Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm).
Gần đây, khái niệm này được định nghĩa theo hướng mở rộng: Tăng
trưởng là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định, đồng
thời là sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụng trong điều kiện trạng
thái kinh tế vĩ mô tương đối ổn định.
2. Đo lường tăng trưởng kinh tế:
2.1.Tổng sản phẩm quốc nội:
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic
Product). GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất
định (thường là một năm).
2.2 Tổng sản lượng quốc gia:
GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản
lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự
phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của
các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong
một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm
ra ở đâu (trong hay ngoài nước).
2.3 GDP bình quân đầu người:
GNP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời
điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GNP của quốc gia hay lãnh thổ này
tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
1. Tình hình kinh tế - xã hội chung:
Giai đoạn 2006 – 2010 chứng kiến khá nhiều những sự kiện biến đổi lớn cả về kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Năm 2006: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việt Nam sẽ bước vào sân chơi thương mại toàn cầu từ 11/1/2007. Cuộc chơi trong WTO trọn vẹn hơn khi vào những ngày cuối cùng của năm, Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Trở thành thành viên WTO không chỉ là thành quả của 11 năm đấu trí bên bàn đàm phán, vận động hành lang mà còn là chứng chỉ cho hai thập kỷ đổi mới, là tấm giấy thông hành để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập với thế giới.
Năm 2007: kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện khó khăn nhiều hơn thuận lợi so với các năm trước. Thiên tai lớn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tai nạn do sự cố sập cầu dẫn cầu Cần Thơ và sự biến động bất lợi của thị trường, giá cả thế giới kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng là những yếu tố không thuận lợi đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2007.
Năm 2008: Thách thức kinh tế lớn nhất Việt Nam phải đối đầu trong năm qua là lạm phát gia tăng, tới 23%, cao nhất trong gần 20 năm. Cạnh đó là thị trường xuất khẩu thu hẹp, dòng vốn nước ngoài giảm sút, công ăn việc, nhất là tại các khu chế xuất, bị đe dọa.
Năm 2009: Cơn bão suy thái kinh tế thế giới bắt đầu tư nước Mỹ hùng mạnh tràn qua nhiều nước, từ châu Âu sang châu Á cuốn đi nhiều nỗ lực, thành quả và cả dự tính của nhiều nước trong năm 2009. Hiệu ứng Domino đã xảy ra và Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy, cũng hứng chịu những tác động xấu của cuộc suy thoái kinh tế ngay những tháng đầu, quí đầu của năm 2009. Sự tác động đa chiều của nhiều yếu tố như: lạm phát bùng trở lại, kinh tế suy thoái nhanh chóng, sự tuột dốc của thị trường xuất khẩu, thị trường chứng khoán… ngay lập tức đến với Việt Nam nhanh và mạnh hơn cả suy đoán. Việt Nam chúng ta phản ứng tức thời và nhanh chóng “giải cứu” sự suy thoái kinh tế bằng gói kích cầu trị giá hơn 14.000 tỷ đồng, kèm với đó là hàng loạt những phản ứng chính sách hợp lý, đặc biệt là Nghị quyết 30 của Chính phủ với quyết tâm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ người dân thoát khỏi suy thoái.
Năm 2010: Việt Nam trong năm 2009 đã liên tục tăng trưởng GDP dương. Kinh tế thế giới cũng đang phục hồi chung. Các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ năm 2009 vẫn tiếp tục được triển khai vào năm tới. Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm khi đã vượt qua hai cơn bão lớn: lạm phát cao 2008 và suy giảm kinh tế 2009. Do đó, năm 2010 là thời điểm Việt Nam sẽ vận hành trơn tru hơn guồng máy phát triển kinh tế.
Các nguồn vốn FDI và ODA tiếp tục đổ vào Việt Nam, bên cạnh những nguồn vốn trong nước. Lợi thế này sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh tổng thể về vốn nội lực và ngoại lực, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Đồng thời, cộng với tinh thần lạc quan của người Việt thì đặt mục tiêu chỉ số tăng trưởng kinh tế 6,5% vào năm 2010 không phải là điều quá khó.
Tuy nhiên, trong năm tới, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự hội nhập ồ ạt từ những nhà băng nước ngoài, tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt hơn.
2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các chỉ số kinh tế:
2.1 Tổng thu nhập quốc nội (GDP)
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006 – 2010 dự kiến đạt khoảng 6,9%/ năm, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 7,5 – 8%.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuhoai2106

New Member
Re: [Free] Tiểu luận: Quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010

ad ơi cho mình xin link tải tài liệu với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D TIỂU LUẬN QUÁ TRÌNH CRACKING NHIỆT Khoa học kỹ thuật 0
T Tiểu luận quá trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Tiểu luận: Chứng minh rằng quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định & qui chế ph Tài liệu chưa phân loại 1
C Tiểu luận: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và hướng phát triển của nó trong quá trình công ng Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: quá trình phát triển kinh tế của nước ta dựa trên sự vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Vận dụng lý luận về hình thái kinh tế xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
B Tiểu luận: Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội và vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
M Tiểu luận: cơ sở lý luận triết học của đường lối CNH, HĐH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ Văn hóa, Xã hội 0
R Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng và biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top