Download miễn phí Đề tài Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung - Dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàn Kiếm





CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN CỦA NHTM 3

1.1. TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ. 3

1.1.1. Khái niệm đặc điểm và vai trò của tín dụng trung - dài hạn. 3

1.1.1.1. Khái niệm. 3

1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tín dụng trung - dài hạn. 4

1.1.1.3. Vai trò của tín dụng trung - dài hạn. 5

1.1.2. Nội dung cơ bản của mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn của NHTM. 9

1.1.2.1. Quan niệm về mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn của NHTM 9

1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn. 11

1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn. 17

1.1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc phía Ngân hàng. 18

1.1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc phía khách hàng. 21

1.1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc môi trường 23

1.1.4. Sự cần thiết phải mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn. 24

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀN KIẾM 26

2.1. VÀI NÉT VỀ NHNO & PTNT HOÀN KIẾM. 26

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Hoàn Kiếm. 26

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn. 28

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn. 30

2.1.2.3. Hoạt động trung gian. 33

2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI NHNO & PTNT HOÀN KIẾM. 34

2.2.1. Hoạt động tín dụng trung - dài hạn tại NHNo&PTNT Hoàn Kiếm. 34

2.2.2. Khả năng cho vay trung - dài hạn. 35

2.2.2.1.Nguyên tắc và điều kiện của NHNo& PTNT Hoàn Kiếm với tín dụng trung - dài hạn. 35

2.2.2.3. Cho vay trung - dài hạn xét theo cơ cấu thành phần kinh tế. 38

2.2.2.4. Cho vay trung dài hạn theo loại hình tín dụng. 40

2.2.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn. 41

2.2.3. Các kết quả đạt được: 42

2.3.4. Tồn tại và nguyên nhân 43

2.3.4.1. Tồn tại 43

2.3.4.2. Nguyên nhân 45

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI NHNN & PTNT HOÀN KIẾM 51

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI NHNN & PTNT HOÀN KIẾM TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 51

