Download miễn phí Đề tài Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta





 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I 2

Vài nét về lịch sử nông nghiệp Việt Nam và vai trò của nông nghiệp đối với kinh tế Việt Nam 2

I-/ VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2

II-/ VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM (SAU 1945 CHO TỚI NAY) 3

CHƯƠNG II 6

Nông nghiệp Việt Nam từ khi có chính sách đổi mới đến nay (1986 - 1998) 6

I-/ THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 1998. 6

II-/ CÁC BIỆN PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (TỪ NGÀY ĐỔI MỚI- 1986) 8

1-/ Thời kỳ 1986-1993 8

2-/ Thời kỳ 1993 đến 1998. 11

a) Các chính sách tác động trực tiếp, thúc đẩy động lực sản xuất tiếp tục phát triển. 11

b) Các chính sách tác động gián tiếp, tạo môi trường cho kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển. 12

III-/ THÀNH TỰU VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VỚI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ NGÀY ĐỔI MỚI. 14

1-/ Những thành quả đạt được. 14

a) Giải quyết được vấn đề lương thực, đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu. 14

b) Các vùng cây công nghiệp tập trung được xây dựng. 14

c) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. 15

d) GDP khu vực nông thôn tăng. 16

e) Kinh tế xã hội nông thôn khởi sắc trên nhiều mặt. 16

2-/ Những vấn đề tồn tại và mâu thuẫn mới: 17

CHƯƠNG III 21

Đánh giá về chính sách nông nghiệp từ khi đổi mới và kiến nghị cá nhân. 21

1-/ Đánh giá về chính sách nông nghiệp từ khi đổi mới. 21

a) Những mặt tích cực đạt được của chính sách nông nghiệp. 21

b) Những bất cập nảy sinh của chính sách nông nghiệp. 23

2-/ Những kiến nghị của cá nhân: 25

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


, khuyến khích kinh tế nông thôn phát triển: phát triển, sản xuất hàng hoá theo quy luật của thị trường, tự do lưu thông hàng hoá sản xuất, hay mua các tư liệu sản xuất cần thiết. Hình thành thị trường thông suốt cả nước. Tận dụng các lợi thế so sánh trong lĩnh vực nông nghiệp để xuất khẩu sản phẩm. Ngược lại, phía Nhà nước cũng có chính sách giúp đỡ nông dân thuận lợi hơn và đỡ bị thiệt hơn khi có thị trường biến động.
Có chính sách thuế để điều tiết kinh tế nông thôn, như thuế nông nghiệp, thuế lợi tức Doanh nghiệp, thuế hàng hoá, thuế môn bài, thuế sát sinh (say này bỏ), thuế rượu, thuế trước bạ.
Có chính sách nghiên cứu nông nghiệp và chuyển giao công nghệ cho kinh tế nông thôn. Ngày 2-3-1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13CP, về “Quy định công tác khuyến nông”. Đây trở thành chính sách lớn của Nhà nước, phổ biến kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi công nghệ chế biến, bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân để sản xuất và kinh doanh hiệu quả; chia thông tin thị trường, thời tiết, tình hình công nghệ.
2-/ Thời kỳ 1993 đến 1998.
Trên đà những thành công cả về kinh tế - chính trị - xã hội của chính sách nông nghiệp giai đoạn 1986 - 1993, Đảng và Nhà nước đã tiến hành tổng kết một bước (1992), đánh giá khách quan các vấn đề nhằm khắc phục những mặt hạn chế, những vấn đề mới nẩy sinh để có những giải pháp nhằm đưa nông nghiệp lên tầm cao mới.
Do việc ban hành chính sách từ 1993 trở lại đây có thời gian được thực hiện còn quá ngắn, nên chưa thật sự có những chuyển biến lớn rõ ràng. Mặt khác, do chính sách mới ban hành từ 1993 trở lại đây đều mang tính kế thừa, bổ sung và hoàn thiện các chính sách trước nên khó tách bạch cái cũ và cái mới. Do vậy, em chia các chính sách sau 1993 thành các nhóm vấn đề sau:
a) Các chính sách tác động trực tiếp, thúc đẩy động lực sản xuất tiếp tục phát triển.
7/1993, Nhà nước ban hành Luật đất đai: khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Hộ gia đình, các tổ chức kinh tế được giao đất và mặt nước theo mục đích sử dụng mà tính thời hạn (20 năm cho cây ngắn ngày, 50 năm cho cây dài ngày). Người được giao sử dụng đất phải chấp hành đúng mục đích sử dụng đã cam kết, nếu không sẽ bị thu hồi. Tuy nhiên có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng.
Nhà nước cũng có chính sách “hạn điền”, ngăn cấm mua bán đất đai trái pháp luật, sử dụng sai mục đích nhằm hạn chế tính tiêu cực của chính sách đất mới.
Thuế sử dụng đất được áp dụng cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị sở hữu các khoảng đất được Nhà nước giao. Hạng đất và mức tính thuế được căn cứ vào 5 yếu tố cơ bản: chất đất, vị trí đất, địa hình, khí hậu, điều kiện tưới tiêu. Hạng đất và mức thuế ổn định trong vòng 10 năm.
