Garnell

New Member

Download miễn phí Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam





Hiện nay những vấn đề đối ngoại của Việt Nam được nhiều tổ chức và nhiều đối tượng quan tâm song CVSC có chiến lược thực hiện toàn diện, lâu dài và hợp tác với nhiều tổ chức để thực hiện. Trong đó, CVSC có các đối tác trong nước như trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế (CIES), câu lạc bộ nhà báo kinh tế, khoa sử đại học Sư Phạm Huế, trung tâm nghiên cứu miền trung thuộc đại học Duy Tân Đà Nẵng, Viện nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn. Trung tâm tư vấn và phát triển dự án (thuộc HIC group). Về nước ngoài, CVSC đã có hợp tác với Sở nghiên cứu Đông Nam Á, Quảng Tây Trung Quốc, thông qua dự án IID 3. Cuối tháng 10.1998, 2 thành viên hội đồng khoa học CVSC sang Quảng Tây trao đổi khoa học.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời nói đầu
Được sự giới thiệu của khoa khoa học quản lý trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Cùng với sự hướng dẫn của thầy Trần Chu Toàn và TS Hoàng Hải từ ngày 5/2/2001 đến ngày 25/2/2001 em đã thực tập tại Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam (CVSC). Trong thời gian đó em đã làm một số công việc sau:
* Tìm hiểu trung tâm (qua các tài liệu sách báo) với những nội dung sau:
- Quá trình hình thành và phát triển Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam:
- Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ chủ yếu:
Bên cạnh đó tiếp xúc với một số cán bộ nghiên cứu của Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam để tìm hiểu thêm về tổ chức này, cũng như có được những ý kiến bổ ích nhất về đề tài thực tập sát thực với chuyên nghành học tạo điều kiện cho giai đoạn thực tập chuyên đề từ ngày 26/2/2001 đến ngày 12/5/2001.
Trước khi kết thúc giai đoạn thực tập em đã xây dựng được bản báo cáo tổng hợp gồm ba nội dung chính sau:
Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam .
Một số hoạt động của Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam trong thời gian qua.
Một số hoạt động của CVSC trong thời gian tới.
Hà Nội, Ngày 25/02/2001
Sinh viên: Tạ Quang Thiện
Quá trình hình thành, tổ chức và nhân sự của Trung Tâm Hợp Tác Nghiên Cứu Việt Nam:
1. Quá trình hình thành:
Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam (CVSC) thành lập ngày 29/07/1997 trên cơ sở phòng hợp tác nghiên cứu Việt Nam thuộc trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế ((1)Xem giới thiệu về cies trong bìa 4 tạp chí nghiên cứu châu âu số 3&4 . 1996.
Trong bìa 4 tạp chí nghiên cứu Đông Nam á số 27 . 1997.
Chuyên đề Thế giới và Việt Nam số 1.1999 (tr 46).
). Nhưng CVSC có lịch sử từ tháng 1.1990, bởi đã kế thừa kinh nghiệm hoạt động của chi hội những người yêu thích dân tộc học TW. Hiện CVSC là 1 trong 8 trung tâm thuộc Viện phát triển quốc tế học (IID) ( (2)Xem giới thiệu về IID trong bìa 4 tạp chí nghiên cứu châu âu số 5.1997; Chuyên đề thế giới&Việt Nam số 1.1999 (tr.54) và số 2.1999 (tr.59).
(3) đã có giới thiệu chi tiết trong chuyên đề thế giới và Việt Nam số 2 .1999( tr.50)
) và đặt trụ sở chính tại số 14b phố Pháo Đài Láng quận Đống Đa- Hà Nội. Sau đây là một số vấn đề liên quan đến tổ chứcvà hoạt động của CVSC.
2.Tổ chức và nhân sự của trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam:
2.1 Về tổ chức, CVSC có các bộ phận như sau:
* Hội đồng khoa học đã bước sang nhiệm kì 2 có 9 thành viên. Trong đó có các nhà nghiên cứu như: TS. Vương Cường (P.vụ trưởng vụ quản lý khoa học –Học viện chính trị quốc gia HCM),TS.Nguyễn Trịnh Kiểm (Trưởng khoa quản lý nhà nước về văn hoá - xã hội của Học Viện hành chính quốc gia ) ,PGS. Lê Trọng (nguyên giảng viên của trường ĐHKTQDHN ), PGS. Khổng Diễn (Viện trưởng Viện dân tộc học ), TS. Nguyễn Minh San...và nhà quản lý Hoàng Xuân Ba (Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Quốc tế Hải Hưng)
*Phòng tổng hợp : thực hiện chức năng thường trực CVSC quản lý nhân sự và tài chính. Đây là bộ phận phục vụ nghiên cứu song rất quan trọng vì nó tạo điều kiện thuận lơi về vật chất và tinh thần cho các cán bộ nghiên cứu.Toàn phòng có 1 phó phòng phụ trách (đang làm cao học xã hội học).
