, tốc độ đổi mới công nghệ chậm. Đến nay, nước ta sử dụng phổ biến công nghệ trung bình; số ngành, lĩnh vực đạt trình độ công nghệ hiện đại còn ít. Sản xuất vật liệu, đặc biệt vật liệu mới để tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp khác phát triển chưa hình thành.
Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp chế biến với phát triển các vùng nguyên liệu nông sản. Sự phát triển của công nghiệp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa được chú trọng đúng mức; việc thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn còn lúng túng, chưa có hướng đi cụ thể, chưa đóng góp nhiều cho công cuộc xoá đói giảm cùng kiệt và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Trong dịch vụ, tốc độ tăng trưởng tuy đạt vượt mức kế hoạch, nhưng còn thấp so với khả năng phát triển; tỷ trọng của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước còn ở mức thấp; chất lượng và hiệu quả các hoạt động dịch vụ chưa cao; nhiều loại phí dịch vụ còn bất hợp lý và cao hơn nhiều nước trong khu vực. Năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp còn yếu. Các ngành dịch vụ có giá trị tăng thêm cao như dịch vụ tài chính, tiền tệ... gần đây có chuyển biến, nhưng nhìn chung phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Riêng dịch vụ giao dịch bất động sản thị trường thiếu ổn định. Việc tạo môi trường, khuyến khích, huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành du lịch chưa đáp ứng nhu cầu và khả năng phát triển ngành.
3. Nguyên nhân của thành tựu và yếu kém
a. Nguyên nhân của thành tựu
Thứ nhất, đó là kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bước đầu đã hoàn thiện và đồng bộ các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế, xã hôi. Nhiều chủ trương, chính sách về phát huy nội lực và thu hút ngoại lực để phát triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển thị trường trong nước, ngoài nước... đã phát huy tác dụng tích cực
Thứ hai, kết quả đầu tư của nhiều năm qua cùng với sự huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, nhất là nguồn vốn trong dân đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành, có thêm nhiều công nghệ hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh
b. Nguyên nhân của yếu kém
Thứ nhất, tư duy kinh tế chậm đổi mới. Một số vấn đề lý luận quan trọng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, độc lập, tự chủ về kinh tế... chưa được làm sáng tỏ, dẫn đến lúng túng, chậm trễ trong việc cụ thể hoá và thực hiện một số chủ trương lớn như sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng (dịch vụ bất động sản, tài chính, ngân hàng, du lich). Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường
Thứ hai, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế
Phần thứ ba: Xây dựng kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 – 2010
I. Nội dung kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 - 2010
1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng qu

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kì kế hoạch 5 năm Luận văn Kinh tế 2
D Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉ Luận văn Kinh tế 0
H Tăng cường công tác quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Kế hoạch tăng trưởng trong hệ thống khoa học phát triển kinh tế-xã hội Luận văn Kinh tế 0
F Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Tăng cường vai trò của Kế hoạch kinh doanh tại Công ty Cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam – Hu Tài liệu chưa phân loại 0
H FLC,FLCER.. ĐHCĐ FLC: Đặt kế hoạch lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng và Hành trình tăng vốn siêu khủng ! Tài chính, Chứng khoán 9
I Hô Hô, MCG sau soát xét LN tăng thêm 5 tỷ , 6 tháng 33 tỷ-80% kế hoạch năm Tài chính, Chứng khoán 9
T Chuẩn Chắc Cú VGS...Ý Chí Việt giao hưởng Xe Tăng Đức,Lên kế hoạch LNST 2014 tăng 31% Tài chính, Chứng khoán 9
W KTB kế hoạch lợi nhuận 520tỉ/VDL 240tỉ giảm 3 năm từ 45 về 7, giá đồng tăng mạnh... Tài chính, Chứng khoán 9

Các chủ đề có liên quan khác

Top