3.2. CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI NHNN & PTNT HOÀN KIẾM. 52

3.2.1. Các giải pháp mở rộng. 52

3.2.1.1. Đa dạng hoá cơ cấu, loại hình cho vay trung - dài hạn. 52

3.2.1.2. Thực hiện tốt chính sách khách hàng tích cực tìm kiếm khách hàng lớn. 56

3.2.1.3. Cải tiến quy trình cho vay. 59

3.2.1.4. Mở rộng tín dụng ngoài quốc doanh. 59

3.2.1.5. Tăng cường huy động nguồn vốn trung - dài hạn. 60

3.2.1.6. Phân tích kinh tế, phân loại doanh nghiệp, xây dựng và sử dụng hồ sơ khách hàng có hiệu quả. 62

3.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng. 62

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư. 63

3.2.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản tín dụng. 64

3.2.2.4. Giải pháp về tài sản thế chấp. 65

3.2.2.5. Thành lập quỹ rủi ro tín dụng. 65

3.2.2.6. Chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định. 66

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 66

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. 66

3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam. 67

3.3.3. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành có liên quan. 68

3.3.4. Kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. 69

KẾT LUẬN 72

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đảm bảo nguồn vốn cung cấp cho hoạt động tín dụng, các Ngân hàng phải thu hút được các nguồn vốn lớn với lãi suất thấp. Việc khai thác các nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra. Chiến lược huy động vốn là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong kinh doanh tiền tệ, nó mang tính thường xuyên và liên tục. Năm 2002, NHNo & PTNT Hoàn Kiếm được coi là một trong những chi nhánh có nguồn vốn huy động lớn nhất trong số các chi nhánh của hệ thống NHNo & PTNT Thành phố Hà nội. Ngân hàng cũng là chi nhánh có số huy động vốn VND lớn nhất và vốn huy động bằng ngoại tệ đứng thứ 3 (chỉ sau Ngân hàng ngoại thương Hà nội và NHTM cổ phần quốc doanh) và có vốn huy động tiết kiệm lớn nhất trong số các chi nhánh này.
Bảng 1: Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Hoàn Kiếm.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Tiền gửi tiết kiệm
245
312
361
- Không kỳ hạn
11
7
5
- Có kỳ hạn
234
305
356
2. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
58
113
79
3. Kỳ phiếu & trái phiếu
4
18
26
Tổng
307
443
466
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2000 - 2002)
Hướng theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế thị trường, NHNo & PTNT Hoàn Kiếm đã chủ động tập trung khai thác các nguồn vốn trong xã hội nhằm tăng nguồn vốn hoạt động, đặc biệt nguồn vốn có thời hạn dài, ổn định, tăng khả năng cạnh tranh và phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển.
Qua số liệu của bảng trên, ta thấy tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Hoàn Kiếm liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư có mức khá cao, năm 2000 đạt 245 tỷ, chiếm 80% tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động, năm 2001 đạt 312 tỷ, chiếm tỷ trọng 70%, năm 2002, đạt 361 tỷ, tỷ trọng 77%. Tỷ trọng thì nguồn vốn huy động từ dân cư có xu hướng giảm xuống nhưng quy mô của nguồn vốn này vẫn có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong bảng tổng kết nhưng tỷ trọng có sự biến động lớn, nguồn vốn huy động từ hình thức phát hành giấy tờ có giá tuy có sự tăng trưởng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ, do đó Ngân hàng cần có biện pháp để tăng cường nguồn vốn huy động này nhằm tăng tính ổn định.
Qua bảng trên ta thấy, nguồn huy động vốn quan trọng nhất của NHNo & PTNT Hoàn Kiếm là tiền gửi của dân cư và nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Hoàn Kiếm thoả mãn nhu cầu vay vốn của nền kinh tế bằng cả nội tệ và ngoại tệ.
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Song song với hoạt động huy động vốn, công tác tín dụng là công tác quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đây cũng là công tác dễ phát sinh rủi ro nhất do môi trường pháp lý chưa đồng bộ, môi trường kinh tế chưa ổn định. Mục tiêu kinh doanh mà NHNo & PTNT Hoàn Kiếm đã đặt ra từ nhiều năm nay là "Kinh tế phát triển an toàn - Tôn trọng pháp luật - Lợi nhuận hợp lý". Để đạt được mục tiêu này, NHNo & PTNT Hoàn Kiếm đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp.
Để đảm bảo an toàn vốn vay, NHNo & PTNT Hoàn Kiếm cũng rất nghiêm túc trong thực hiện những thể lệ chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng, bảo đảm 100% các món vay đều được kiểm tra trước, trong khi giải ngân hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro vốn sử dụng sai mục đích. Mặc dù rất thận trọng trước khi ra quyết định cho vay, Ngân hàng cũng hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn. Ngân hàng thực sự đã giúp đỡ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, luôn luôn quan tâm đầu tư trung - dài hạn tạo môi trường giúp đỡ các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, hiện đại và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhằm rút ngắn thời gian cho vay mà vẫn đảm bảo hiệu quả tín dụng, NHNo & PTNT Hoàn Kiếm đã tiến hành phân loại khách hàng chọn lựa các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm trong việc vay và trả nợ, tạo ra một đội ngũ khách hàng tin cậy và mang tính chiến lược lâu dài: Công ty giầy da Hà Nội, Công ty thực phẩm Hà Nội, công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, công ty vận tải thuỷ I, công ty TM đá quý Thần Châu, công ty TNHH Khang Thịnh, công ty cổ phần Bắc Kinh, …
Hoạt động tín dụng năm 2002 đã có những đóng góp và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế thủ đô, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 2: Dư nợ tín dụng của NHNo & PTNT Hoàn Kiếm.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Doanh số cho vay
50
75
130
Quốc doanh
35
55
110
Ngoài quốc doanh
15
20
20
2. Số thu nợ
60
80
80
Quốc doanh
35
55
70
Ngoài quốc doanh
25
25
10
3. Dư nợ
40
57
113
Quốc doanh
18
32
83
Ngoài quốc doanh
22
25
30
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000 - 2002)
Theo bảng trên ta có thể nhận xét.
NHNo & PTNT Hoàn Kiếm rất nỗ lực trong việc mở rộng cho vay: doanh số cho vay liên tục tăng theo từng năm. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một nhược điểm: số dư nợ cũng tăng lên theo doanh số cho cần có những biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này.
* Về cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế.
Tỷ trọng dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giảm nhanh.
Năm 2000 chiếm 55%
Năm 2001 chiếm 42%
Năm 2002 chiếm 26%
Và doanh số cho vay của khu vực này có xu hướng giảm đi, tuy vậy doanh số thu nợ giảm không đáng kể (2002 so với 2000). Điều này cho ta thấy: Ngân hàng thu hẹp cho vay ngoài quốc doanh song vẫn đảm bảo các khoản đã cho vay ra đều thu được nợ, tỷ trọng vốn vay của khu vực ngoài quốc doanh liên tục giảm qua các năm. Đó là vì trước năm 1996: nước ta thực hiện mở cửa nền kinh tế ban hành những chính sách có tác dụng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Điều đó làm cho khối kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh nhu cầu vốn cho kinh tế ngoài quốc doanh tăng. Nhưng ngay lập tức, những khoản cho vay này tạo ra tỷ lệ nợ quá hạn cao. Thêm nữa, trong vài năm gần đây, kiểu làm ăn thiếu tin cậy này khiến cho Ngân hàng không muốn mở rộng cho vay đối với họ nữa. Mặc dù tư tưởng chỉ đạo của nhà nước là "mở rộng cho vay không phân biệt thành phần kinh tế" nhưng để đảm bảo an toàn, Ngân hàng buộc phải rút vốn về và tỷ trọng dư nợ đối với khu vực này là rất thấp.
Thực trạng trên đồng nghĩa với việc mở rộng cho vay đối với kinh tế quốc doanh cả về số tương đối và tuyệt đối. Trong các năm 2000 đến 2002 doanh số cho vay khu vực quốc doanh liên tục tăng. Sự gia tăng đó do các nhân tố sau:
- Các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng phát triển do mở rộng tính độc lập thích nghi với cơ chế kinh tế mới.
- Các doanh nghiệp nhà nước thường nhận được các nguồn vốn ưu đãi từ ngân quỹ, có điều kiện cải tiến quy trình công nghệ, tạo nên ưu thế cạnh tranh nên có điều kiện vay vốn Ngân hàng để mở rộng sản xuất.
- Doanh nghiệp nhà nước không cần thế chấp khi vay mà điều kiện về tài sản thế chấp luôn là thách thức với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận vốn Ngân hàng.
- Nghị quyết TW Đảng khẳng...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng hoạt động bao thanh toán nội địa của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I Luận văn Kinh tế 0
S Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh VietinBank Ninh Bình Luận văn Kinh tế 2
S Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty thương mại xây Luận văn Kinh tế 0
J Giải pháp thu hút việc mở và sử dụng tài khoản cá nhân để phát triển phương thức thẻ tại NHNo&PTNT h Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp mở rộng cho vay, gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Y Luận văn Kinh tế 0
L Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng ở chi nhánh NHNo & PTNT Tam Trinh Luận văn Kinh tế 0
W Giải pháp mở rộng cho vay đối với cho vay trả góp mua ôtô của VPBank - Phòng giao dịch Trần Duy Hưng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top