*Thư Viện Việt Nam học: làm chức năng lưu trữ tư liệu nghiên cứu và sách báo liên quan đến Việt Nam. Thư Viện cũng lưu trữ các dạng tư liệu khác như đĩa mềm, băng hình và ấn phẩm khác. Thư Viện có hệ thống thư mục phong phú về các tạp chí, sách, báo, do Việt Nam xuất bản và nhiều dạng ấn phẩm khác của nước ngoài nói về Việt Nam. Nhiều kỷ yếu đề tài các cấp, các bản luận văn, luận án cũng được thư viện lưu trữ.
*Phòng nghiên cứu đối ngoại: Thực hiện chức năng nghiên cứu đối ngoại của Việt Nam (bao gồm các quan hệ ngoại giao, hợp tác thương mại, đầu tư Viện trợ, du lịch ..). Trong đó chú trọng nghiên cứu các mối quan hệ giữa Việt Nam với khối ASEAN, EU và với một số nước như; Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ..
* Phòng nghiên cứu văn hoá xã hội:Thực hiện chức năng nghiên cứu các vấn đề như văn hoá học, xã hội học, tôn giaó...
* Chương trình nghiên cứu lịch sử ngành và địa phương: hoạt động như một trung tâm nhỏ nhưng gọn nhẹ hơn. Điều hành chỉ có một chủ nhiệm, một tổng thư ký, còn lại là các cộng tác viên. Chương trình chuyên tổ chức nghiên cứu về lịch sử các ngành, địa phương và hỗ trợ phát triển ngành địa phương học .
* Chương trình nghiên cứu nhân vật lịch sử: Nghiên cứu về các nhân vật lịch sử như Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ..và các nhà chính trị -văn hoá đương đại.
* Chương trình nghiên cứu doanh nghiệp: Do TS.Hoàng Hải làm chủ nhiệm (Sắp tới sẽ cử một thạc sỹ làm thư ký ). Trọng tâm của chương trình là hoạt động nghiên cứu khoa học, với nhiều đề tài nghiên cứu độc lập. Mỗi đề tài tuỳ theo điều kiện thực tế mà xác định thời gian và qui mô thực hiện. Ngoài ra chương trình còn làm chức năng tư vấn nên thu hút được rất nhiều sự cộng tác, giúp đỡ của hàng trăm doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau.
* Các dự án hợp tác nghiên cứu triển khai: nhằm phát huy mọi nguồn lực và sức mạnh của các bên. CVSC đã liên kết với một số tổ chức trong việc thực hiện một số dự án nghiên cứu triển khai. Trong đó dự án đầu tiên là: dự án hợp tác phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng.Dự án này CVSC đã phối hợp với công ty TNHH Văn Lang tổ chức hội nghị triển khai từ tháng 12/1997. Nhưng từ cuối tháng 3/1998 công ty TNHH Văn Lang xin rút khỏi dự án này,và CVSC đã liên kết với một số tổ chức khác, với sự hỗ trợ của Hải Hưng group(
), dự án này gồm các hoạt động như sau:
-Hoạt động nghiên cứu, được thực hiện thông qua “chương trình nghiên cứu vùng đồng bằng Sông Hồng, với nội dung chính gồm:
+Nghiên cứu địa lý kinh tế - chính trị, môi trường sinh thái vùng đồng bằng Sông Hồng (với sự cộng tác của trung tâm địa lý nhân văn thuộc trung tâm KHXH& nhân văn quốc gia).
+ Nghiên cứu lich sử, những vấn đề văn hoá xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng (với sự cộng tác của Viện Sử học, Viện Sân khấu...và sự giúp đỡ của Sở văn hoá - thông tin tỉnh Hải Dương, Sở lao động - xã hội một số tỉnh đồng bằng Sông Hồng ).
+Nghiên cứu ngành nghề truyền thống, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch vùng đồng bằng Sông Hồng (với sự cộng tác của Viện hỗ trợ và phát triển nông thôn, trung tâm phát triển kinh tế học ...và sự giúp đỡ của một số Sở công nghiệp, Sở kế hoạch - đầu tư của các tỉnh đồng bằng Sông Hồng ).
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, chương trình dự định tiến hành một số cuộc hội thảo tại thành phố Hải Dương, TP.Việt Trì, TX.Bắc Ninh....(từng cuộc hội thảo đều có kế hoạch chi tiết riêng ). Trước hay sau các cuộc hội thảo sẽ xuất bản các kỷ yếu. Bên cạnh đó sẽ ra một số tập sách chuyên đề.
-Triển lãm, hội chợ giới thiệu văn hoá truyền thống là một hoạt động phụ của dự án nhưng rất có ý nghĩa , hoạt động này gồm.
+Tổ chức triển lãm một số hoạt động văn hoá như tranh ảnh, sách báo của các tác giả địa phương hay những chủ đề nói về vùng đồng bằng S

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top