Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò đối với nền kinh tế quốc dân





Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án đã triển khai hoạt động mở rộng, tăng công suất hiện có như: Công bố công khai quy hoạch phát triển các sản phẩm công nghiệp cần hạn chế công suất hay ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư; Thực hiện cơ chế đăng ký tăng vốn nếu chủ đầu tư hoàn thành việc thực hiện vốn đầu tư ban đầu đã cam kết; Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn FDI xuất khẩu bằng biện pháp kinh tế và ưu đãi tài chính (giảm thuế, thưởng xuất khẩu, sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu.) nhằm thay thế các biện pháp hành chính hiện nay. Trước mắt, cần điều chỉnh danh mục sản phẩm phải xuất khẩu ít nhất 80% theo hướng chỉ áp dụng với một số ít sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu và cần thiết phải bảo hộ. Đồng thời, xử lý linh hoạt tỷ lệ xuất khẩu như không bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện đúng tỷ lệ quy định ngay từ năm đầu, mà có thể cho phép sâu 3-5 năm.

 

Xử lý linh hoạt hơn nữa các quy định về hình thức đầu tư theo hướng: khuyến khích hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đối với dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới và các dự án có quy mô vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài, độ rủi ro cao, tỷ lệ lợi nhuận thấp. Mở rộng việc cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài đối với một số lĩnh vực đòi hỏi phải liên doanh (quy định tại Nghị định 10/1998/CP) như kinh doanh xây dựng, hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất xi măng, xây dựng khu thể thao, khu vui chơi giải trí, trồng rừng hay trồng cây công nghiệp lâu năm, các dự án dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật. Cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh thành 100% vốn nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, các đối tác liên doanh mâu thuẫn nghiêm trọng, có nguy cơ đổ vỡ, hay trong trường hợp liên doanh hoạt động bình thường nhưng đối tác trong nước muốn rút vốn để đầu tư vào dự án khác có hiệu quả hơn. Song việc chuyển đổi phải bảo đảm điều kiện giữ được việc làm cho người lao động, bên Việt Nam bảo toàn được vốn hay chịu rủi ro ở mức thấp nhất.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


