nh0c_kute_112

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬ
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 5
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YỂU TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUAN HỆ CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC
1.1. Tình hình thế giới và khu vực .................................................................. 13
1.2. Khái quát tình hình Campuchia và Trung Quốc ...................................... 17
1.3. Quan hệ truyền thống Campuchia - Trung Quốc..................................... 26
1.4. Chủ trương, mục tiêu của Campuchia và Trung Quốc trong quan hệ giữa
hai nước........................................................................................................... 31
Tiểu kết............................................................................................................ 38
Chương 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao .................................................................... 40
2.2. Quan hệ quốc phòng - an ninh ................................................................. 51
2.3. Quan hệ kinh tế ........................................................................................ 59
2.4. Quan hệ văn hóa - xã hội.......................................................................... 70
Tiểu kết............................................................................................................ 76
Chương 3
TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ CAMPUCHIA - TRUNG QUỐC
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
3.1. Đối với Campuchia .................................................................................. 78
3.2. Đối với Trung Quốc ................................................................................. 94
3.3. Đối với Việt Nam................................................................................... 103
Tiểu kết.......................................................................................................... 105
KẾT LUẬN................................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 110
PHỤ LỤC
Hoạt động chính trị ngoại giao giữa lãnh đạo cấp cao Campuchia - Trung
Quốc từ năm 2000 đến 2014 ......................................................................... 113
Nội dung một số Tuyên bố chung, Thông cáo chung giữa Campuchia và
Trung Quốc từ năm 2000 đến nay................................................................. 116
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó
lường. Sự tranh giành ảnh hưởng, lợi ích giữa các cường quốc diễn ra quyết
liệt, tác động tiêu cực đến hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới. Trong
đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc và tranh giành ảnh hưởng Trung - Mỹ là những
yếu tố quan trọng nhất tác động đến quan hệ quốc tế. Ngay từ đầu thế kỷ XXI,
với sự trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế, quân sự và chính trị, Trung Quốc triển khai
chiến lược “Hướng Nam”, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu
vực Đông Nam Á luôn được đặt vị trí ưu tiên số một. Đây là một trong ưu tiên
chiến lược quan trọng của Trung Quốc nhằm chiếm không gian, mở rộng ảnh
hưởng cho sự trỗi dậy, đồng thời tìm cách thoát khỏi vành đai bao vây chiến
lược của Mỹ. Việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á -
Thái Bình Dương và tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ở Biển Đông, Biển Hoa
Đông đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích, tham vọng trỗi dậy, giấc mộng
“phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa - giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc”.
Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp
tác với Campuchia, nâng quan hệ Campuchia - Trung Quốc lên tầm “Quan hệ
đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Đây là một trong những vấn đề nổi bật,
thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.
Campuchia và Trung Quốc đều là hai quốc gia láng giềng có chung
đường biên giới với Việt Nam. Vì vậy, mọi diễn biến, biến động về chính trị,
kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội ở Campuchia và Trung Quốc
đều có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài
đối với Việt Nam, nhất là về chính trị, quốc phòng - an ninh. Quan hệ giữa
Việt Nam với Trung Quốc, giữa Việt Nam với Campuchia đã có từ lâu đời và
Nol thăm Bắc Kinh, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, để bàn việc
Trung Quốc viện trợ quân sự cho Campuchia. Ngay sau khi Lon Nol đảo
chính vào năm 1970, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố ủng hộ Lon Nol và
khuyên Việt Nam cũng nên ủng hộ Lon Nol. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề
nghị Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh “Sihanouk không có lực lượng, Việt Nam
cần ủng hộ Lon Nol; Trung Quốc đón Sihanouk nhưng vẫn quan hệ tốt với đại
sứ quan của Phnom Penh” và Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia cũng đề nghị
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia điều tương tự… Phải đến 5/5/1970, Trung
Quốc mới chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Lon Nol. Thứ ba, Trung
Quốc vẫn duy trì quan hệ với Sihanouk, tạo điều kiện để Sihanouk lưu trú ở
Trung Quốc. Sau khi bị Lon Nol lật đổ, Sihanouk và Hoàng tộc sang Trung
Quốc thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia và Chính phủ Đoàn kết
dân tộc Vương quốc Campuchia đặt trụ sở tại Bắc Kinh.
