Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp, mục đích giao tiếp cũng như kiểu loại bài Tiếng Việt, mục tiêu và phương pháp dạy Tiếng Việt lớp 10. Vận dụng thiết kế bài Tiếng Việt 10 theo quan điểm giao tiếp, thực nghiệm so sánh dạy học theo phương pháp cũ và phương pháp mới. Đề xuất những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả dạy bài phong cách học Tiếng Việt theo quan điểm áp dụng cơ sở lý thuyết giao tiếp
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN
DỤNG LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ 7
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 7
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học........................................................................ 7
1.1.2. Cơ sở tâm lý - ngôn ngữ ................................................................ 8
1.1.3. Cơ sở giáo dục học ......................................................................... 1
1.1.4. Lý thuyết về hoạt động giao tiếp..................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 26
1.2.1. Yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng 26
1.2.2. Thực trạng dạy và học Tiếng Việt lớp 10 hiện nay 27
Chƣơng 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY CÁC BÀI PHONG CÁCH
HỌC THEO LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP..................... 30
2.1. Nội dung chương trình Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10................ 30
2.2. Quan điểm giao tiếp với nội dung dạy học bài phong cách học Tiếng
Việt 10 ............................................................................................................. 31
2.3. Quan điểm giao tiếp với việc xác định các kĩ năng sử dụng
tiếng Việt cần rèn luyện cho học sinh............................................................ 22
2.3.1. Kĩ năng tiếp nhận lời nói ...................................................................... 32
2.3.2 . Kĩ năng sản sinh lời nói ....................................................................... 33
2.4. Quan điểm giao tiếp với việc tổ chức dạy học bài phong cách học
Tiếng Việt 10................................................................................................... 35
2.4.1. Quan điểm giao tiếp với việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp
dạy học Tiếng Việt ......................................................................................... 35
2.5. Quan điểm giao tiếp với việc lựa chọn, sử dụng hình thức tổ chức
dạy học Tiếng Việt.......................................................................................... 43
2.6. Hướng khai thác các bài học phong cách học Tiếng Việt theo
lý thuyết giao tiếp .............................................................................. 47
2.6.1. Bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt....................................................... 49
2.6.2. Bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật .................................................... 53
2.7. Tiểu kết chương 2.............................................................................. 58
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.............................................. 59
3.1. Các yêu cầu cơ bản của thực nghiệm................................................. 59
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................... 59
3.1.2.Nhiệ m vu ̣ thực nghiệm .................................................................... 59
3.1.3.Đối tượng thực nghiệm.................................................................... 60
3.1.4. Nguyên tắ c tiế n hà nh thư ̣ c nghiệ m .................................................. 60
3.1.5. Phương phá p thư ̣ c nghiệ m .............................................................. 60
3.1.6. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................ 61
3.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................... 61
3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm..................................................................... 61
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm .................................................................. 62
3.2.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm ........................................ 82
3.3. Kết quả thực nghiệm ......................................................................... 83
3.3.1. Đánh giá về hiệu quả giờ học.......................................................... 83
3.3.2. Đánh giá qua bài làm của học sinh.................................................. 87
3.4. Tiểu kết chương 3.............................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 90
1. Kết luận................................................................................................ 90
2. Khuyến nghị......................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 93
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 95
vở diễn. Giáo viên kết luận.
Yêu cầu sư phạm
Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với
lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. Tình huống nên để
mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. Phải dành thời gian phù hợp cho
các nhóm chuẩn bị đóng vai. Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài
tập đóng vai để không lạc đề. Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng
tham gia. Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi
đóng vai.
Ưu điểm: học sinh được rèn luyện thực hành những kĩ năng ứng xử và
bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo
của học sinh. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng
tích cực. Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hay việc làm của
các vai diễn.
Hạn chế: Do không gian lớp học không rộng và thời lượng tiết học có
hạn nên phương pháp này sẽ ít có hiệu quả khi áp dụng ở lớp học, nhưng có
hiệu quả khi áp dụng ở tiết ngoại khóa hay tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2.4.1.4. Phương pháp xử lí tình huống
Mô tả phương pháp
Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu
thuẫn. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án
khác nhau. Tình huống là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện,
nhân vật, có chứa đựng mâu thuẫn, có tính phức hợp.Trong việc giải quyết
các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng có giải pháp duy nhất đúng.
Tình huống trong giáo dục là những tình huống thực hay mô phỏng theo tình
huống thực, được cấu trúc hoá nhằm mục đích giáo dục. Với phương pháp xử
lí tình huống, học sinh được đặt mình vào trong các tình huống có vấn đề gắnvới thực tiễn, đòi hỏi phải có những hành động cụ thể đưa ra phương án giải
quyết.
Cách tiến hành
Bước 1: Sử dụng ngữ liệu mẫu để giúp học sinh tri giác tài liệu học tập
và tái hiện tri thức cũ. Đây là bước khởi động rất cần thiết cho việc nêu tình
huống có vấn đề.
Bước 2: Nêu tình huống có vấn đề đã được cụ thể hoá bằng một câu hỏi
nêu vấn đề, hay một bài tập mang nhiệm vụ nhận thức.
Yêu cầu sư phạm
Trước khi soạn bài cần đọc kĩ loại bài Tiếng Việt (bài lý thuyết, bài tập
thực hành, bài ôn tập ... ) đặt vị trí của bài đó vào trong chương trình để thấy
hết tầm quan trọng của bài học. Trong khi soạn bài cần tham khảo một hệ
thống câu hỏi để đạt tối ưu những kĩ năng cần thiết nhất để rèn luyện học
sinh. Cần dự kiến các tình huống có thể xảy ra khi giảng bài học sinh đó.
Khi giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề cần hướng học sinh vào
hoạt động nhận thức nhằm kích thích tư duy của học sinh. Khi giảng bài trên
lớp, giáo viên cần chủ động, sáng tạo, tích cực huy động tối đa học sinh hoạt
động theo định hướng.
Ưu điểm: Kích thích học sinh tư duy, hoạt động tích cực trong học tập.
Hạn chế: Mất nhiều thời gian (giáo viên có thể bị “cháy” giáo án)
Một số lưu ý: Tình huống giao tiếp, tình huống có vấn đề phải tạo được
không khí học tập thoải mái cho học sinh để kích thích nhu cầu giao tiếp cho
các em ; phải có chủ đề hấp dẫn, phù hợp với sở thích, với đặc điểm tâm sinh
lí của các em. Tình huống giao tiếp, tình huống có vấn đề nên đa dạng, phong
phú để luôn hấp dẫn học sinh.
2.4.1.5. Phương pháp ứng dụng
Mô tả phương pháp
Đây là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học
vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình sản sinh lời nói trên cơ sở phân tích
ảnh hưởng chi phối của các nhân tố giao tiếp tham gia vào quá trình. Phương
pháp này được vận dụng trong dạy học các bài phong cách học, ngoài ra còn
dạy về từ ngữ, câu, phong cách học, làm văn… Đây là phương pháp chủ yếu để
phát triển lời nói cho học sinh.
Dạy học Tiếng Việt theo phương pháp ứng dụng chính là dạy cho học sinh
cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong những tình
huống điển hình và những tình huống cụ thể. Trong dạy học Tiếng Việt, ứng
dụng lí thuyết Tiếng Việt vào thực tế cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày là
mục đích của việc dạy học, là nguyên tắc chỉ đạo việc dạy học, đồng thời là
phương tiện để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Ưu điểm: Là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp học sinh nắm
được các quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp để có thể giao tiếp hiệu
quả. Nội dung học tập sinh động, thiết thực với đời sống, vì thế học sinh hứng
thú học tập hơn.
Hạn chế: Việc trình bày các kiến thức lí thuyết không liên tục. Có khi
giáo viên không dạy hết tất cả các nội dung kiến thức bài học quy định, chỉ
dạy phần trọng tâm nhất của bài học. giáo viên bị “cháy giáo án” (hết 45 phút
của tiết học nhưng giáo viên dạy chưa hết nội dung bài học).
Lưu ý khi vận dụng
(1) Chú trọng nâng cao tính thực hành trong việc dạy Tiếng Việt,
phải đưa bài học vào những tình huống thực hành giao tiếp nghe, nói, đọc, viết
cụ thể, giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện có hiệu quả
trong việc học tập.
(2) Phải đặt các yếu tố ngôn ngữ vào trong lòng những đơn vị lớn
hơn,chẳng hạn như dạy từ ngữ trong câu, dạy câu trongđoạn…
(3)Lựa chọn kiến thức, tài liệu dạy học sao cho phù hợp với thực tiễn
giao tiếp (phù hợp với đối tượng, với lứa tuổi, với thời đại…).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

huynhan99

New Member
Re: Vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp vào dạy học các bài phong cách học lớp 10 Trung học phổ thông : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

cho em xin link mới với ạ. Em Thank ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Công tác xã hội với người khuyết tật vận dụng quản lý ca Văn hóa, Xã hội 0
D Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học duy vật biện chứng vào dạy học ôn tập hình học 10 Luận văn Sư phạm 0
D Lý thuyết của Keynes vai trò kinh tế của Nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0
D Vận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng Luận văn Kinh tế 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
D Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương m Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top