Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
III. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI.
1. Ưu điểm của trọng tài thương mại:
Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại bằng Trọng tài cho thấy có một số ưu điểm sau:
Thứ nhất, quyết định của Trọng tài là chung thẩm và vì vậy nó có giá trị bắt buộc đối với các bên, các bên không thể chống án hay kháng cáo. Việc xét xử tại Trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp xét xử, đó cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với xét xử tại Tòa án bởi thông thường xét xử tại Tòa án diễn ra ở hai cấp. Hội đồng trọng tài sau khi tuyên phán quyết xong là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm dứt sự tồn tại.
Thứ hai, hoạt động của Trọng tài diễn ra liên tục vì Hội đồng Trọng tài xét xử vụ kiện là do các bên thỏa thuận lựa chọn, hay được chỉ định để giải quyết vụ kiện, do đó các trọng tài viên là người theo vụ kiện từ đầu đến cuối, vì vậy họ có điều kiện để nắm bắt và tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ/việc. Chính điều này có lợi ngay cả khi các bên muốn hòa giải hay giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới một thỏa thuận, điều mà ít khi xảy ra ở Tòa án.
Thứ ba, trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết của Trọng tài có tính riêng biệt. Hầu hết các quy định pháp luật về Trọng tài của các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc Trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây là một ưu điểm quan trọng bởi các doanh nghiệp không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp bị đem ra công khai trước Tòa án, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ tư, khi xét xử, Trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia và điều này được thể hiện ở quyền chọn Trọng tài viên của các bên. Các bên có thể chọn một Hội đồng Trọng tài dựa trên trình độ, năng lực, sự hiểu biết vững vàng của họ về pháp luật thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên biệt như licensing, leasing, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ, chứng khoán…
Thứ năm, hoạt động xét xử của Trọng tài liên tục do đó tiết kiệm thời gian, chi phí và tiền bạc cho doanh nghiệp. Trong khi đó giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường rất khó đạt được điều này bởi Tòa án phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, do đó tình trạng án tồn đọng là điều không thể tránh khỏi.
Thứ sáu, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thể hiện chức năng động, linh hoạt và mềm dẻo, do đó dễ thích ứng hơn so với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Tòa án khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định có tính chất quy trình, thủ tục, trình tự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Thực tiễn cho thấy giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài VIAC thường kéo dài tối đa là 6 tháng, trong khi đó giải quyết tranh chấp tại Tòa án có trường hợp kéo dài mấy năm.
Thứ bảy, việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài đảm bảo tính bí mật cao và vì vậy sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có, trong khi đó việc xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho các bên rơi vào thế đối đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn bên kia thấy mình là một kẻ thua cuộc.
Việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độ xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín, nhẹ nhàng, mang nặng tính trao đổi để tìm ra sự thật khách quan của vụ/việc. Đó chính là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau. Hơn nữa, sự tự nguyện thi hành quyết định của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn có thể diễn ra trong tương lai.
Với những ưu điểm như vậy, việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đã ngày càng trở thành một cách tố tụng kinh doanh - thương mại hữu hiệu và được các bên lựa chọn bên ngoài tố tụng bằng Tòa án.
2. Nhược điểm của trọng tài thương mại.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế, cách giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại cũng có những khó khăn, trở ngại khó tránh khỏi, đó là:
Thứ nhất, sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thương mại chủ yếu phụ thuộc vào thái độ thiện chí và hợp tác của các bên tranh chấp. Mà các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc lường trước các tranh chấp sẽ phát sinh nên vẫn còn tình trạng mơ hồ về hình thức trọng tài thương mại nói riêng, cũng như các cách giải quyết tranh chấp khác nói chung.
Thứ hai, việc thực thi các kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài phần lớn phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ thi hành mà không có cơ chế pháp lý vững chắc để đảm bảo thi hành và nếu có thì việc thực thi đó thường phức tạp và tốn kém.
Thứ ba, Tố tụng trọng tài so với tố tụng toà án nó cũng có những điểm yếu, đó là vì quyết định của trọng tài nhân danh ý chí tối cáo của các bên đương sự, không nhân danh quyền lực nhà nước nên đảm bảo thi hành cần đến sự tự nguyện của các bên vi phạm thì quyết định này cũng khó có thể thi hành được.
Thứ tư, là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, trọng tài có thể gặp những khó khan trong quá trình giải quyết tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp phức tạp, về những vấn đề như : xác minh thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án phán quyết của trọng tài, không có quyền kê biên khẩn cấp tạm thời đối với tài sản là đối tượng tranh chấp dẫn tới việc có thể kéo dài, không đảm bảo phong toả tàn sản kịp thời để phòng ngừa việc tẩu tán tài sản.
IV. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại chưa phổ biến ở Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài biết được những ưu điểm vảu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên hầu hết các hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài thường có điều khoản cuối cùng “nếu có tranh ”
Nếu so sánh giữa ưu và nhược điểm thì việc giải quyết tranh chấp kinh tế qua trọng tài là con đường tốt hơn đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, số lượng giải quyết tranh chấp qua trọng tài kinh tế hết sức nhỏ. Tại thành phố Hà Nội, tranh chấp kinh tế bằng hình thức trọng tài năm 2005, chỉ có 13 vụ, năm 2004, khoảng 10 vụ. ở TP Hồ Chí Minh – nơi có nền kinh tế sôi động, số lượng doanh nghiệp chiếm phần lớn so với cả nước, tuy nhiên, số vụ đưa ra giải quyết bằng trọng tài chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số lượng tranh chấp xảy ra trong đời sống thương mại ở nước ta. Theo chúng tôi, có ba nguyên nhân cơ bản sau đây:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
I Tiểu luận: Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2 Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Trọng tài thương mại - một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại Luận văn Luật 0
T Tiểu luận: nguyên tắc tôn trọng quyền con người trong hiến pháp 1992 Luận văn Luật 0
T Tiểu luận: Trọng tài thương mại, một phương thức giải quyết tranh chấp Luận văn Luật 0
Y Tiểu luận: bài học đảng ta rút ra từ sự nghiệp đổi mới là : tôn trọng sự thật khách quan và đổi mới Văn hóa, Xã hội 0
K Tiểu luận: tầm quan trọng của thuế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
C Tiểu luận: Cổ phần hoá và tầm quan trọng của cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước Luận văn Luật 0
C Tiểu luận: Sự phát triển của công nghệ - những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong kinh doan Luận văn Kinh tế 0
G Tiểu luận Sự thay đổi của đối tác và đối thủ cạnh tranh là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi tr Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một bộ phận quan trọng của Tư tưởng HCM Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top