Từ năm 1975, Trung Quốc hậu thuẫn Khmer Đỏ, phản đối Việt Nam can
thiệp vào Campuchia, gây ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc với Việt
Nam. Được sự hậu thuẫn của Trung Quốc, chính quyền Khmer Đỏ thực hiện
chính sách đối ngoại thù địch và hiếu chiến với Việt Nam, kích động hận thù
dân tộc, nhận viện trợ vũ khí trang bị và huấn luyện của Trung Quốc để chuẩn
bị xâm lược Việt Nam. Tháng 4/1975, Pol Pot thực hiện chính sách dồn dân,
xóa bỏ thành phố, tiền tệ, trường học, bệnh viện và tàn sát trí thức…Trong khi
dư luận thế giới hết sức kinh hoàng thì nhà cầm quyền Trung Quốc lại đồng
tình và khuyến khích Pol Pot12. Trong thời gian từ 1975 đến 1978, Bắc Kinh
giảm đáng kể viện trợ cho các nước đang phát triển, nhưng dành cho
Campuchia ½ tổng số viện trợ của Bắc Kinh đối với các nước. Tháng 8/1975,
Bắc Kinh viện trợ không hoàn lại cho Pol Pot 1 tỷ USD trong 5 năm, bao gồm
viện trợ kinh tế và quân sự. Trung Quốc lập cầu hàng không chuyên chở vũ
khí cho Campuchia, yêu cầu Thái Lan cho Trung Quốc sử dụng đường bay
qua không phận Thái Lan để vận chuyển hàng viện trợ cho Pol Pot; cử hơn 2
vạn cố vấn sang Campuchia; vạch kế hoạch giúp Pol Pot xây dựng các căn cứ
quân sự ở Battambang, Siem Reap, Kampong Thom…; giúp Pol Pot xây
dựng 23 sư đoàn vào năm 1978, có đủ hải, lục, không quân, trang bị hoàn
toàn bằng vũ khí và phương tiện chiến tranh của Trung Quốc, vượt xa khả
năng của nền kinh tế và nhu cầu phòng thủ của Campuchia13.
Các bước leo thang chiến tranh của Campuchia diễn ra gần như song
song với các bước leo thang của Trung Quốc trong việc gây sức ép quân sự
chống Việt Nam. Trong giai đoạn 1975-1979, Khmer Đỏ kích động tư tưởng
dân tộc hẹp hòi, chia rẽ quan hệ Việt Nam - Campuchia, khiêu khích, gây
xung đột dọc biên giới. Ngày 31/12/1977, Đại sứ quán Campuchia ở Bắc
Kinh tổ chức họp báo vu cáo Việt Nam xâm lược lãnh thổ Campuchia, ép
buộc Campuchia tham gia Liên bang Đông Dương và tuyên bố cắt đứt quan
hệ ngoại giao với Việt Nam. Tháng 1/1978, trong chuyến thăm Campuchia,
Phó Ủy viên trưởng Quốc hội Trung Quốc Đặng Lĩnh Siêu khuyến khích
Campuchia “nước yếu, nước nhỏ có thể đánh bại nước lớn, nước mạnh”14.
Tháng 11/1978, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc họp bàn về vấn đề
Campuchia, quyết định tăng cường ủng hộ Khmer Đỏ bằng tiền bạc, vũ khí và
ngoại giao, nếu Campuchia gặp khó khăn thì Trung Quốc sẽ tiến công vào
biên giới phía Bắc để hỗ trợ Khmer Đỏ, để “dạy cho Việt Nam một bài học”15.
Cuối năm 1978, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Uông Đông Hưng
sang Campuchia, tuyên bố “Trung Quốc ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ độc

lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia Dân chủ”16. Tháng
12/1978, Pol Pot tập trung 19/23 sư đoàn chủ lực ở biên giới, tấn công trên
tuyến biên giới Việt Nam. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt
Nam, các lực lượng yêu nước của Campuchia đã tiến công lật đổ chế độ
Campuchia Dân chủ vào ngày 07/01/1979. Ngay sau đó, Trung Quốc tiến
công vào biên giới phía Bắc của Việt Nam từ ngày 17/2-16/3/1979 nhằm gây
sức ép buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Báo chí Trung Quốc phát
động một chiến dịch vu khống “Việt Nam bài Hoa, chống Trung Quốc”, “xâm
phạm biên giới Trung Quốc” và kêu gọi Mỹ, Nhật, phương Tây và ASEAN
lập Mặt trận quốc tế chống bá quyền, tức là chống Việt Nam và Liên Xô.