uchia và Lào.
- Sự thay đổi nhanh chóng về chính trị và kinh tế trên bán đảo Đông Dương tạo ra cho Thái Lan một cơ hội mới và một vị trí đặc biệt như cửa ngõ khu vực.
- Xã hội Thái Lan mang đặc tính bình yên chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng phật giáo đã có sức hút mạnh các nhà đầu tư Nhật, Đài Loan, HK.
- Các công ty hoạt động ở Thái Lan luôn được hỗ trợ ở các địa phương và các ngành công nghiệp khác.
c). Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước NICs châu á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singarpore và Hồng Kông)
Vào những năm 1950 - 1960 nền kinh tế của các nước NICs châu á rất lạc hậu, phát triển mất cân đối. GNP bình quân đầu người thấp 90 - 150USD/người/năm. Cả 4 nước trên đều cùng kiệt về tài nguyên, đất hẹp, người đông, khí hậu kém thuận lợi. Lợi thế hầu như chỉ dựa vào biển và nguồn lao động rẻ tiền. Đến nay cả 4 nước NICs châu á đều trở thành các nước công nghiệp mới (Newly Industrial Countries) với tốc độ phát triển kinh tế cao. Một trong những nguyên nhân thành công là do mỗi nước tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm kinh tế của mình mà có chính sách thu hút vốn đầu tư quốc tế thích hợp.
1.3.2. Những tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế
a). Những tác động tích cực
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước NICs châu á đã góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, đồng thời thay đổi cơ cấu nền kinh tế. Công nghiệp hoá (CNH) về hướng xuất khẩu được thực hiện trên cơ sở thu hút ngày càng đông đảo sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài làm chuyển biến cơ cấu công nghiệp từ sự tồn tại phổ biến các ngành công nghiệp kỹ thuật thấp, thu hút nhiều lao động sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, có hàm lượng vốn lớn. Thập kỷ 60, ở NICs châu á chưa xuất hiện nghành công nghiệp hoá dầu, đóng tàu, công nghiệp chế tạo, công nghệ sinh học, điện tử cao cấp, laze, chế tạo ô tô... mà chủ yếu là các ngành dệt da và các sản phẩm da, quần áo may sẵn, lắp ráp đồ điện, dày dép, tóc giả... Hiện nay các ngành sử dụng nhiều lao động một bộ phận được di chuyển sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn NICs, phần còn lại nước sở tại được nâng cấp bằng cách áp dụng công nghệ mới để chế tạo sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn về cả chất lượng và chủng loại.. Một tỷ lệ lớn những công nghệ mới này vẫn trông cậy trực tiếp vào FDI. FDI vẫn được các nước chủ nhà khuyến khích đi vào các ngành kỹ thuật cao, có hàm lượng vốn lớn mà các công ty địa phương không thể đảm nhiệm.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh: Một thực tế hiển nhiên là các nước áp dụng CNH hướng về xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các quốc gia thi hành chiến lược CNH thay thế nhập khẩu. Điều dễ hiểu là chính sách bảo hộ công nghiệp thông qua chế độ thuế quan và quota đã gây tâm lý ỷ lại và đẫn đến tình trạng kém hiệu quả kinh tế của các hãng công nghiệp, khả năng cạnh tranh của hãng thấp. Ngược lại, dưới tác động của chiến lược khuyến khích xuất khẩu, các hãng đều bình đẳng trong khuôn khổ chế độ pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, họ phải đương đầu với thách thức cạnh tranh trên quy mô thế giới, vì vậy vấn đề hiệu quả được đưa lên hàng đầu. Một điều tra cho thấy chỉ số hiệu quả của hàng thay thế nhập khẩu trong công nghiệp điện tử Đài Loan là 60,4%, trong khi chỉ số phi hiệu quả hàng xuất khẩu (0,3292) thấp hơn chỉ số này ở các hãng thay thế nhấp khẩu (0,5042). Nhờ vậy mức chênh lệch giữa đầu ra thực tế với đầu ra tiềm năng thu hẹp lại mà về nguyên tắc, số chênh lệch này càng nhỏ, hiệu quả càng cao.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển giao công nghệ: Những kỹ năng quản lý và các bí quyết kỹ thuật vào các nước sở tại. Trên thực tế, đây là vấn đề gây nên tranh cãi rất nhiều trong các nước đang phát triên. Vì rằng, khi nhìn vào nền kinh tế Thái Lan, người ta nhận thấy các công nghệ của Thái gần như sao chép công nghệ phương Tây, mức độ chuyển giao công nghệ của các hãng nước ngoài cho người địa phương rất thấp và tiến hành chậm chạp (dường như có ý trì hoãn).
Ngoài những tác động tích cực nổi bật trên, FDI còn tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nước sở tại và cải thiện thu nhập. FDI ở Hồng Kông đem lại gần 100.000 việc làm năm 1993. Các hãng công nghiệp có vốn FDI ở Singapore thu hút tới gần 50% số lượng công nhân, Điều đáng kể hơn nữa là nếu số lao động tại các doanh nghiệp nước ngoài, nếu tỏ ra có triển vọng, họ tiếp tục được đào tạo hay nâng cao nghiệp vụ nhờ vào những thu xếp của công ty khi cần thiết.
b). Những ảnh hưởng tiêu cực
- Nếu môi trường chính trị và kinh tế ở nước sở tại không ổn định sẽ hạn chế nguồn FDI.
- Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, dễ dẫn đến đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng.
- Nước sở tại khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ.
- Nếu không thẩm định kỹ sẽ dẫn đến sự du nhập của các loại công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường.
Chương 2
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời gian qua
2.1.Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Tình hình cấp giấy phép đầu tư
Sau khi ban hành Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam, năm đầu tiên thực hiện (1988) đã có 37 dự án FDI vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 371,8 triệu USD. Đây là kết quả bước đầu có ý nghĩa hết sức to lớn vượt lên trên cả những lợi ích về mặt kinh tế. Qua hơn 10 năm từ 1988 – 1998, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên 2488 dự án nâng tổng số vốn đầu tư lên 35520,4 triệu USD
Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp
giấy phép 1988 – 1998
Năm
Số dự án
Tổng số vốn đăng ký
(triệu USD)
Vốn pháp định
(triệu USD)
1988
37
371,8
288,4
1989
68
528,2
311,5
1990
108
839,0
407,5
1991
151
1322,3
663,6
1992
197
2165,0
1418,0
1993
269
2900,0
1468,5
1994
343
3765,6
1729,9
1995
370
6530,8
2986,6
1996
325
8497,3
2940,8
1997
345
4649,1
2334,4
1998
275
3897,0
1805,6
Tổng số
2488
35520,4
10260,3
Nguồn: Bộ KH&ĐT
Tính đến hết năm 1999, Việt Nam đã thu hút được 2937 dự án có vốn FDI với tổng số vốn đang ký (kể cả tăng vốn) là 42,7 tỷ USD. Nếu trừ đi 29 dự án hết hạn (289 triệu USD) va 561 dự án giải thể trước thời hạn (6,5 tỷ USD), thì còn 2347 dự án còn hiệu lực (35,88 tỷ USD). Trong đó có 1607 dự án đã triển khai với tổng số vốn thực hiện 15,2 tỷ USD, gồm 1127 dự án đã đi vào hoạt động có doanh thu và 480 dự án đang xây dựng cơ bản.
Tình hình cấp giấy phép đầu tư từ 01/01/2000 đến 31/06/2000
(Phân chia theo ngành)
Đ.vị tính: USD
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
Vốn pháp định
1
Công nghiệp
88
176.255.702
92.607.174
2
GDĐT-y tế-VHTT
6
56.450.000
20.610.000
3
Dầu khí
2
32.200.000
10.200.000
4
Dịch vụ
11
14.261.428
3.915.714
5
Tài chính, Nghân hàng
1
10.000.000
5.000.000
6
KS, VP, DL Lữ hành
1
7.800.000
7.681.63...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top