hainhinguyena1

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện môi trường vĩ mô nhằm nâng cao khả nămg cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện na





Mở đầu 1

PHẦN I TỔNG QUAN 4

1. Lý luận chung về cạnh tranh. 4

1.1 Khái niệm canh tranh 4

1.2 Vai trò của cạnh tranh 4

1.3 Điều kiện để cạnh tranh 5

1.4 Kiểm soát cạnh tranh 6

2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và vị trí của nó trong nền kinh tế hiện đại. 6

2.1 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6

2.2 Các hình thức của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 7

Hình 1. Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh 9

2.3 Vị trí và vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nền kinh tế nước ta. 9

3. Môi trường vĩ mô và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô 11

4. Kinh nghiệm một số nước về vận dụng môi trường vĩ mô đối với việc nâng cao khả năng canh tranh của các DNNQD. 12

PHẦN II THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 14

A. Về môi trường pháp luật 14

B Về môi trường kinh tế 19

I Chính sách tài chính 19

1 Về chính sách tín dụng 19

2. Về chính sách thuế 24

II. Chính sách đất đai 26

III Chính sách xúc tiến thương mại 32

III. Chính sách kinh tế đối ngoại 35

PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 37

DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 37

 

A. Về chính sách pháp luật 37

1) Hoàn thiện và ổn định hệ thống pháp luật 37

2) Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật 38

3) Xây dựng hành lang pháp lý về cạnh tranh và chống độc quyền 39

B. Về chính sách tín dụng 40

1) Về phía ngân hàng 40

2) Về phía Nhà nước 40

C Chính sách thuế 41

1) Về các qui định và thái độ của ngành thuế: 41

2) Về việc thực thi luật thuế đặc biệt là thuế GTGT. 41

D Về chính sách đất đai 43

1 Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về đất đai. 43

2) Quản lý thống nhất về đất đai từ trung ương đến địa phương. 43

3) Về thủ tục thuê đất và xin cấp đất 44

4) Xoá bỏ sự bất bình đẳng trong thuê và sử dụng đất đai giữa DNNQD với DNNN. 45

E. Về chính sách xúc tiến thương mại 45

1 Về phía chính phủ 45

2) Về phía Bộ Thương mại và các Sở trực thuộc 46

3) Về sự phát triển VCCI 47

KẾT LUẬN 48

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


NQD thiệt đủ đường. Kết quả là không mở rộng được sản xuất, trang thiết bị không được đổi mới, nguồn nhân lực không được đào tạo, năng suất thấp, chất lượng kém, giá thành cao và không thể cạnh tranh trên thị trường trong nước chưa nói đến nước ngoài và không có con đường nào khác là phá sản. Những khó khăn trong vấn đề này được liệt kê cụ thể như sau:
Thứ 1: Sự không đồng bộ giữa luật ngân hàng và những luật khác như luật hình sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật phá sản, luật thuế... Những luật này trong chừng mực nào đó đã tạo ra phiền toái trong việc cấp tín dụng. Luật đất đai đề cập đến vấn đề thế chấp, luật phá sản không hoàn toàn bảo vệ lợi ích của ngân hàng, luật dân sự tạo ra sự phiền phức trong việc buôn bán với những tài sản thế chấp trong trường hợp những tài sản này quá hạn. Ngân hàng thương mại lại bị hạn chế bởi luật ngân hàng và luật tín dụng về việc kiểm soát tổng các khoản vay quá hạn của các doanh nghiệp.
Thứ 2: Việc vay mượn lại phụ thuộc vào tại sản thế chấp đây là khó khăn chủ yếu đối với các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận vốn tín dụng. Lấy ví dụ trong trường hợp của tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy 98% DNNQD trong tỉnh có nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng nhưng con số này giảm xuống chỉ còn 56,7% nếu các ngân hàng yêu cầu giải trình những thông tin về thế chấp. Sự cầm cố thế chấp bị hạn chế bởi thị trường bất động sản còn kém phát triển hay chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác vì không có cơ quan tổ chức nào chiụ trách nhiệm để đánh giá tài sản thế chấp nên những hoạt động này được thực hiện duy nhất bởi ngân hàng. Điều này dẫn đến vấn đề là ngân hàng có xu hướng muốn đánh giá thấp tài sản của doanh nghiệp, không sát với giá trị thực của tài sản theo giá thị trường do đó tạo ra sự thua thiệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Hơn thế nữa không có luật nào xem xét đến tài sản vô hình như là loại tài sản có thể thế chấp. Bên cạnh đó, họ cũng không thể sử dụng hàng hoá của mình để thế chấp bởi vì các DNNQD thường sản xuất nhiều mặt hàng.