Từ năm 1979 - 1991, Trung Quốc trợ giúp phái Sihanouk, tiếp tục hỗ trợ
cho lực lượng Khmer Đỏ, can thiệp giải quyết vấn đề Campuchia. Ngay sau
khi Pol Pot bị lật đổ, Trung Quốc tranh thủ Thái Lan để cứu nguy cho Pol Pot,
sử dụng Thái Lan làm đất thánh cho Khmer Đỏ. Đặng Tiểu Bình yêu cầu
“chính phủ Thái Lan cho phép Trung Quốc viện trợ vật chất cho Campuchia
qua Thái Lan”. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan, Bí thư Quân ủy
Trung ương Trung Quốc Cảnh Tiêu đề nghị Thái Lan vận động để ASEAN
không công nhận Chính phủ Campuchia; khẳng định Trung Quốc ủng hộ
tuyệt đối Campuchia Dân chủ đến cùng và mong Thái Lan thu xếp để Ieng
Sary đi Trung Quốc và về Campuchia qua Thái Lan. Trung Quốc tiếp tục viện
trợ vũ khí cho tàn quân Khmer Đỏ, chỉ riêng trong năm 1982, Bắc Kinh đã
cung cấp cho tàn quân Khmer hàng vạn tấn vũ khí đạn dược, hàng nghìn khẩu
pháo, cối các loại, tên lửa H.12 và hàng vạn khẩu B40, B41, súng trường và
hàng vạn tấn lương thực; để lại khoảng 2.000 nhân viên quân sự để chỉ huy
tàn quân Pol Pot chống phá17. Từ năm 1979, Trung Quốc tiếp đón Sihanouk,
duy trì quan hệ tốt và cấp nơi cư trú cho Sihanouk ở Bắc Kinh nhằm bảo đảm
Sihanouk luôn ủng hộ Trung Quốc. Sau năm 1979, Trung Quốc đưa Sihanouk
giữ ghế của Campuchia Dân chủ ở Liên hợp quốc; vận động đàm phán để
thành lập “Chính phủ liên hiệp” gồm ba phái nhằm duy trì vị trí của Khmer
Đỏ, gạt bỏ vai trò của lực lượng cách mạng của Heng Samrin. Đặng Tiểu
Bình khuyên Pol Pot “phải đoàn kết rộng rãi trên cơ sở dân tộc và yêu nước,
phải tính tới việc thành lập mặt trận đoàn kết với Sihanouk”18. Liên tục trong
thời gian dài, Trung Quốc tìm cách trì hoãn hòa bình, ổn định ở Campuchia;
yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, coi đây là điều kiện tiên quyết
cho mọi giải pháp ở Campuchia. Tháng 3/1983, Trung Quốc tuyên bố yêu cầu
Việt Nam đơn phương rút quân là điều kiện tiên quyết cho việc bình thường
hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Quan hệ chính trị Campuchia - Trung Quốc được thắt chặt sau biến cố
chính trị ở Campuchia năm 1997. Từ ngày 5-6/7/1997, một cuộc đụng độ vũ
trang xảy ra giữa lực lượng ủng hộ Thủ tướng thứ nhất Norodom Ranariddh
với lực lượng ủng hộ Thủ tướng thứ hai Hun Sen. Kết cục, Norodom
Ranariddh phải chạy ra nước ngoài. Sau cuộc xung đột, với lý do Đài Loan
ngầm ủng hộ Norodom Ranariddh, Hun Sen ra lệnh đóng cửa Văn phòng đại
diện Đài Loan, trục xuất các nhân viên của Văn phòng này khỏi Campuchia.
Động thái này của Hun Sen làm cho Trung Quốc thấy được tín hiệu điều chỉnh
chính sách của Campuchia đối với Trung Quốc. Ngay lập tức, Trung Quốc
chính thức công nhận Chính phủ mới của Campuchia khi thay mặt Chính phủ
Campuchia sang Trung Quốc vào tháng 8/1997. Thủ tướng Trung Quốc Lý
Bằng khẳng định với đồng Thủ tướng Hun Sen và Ung Huot, rằng “Trung
Quốc sẽ không bao giờ can thiệp vào chính trị nội bộ của Campuchia” và “các

vấn đề của Campuchia phải được giải quyết bởi nhân dân Campuchia”19.
