rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Có thể nói tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay đang ở mức báo động cấp
thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn
xã hội. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà
còn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và xảy ra với các em học sinh ở
mọi độ tuổi. Trên các phương tiện thông tin hiện nay chúng ta không khó khăn
để tìm thấy những thông tin về học sinh bị xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng và
bức xúc trong dư luận xã hội.
Xâm hại trẻ em diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do
nhiều nguyên nhân. Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại là một trong
những vấn đề cần thiết trong xã hội hiện nay. Nó không phải là việc làm chỉ
dành riêng cho những người làm công tác giáo dục hay của những người làm
công tác xã hội mà đó là trách nhiệm chung của cả cộng đồng.
Bản thân là một người làm công tác giáo giáo dục, hàng ngày được chứng
kiến các em với những nét thơ ngây, hồn nhiên đến trường để được lĩnh hội tri
thức trang bị hành trang để bước vào đời. Vậy mà các em lại gặp phải những
trường hợp đau lòng như bị xâm hại làm tổn thương đến tâm sinh lí của các em.
Rất có thể các em sẽ trở thành những đứa trẻ hoàn toàn khác như: thụ động, đờ
đẫn, lo sợ, tự kỉ, Đó là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn. Vì vậy
với mong muốn tìm ra những biện pháp tốt nhất để có thể giúp các em phòng

ngừa bị xâm hại, tui đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh
phòng tránh bị xâm hại”, để góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng
động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.
1
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích:
- Nghiên cứu nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ mối nguy hiểm của xâm
hại, cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy đó, để không có những vấn đề
đáng tiếc xảy ra và xã hội có những mầm non mạnh mẽ và có ích cho đất nước.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát qua các con số, số liệu đã
thống kê.
- Phương pháp gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến giáo viên hướng dẫn về
nhận định thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp với từng
vấn đề.
III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Đối tượng:
- Các em học sinh lớp 5A
3
và các học sinh trong khối lớp 5 trường Tiểu học
Trường Sơn.
- Các giáo viên chủ nhiệm khối lớp 5, Ban hoạt động ngoài giờ.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu ở lứa tuổi thiếu niên; đồng thời nghiên cứu các giá trị kĩ năng
sống cho học sinh.
- Khảo sát, đánh giá, tổng hợp khái quát dựa trên các số liệu thống kê từ: học
sinh lớp 5A
3
, học sinh khối 5 về khả năng tự nhận thức bảo vệ bản thân ở trường
Tiểu học Trường Sơn.
IV. CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:
Tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất có thể giúp các em học sinh khối 5 nói
riêng và cho tất cả các em trong trường tiểu học nói chung có được những kĩ
năng, những biện pháp cần thiết trong việc phòng chống bị kẻ xấu xâm hại.
Góp phần giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ năng động, tự tin đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của xã hội.
2
V. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận:

Chúng ta có thể hiểu xâm hại trẻ em nói chung là một vấn đề rất được
quan tâm và đặc biệt hơn hết là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Theo UNICEF:
“Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan
đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (hay không hiểu), hay không đủ tâm
thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hay các hành vi đó vi phạm
đến pháp luật hay các giá trị văn háo sở tại”.
Thực tế hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại xảy ra ở mọi quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam và cả trẻ em gái và trẻ em trai đều có thể là nạn
nhân. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ được các em, bảo đảm cho các
em có một cuộc sống an toàn không có nguy cơ tiềm ẩn bị xâm hại ? Đó là một
vấn đề cần được quan tâm, cần được các cấp trong xã hội giải quyết.
Trẻ em là thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân chính xây dựng đất nước trong
tương lai. Vì vậy chúng ta phải dành cho các em những điều tốt đẹp nhất. Thế
nhưng trong thời gian qua tình hình tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra nhiều luôn
tiềm ẩn yếu tố gia tăng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại đang là hồi chuông báo
động cho sự suy thoái, đồi trụy về đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nước trên
thế giới và từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát
triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh
hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ
phận không nhỏ là trẻ em. Theo xu thế phát triển của xã hội, một số gia đình bố
mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi
của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương
mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ; không những thế còn có những gia đình cha mẹ
nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè, ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự
phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ
3
cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng
con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi
gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế
trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, việc giáo dục môt số kỹ năng sống cho học sinh là một nội
dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương
trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo
dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” để
đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì vậy, trong giảng dạy, bên cạnh việc cung cấp
những kiến thức ban đầu về Toán học, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội cho các em,
các em sẽ được cung cấp những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi xã
hội chủ nghĩa gắn với những kinh nghiệm đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình
thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, đấu tranh với
những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực
đạo đức và thói quen đạo đức tốt. Chính vì vậy việc rèn một trong những kĩ
năng phòng chống xâm hại đối với trẻ em là một việc làm thực sự cần thiết và có
ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Hơn hết nó không phải là một nhiệm vụ quan
trọng mà những người làm công tác giáo dục cần quan tâm mà đó là vấn đề mà
cả xã hội quan tâm.