Nhiều ngân hàng phàn nàn rằng vốn đăng ký của các doanh nghiệp tư nhân thường rất hạn chế so với quy mô sản xuất của họ trong khi đó nhu cầu vay vốn thì lớn hơn nhiều điều này làm cho họ không thể đáp ứng những yêu cần của ngân hàng trong việc cung cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn. Theo luật quy định thì doanh nghiệp nộp đơn phải có vốn đăng ký chiếm khoảng 30% tổng số vốn được vay. Hơn thế nữa các doanh nghiệp cũng không thể trình ngân hàng những tài liệu đúng, chính xác về tình trạng tài chính của chính mình hay những tài liệu này không có chứng nhận của cơ quan kiểm toán nhà nước. Điều này khiến các ngân hàng không thể tiến hành kiểm tra để cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp được .
Thứ 3: Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều coi lợi nhuận là hàng đầu, tuy vậy họ vẫn cảm giác miễn cưỡng khi phải cho các DNNQD vay. Bên cạnh đó thì chi phí giao dịch cũng không đáng kể khi tài trợ cho DNNQD, chúng cũng xấp xỉ bằng chi phí cho các doanh nghiệp lớn .
Năm
2000
6 tháng năm2001
DNNQD
10,78%
4,5%
Các doanh nghiệp khác
89,22%
88,5%
Hình 3. Bảng phân phối nguồn vốn cho các Doanh nghiệp
Nguồn: Tạp chí KTPT 7/ 2001
Điều này một lần nữa chứng tỏ rằng DNNQD chưa phải là đối tượng được các ngân hàng quan tâm. Mặc dù đứng về mặt pháp lý mà nói thì các chủ thể là bình đẳng nhưng trong thực tế thì lại không diễn ra như mong muốn. Vì vậy cần xem xét lại nghiêm túc vấn đề này nhằm thay đổi thái độ của xã hội đối với sự phát triển tất yếu của DNNQD.
Thứ 4: Bên cạnh những hạn chế về sự hỗ trợ do DNNQD thì luật bảo lãnh tín dụng lại dường như nghiêng về phía các DNNN. DNNN với sự bảo lãnh từ các cơ quan chủ quản có thể vay mà không cần cầm cố hay thế chấp một cách dễ dàng. Hơn nữa do chính sách tiền tệ tín dụng còn nhiều bất hợp lý: hệ thống tài chính trung gian chưa phát triển. Các DNNN được lập ra là tức khắc được quyền đòi tài chính cấp vốn, đòi ngân hàng cho vay. Nợ đến hạn không trả cũng chẳng sao vì chỉ phải chuyển sang chịu phạt lãi suất nợ quá hạn, tuy có cao hơn mức lãi suất trả đúng hạn nhưng vẫn còn thấp hơn tốc độ mất giá của đồng tiền. Do đó những khoản vay ưu đãi giành cho DNNQD lại thường chảy vào những DNNN mà có mối quan hệ tốt với ngân hàng và cơ quan chủ quản của họ hơn là đến với những DNNQD. Theo thống kê chính thức năm 2000 cho thấy tỷ lệ vốn tín dụng trong tổng số vốn kinh doanh của khu vức kinh tế ngoài quốc doanh là 19% trong khi đó tỷ lệ vốn tín dụng trong kinh tế quốc doanh là 40% thậm chí có nhiều nơi lên tới 80-90%. Hầu hết các hỗ trợ của chính phủ đều dành cho kinh tế quốc doanh.
Đa số các doanh nghiệp tư nhân không may mắn tiếp cận được các chính sách ưu đãi, khuyến khích của chính phủ như quỹ xuất khẩu hay vốn ưu đãi bởi vì thủ tục hành chính, giấy tờ, dấu má quá phức tạp. Theo thống kê của phòng công nghiệp và thương mại Việt nam cho thấy chỉ 10% doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được với chính sách ưu đãi, khuyến khích của chính phủ trong đó có trên 60% nói rằng họ đã phải vượt qua nhiều cửa ải, chịu không ít tốn kém mới được may mắn nhưng kết quả cuối cùng chỉ mang lại kết quả tinh thần thay cho giá tri vật chất.
Thứ 5: Thủ tục giải ngân áp dụng cho DNNQD cũng khá phức tạp. Thủ tục tối thiểu gồm các bước cơ bản sau:
+Nghiên cứu khả thi
+Tài sản thế chấp được công chứng bởi cơ quan công quyền
+Định giá tài sản thế chấp
+Nộp đơn
+Giải ngân
Nghiên cứu khả thi hay sự thành lập kế hoạch kinh doanh cũng lại là một vấn đề đối với DNNQD.Trong khi đó khả năng thiết kế một nghiên cứu khả thi đối với DNNQD rất hạn chế, các dịch vụ hỗ trợ thì lại kém phát triển. Hiện nay thủ tục giải ngân bao gồm 10 giai đoạn điều đó cho thấy tính phức tạp của vấn đề. Phần lớn các DNNQD cho rằng thủ tục này nên giảm xuống còn 5 là vừa : đơn xin, kế hoạch kinh doanh, hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tình trạng tài chính và chữ ký xác nhận của giám đốc .
Thứ 6: Một vấn đề khác đến từ phía các doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh của họ thường không cung cấp đầy đủ thông tin cho ngân hàng để có thể đánh giá. Các kế hoạch cũng không rõ ràng về chi phí, đầu tư, công nghệ, lợi ích của dự án...dẫn đến ngân hàng mất nhiều thời gian cho việc thẩm định dự án. Các ngân hàng thì kêu ca rằng khả năng thiết lập một kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp là rất hạn chế và thường không chứng minh được tính khả thi của dự án đó. Bên cạnh đó chúng ta càng cần quan tâm đến sự thật rằng rất nhiều ngân hàng cũng thường chỉ chú ý tới tài sản thế chấp mà bỏ qua kế hoạch kinh doanh, hay nếu có thì lại cho rằng do trình độ của cán bộ ngân hàng yếu kém hay do tiêu cực dẫm đến không đánh giá đúng vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi cả ngân hàng và các doanh nghiệp đều không tin tưởng ở nhau làm cho ngân hàng thì ứ đọng vốn còn doanh nghiệp lại thiếu vốn trầm trọng.
Thứ 7: DNNQD...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top