Bên cạnh quan hệ chính trị, ngoại giao, quan hệ kinh tế Campuchia -
Trung Quốc trong thập niên 90 của thế kỷ XX cũng phát triển mạnh mẽ. Năm
1992, thương mại song phương đạt 12,46 triệu USD, sau đó tăng lên 120,7
triệu USD vào năm 1997 và đạt 223,57 triệu USD vào năm 2000. Đầu tư của
Trung Quốc vào Campuchia tăng gấp ba lần trong năm 1997-1998 và tăng
thêm 40% vào năm 1999. Trung Quốc ký bản ghi nhớ về việc Trung Quốc
cam kết hỗ trợ nông nghiệp, năng lượng, thủy sản và vận tải biển vào tháng
9/1997) và chính thức viện trợ 116 xe tải chở hàng quân sự và 70 xe jeep trị
giá 2,8 triệu USD vào tháng 12/199720. Tháng 2/1999, trong chuyến thăm
Trung Quốc của Thủ tướng Hun Sen, Trung Quốc viện trợ không hoàn lại cho
Campuchia 18,3 triệu USD và cho vay không lãi suất 200 triệu USD để
Campuchia tiến hành các dự án cơ sở hạ tầng. Phía Trung Quốc khẳng định,
chuyến thăm này là "một tầm cao mới" trong quan hệ Campuchia - Trung
Quốc và 218 triệu USD là khoản viện trợ cao nhất mà Trung Quốc cấp cho
các nước trong thời điểm đó.
Như vậy, quan hệ Campuchia - Trung Quốc trước thế kỷ XXI ngày càng
được củng cố và phát triển. Nổi bật là việc Trung Quốc sử dụng nhiều con bài
chính trị ở Campuchia nhằm chi phối, hướng lái Campuchia theo ý đồ của
Trung Quốc. Quan hệ Campuchia - Trung Quốc là nhân tố quan trọng tác
động đến lịch sử và hòa bình, ổn định ở Campuchia.
1.4. Chủ trương, mục tiêu của Campuchia và Trung Quốc trong
quan hệ giữa hai nước
1.4.1. Chủ trương, mục tiêu của Campuchia
Đường lối đối ngoại của Campuchia là giữ chính sách trung lập, không
liên kết, tồn tại hòa bình và ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng
và khu vực21. Campuchia chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác chính trị,
thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc, trong đó thu hút đầu tư trực tiếp từ
Trung Quốc, tạo cơ chế thông thoáng từ các nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc
để ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở cơ chế ASEAN - Trung Quốc,
cơ chế song phương và các diễn đàn kinh tế đa phương khác.
Về chính trị, Campuchia mong muốn thúc đẩy hợp tác chính trị với
Trung Quốc để nâng cao vị thế trong khu vực và tận dụng sự ủng hộ của
Trung Quốc trong các diễn đàn, cơ chế hợp tác đa phương. Bên cạnh đó,
Campuchia ở giữa Thái Lan và Việt Nam, những nước có tiềm lực kinh tế,
quân sự mạnh hơn Campuchia, vì vậy, Campuchia phải tìm kiếm các mối
quan hệ tốt với các cường quốc bên ngoài làm đối trọng với Thái Lan và Việt
Nam, trong đó quan hệ tốt với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu22.
Về kinh tế, đối với quốc gia có trình độ phát triển thấp ở khu vực như
Campuchia, đầu tư và viện trợ của Trung Quốc là nguồn lực to lớn để
Campuchia phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn
việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Campuchia không phải là quốc gia
có cơ sở hạ tầng tốt, do hậu quả của nội chiến và xung đột kéo dài nhiều thập
kỷ trước. Những năm 2000, Campuchia chỉ có một hệ thống đường sắt chạy
tới Kampong Cham và tới miền Tây Bắc giáp Thái Lan, tổng chiều dài đường
sắt là 603 km; có khoảng gần 12% trong số 35,769 km đường bộ của
Campuchia được trải nhựa và con đường tốt nhất ở Campuchia đường nối thủ
đô Phnom Penh với cảng biển Sihanoukville. Ngoài ra, Campuchia cần đối
tác kinh tế như Trung Quốc để thúc đẩy phát triển xuất khẩu, đẩy mạnh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top