Cùng lúc có chính sách miễn, giảm thuế đối với những nơi, trường hợp khó khăn.
Lựa chọn và điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất phù hợp với tập thể đất đai, nguồn nước và lao động của Doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu thị trường.
Có chủ trương hoá giá đàn gia súc, bán lại một số diện tích cây gì cỗi cho các hộ để chủ động sản xuất.
Giảm nhẹ bộ máy quản lý Doanh nghiệp từ 10-15% nhân viên giảm tiếp xuống còn 3-5%.
Thực hiện chức năng trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, văn hoá, xã hội.
Đổi mới mối quan hệ phân phối và quản lý trong sản xuất ở nông thôn.
Thay đổi quan hệ phân phối Nhà nước - nông dân, giảm điều tiết từ kinh tế nông thôn.
Phân hoá hệ thống hợp tác xã cũ và khuyến khích lập các hợp tác xã kiểu mới (theo luật hợp tác xã - 1997).
Thay đổi cơ bản quan hệ hợp tác xã - nông dân. Người nông dân được tự lựa chọn, quyết định và hành động vì mục đích trước tiên của mình khi gia nhập hợp tác xã.
Hợp tác xã và kinh tế hộ chuyển sang hình thức hợp đồng hợp tác xã đóng vai trò đầu ra, đầu vào. Ban lãnh đạo hợp tác xã do xã viên lựa chọn dân chủ, công khai.
b) Các chính sách tác động gián tiếp, tạo môi trường cho kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển.
Chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn.
Ngoài nguồn vốn Ngân sách Nhà nước chi cho xây dựng cơ bản, đã có thêm nhiều nguồn vốn khác đầu tư vào khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Vốn Ngân sách Nhà nước chi cho xây dựng cơ bản, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng rừng.
Vốn địa phương tự có.
Vốn do các thành phần kinh tế nông thôn tự đầu tư.
Vốn gọi được của các tổ chức quốc tế như SIDA, Hà Lan....
Chính sách tín dụng, tạo vốn cho kinh tế nông thôn.
Đa dạng hoá các kênh chuyển vốn vào các khu vực nông nghiệp: Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các quỹ xoá đói giảm nghèo, Ngân hàng cổ phần, hợp tác xã tín dụng, các tổ chức tín dụng (Hội nông dân, hội phụ nữ....). Ngoài ra có sự tín dụng phi chính thức ngay trong đời sống nông dân để sản xuất nông nghiệp.
Chính sách thị trường, giá cả và bảo trợ sản xuất đối với sản phẩm của kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh thị trường hoá kinh tế nông thôn, tự do hoá, chuyên môn hoá các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ cũng tác động thông qua ổn định giá, tỷ giá hối đoái, giúp đỡ nông dân lúc thiên tai, mất mùa sâu bệnh....
Chính sách khuyến khích, chuyển giao công nghệ sản xuất mới cho nông thôn. Ngày 2/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13CP quy định công tác khuyến nông tới từng hộ dân. Trong thời gian ngắn đã được triển khai tương đối khẩn trương. Mạng lưới khuyến nông được hình thành từ Trung ương tới cơ sở: Cấp TW, cấp tỉnh, cấp huyện, liên xã, cụm xã. Với mạng lưới trên mà các tiến bộ khoa học kỹ thuật ý hay trong sản xuất nông nghiệp được phổ biến trong bà con nông dân.
Nói tóm lại, trong thời kỳ đổi mới tới nay đối với lĩnh vực nông nghiệp, chính sách được chia ra hai giai đoạn 1986 - 1993, 1993 - 1998, trong đó, 1986 - 1993 là thời kỳ chống khủng hoảng, ổn đình dần dần hoạt động sản xuất nông nghiệp, còn chính sách của giai đoạn 1993 - 1998 là tầm cao mới của giai đoạn trước đó, và cũng là tiền đề cho sau này để hiện đại hoá, công nghiệp hoá nền sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
III-/ THÀNH TỰU VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VỚI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ NGÀY ĐỔI MỚI.
1-/ Những thành quả đạt được.
a) Giải quyết được vấn đề lương thực, đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
Từ một nông thôn nghèo, một quốc gia triền miên đói, phải nhập khẩu lương thực (1979: nhập 1.994.000 tấn, 18980 nhập 2.224.000 tấn) tới 1989 đã trở thành một quốc gia đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu gạo. Từ đó cho tới nay, số lượng lương thực liên tục tăng, sản lượng xuất khẩu ra thị trường quốc tế đứng hàng thứ 3, thứ 4 và 1997, 1998 chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Tiến bộ trong sản xuất lúa gạo có ý nghĩa quan trọng.
Đủ ăn cho một quốc gia trên70 triệu dân sau nhiều thập niên thiếu đói, đem lại niềm tin, tạo ra tiền đề ổn định cho chính trị, xã hội, để tiếp tục đổi mới và phát triển.
Xuất khẩu gạo có hiệu quả đã góp thêm vào lượng ngo...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang M Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top