Thực tế khó có thể đánh giá hết những ảnh hưởng do việc xâm hại trẻ em
đem lại. Việc trẻ em bị xâm hại đã để lại những vết thương không phai mờ trong
gia đình dòng họ nạn nhân, trong ký ức cộng đồng nơi trẻ bị gây hại mà nạn
nhân cùng chung sống, để lại hậu quả lâu dài đến sức khỏe cũng như sự phát
triển toàn diện của trẻ. Những ảnh hưởng do việc xâm hại trẻ em đem lại. Việc
trẻ em bị xâm hại đã để lại những vết thương không phai mờ trong gia đình dòng
họ nạn n hân. Nhiều năm nay chúng ta coi việc giáo dục trẻ em là trách nhiệm
của gia đình, nhà trường và xã hội. Công tác bảo vệ trẻ em cũng cần thực
4
hiện như vậy. Việc đấu tranh chống xâm hại trẻ em, cần tập trung vào biện pháp
phòng ngừa. Công tác truyền thông cần được làm đồng bộ, có sự phối hợp giữa
gia đình, nhà trường và các cơ quan hữu quan. Đối tượng đầu tiên cần
tuyên truyền chính là trẻ em. Các em cần được trang bị đầy đủ để bảo vệ mình
khỏi các hình thức lạm dụng. Gia đình, nhà trường phải có trách nhiệm cung cấp
kiến thức cho các em. Để làm được điều này, chính các bậc cha mẹ, nhà trường
và các cơ quan chức năng cũng cần cập nhật kiến thức về các thủ đoạn, hình
thức xâm hại mới.
Có thể nói thực tế nhiều học sinh trong các trường học nói chung và trường
tiểu học Trường Sơn nói riêng các em cũng còn hạn chế những kĩ năng trong cuộc
sống như: kĩ năng nhận thức, kĩ năng kiểm soát, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng
hợp tác, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, Vì vậy dẫn đến tình trạng nhiều học sinh
chưa mạnh dạn, tự tin khi ứng phó với những tình huống khó lường trong cuộc
sống. Hơn lúc nào hết các em cần được quan tâm, giáo dục, truyền thụ những kiến
thức về kĩ năng sống, kĩ năng phòng chống xâm hại, Có như vậy mới phần nào
hạn chế được tình trạng một số em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu
sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng
kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh dễ bị những kẻ xấu dụ dỗ và rất có thể
sẽ bị xâm hại. Vậy ngoài những kiến thức phổ thông, học sinh cần học điều gì để
giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Đây
cũng chính là những băn khoăn, trăn trở được đặt ra đối với mỗi giáo viên –
những người làm công tác giáo dục hiện nay.
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
- Từ ngày 16/9/2014 đến 20/9/2014: Lập đề cương.
- Từ ngày 23/9/2014 đến 04/10/2014: Nghiên cứu và áp dụng.
- Từ ngày 23/12/2014 đến 30/12/2014: Tổng kết và hoàn tất đề tài.
5
B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:
1. Thực trạng:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục tiểu học : “Giáo dục tiểu học nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp
tục học trung học cơ sở”. Quá trình giáo dục được tổ chức giúp người học nắm
được những nội dung : hệ thống tri thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử và thói
quen hành vi thể hiện trong cuộc sống của cộng đồng, của xã hội. Từ đó hình
thành ở người học những mặt xã hội, tâm lí, thể chất, cách ứng xử đúng đắn
thông qua các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các hoạt
động học tập, lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 5 trường Tiểu học Trường Sơn, bản
thân tui thấy kĩ năng sống, kĩ năng phòng ngừa xâm hại của của học sinh chưa
cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em
có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách
xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể
hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự
tìm tòi còn hạn chế.
Thực tế hàng ngày, hàng giờ trên đất nước Việt Nam chúng ta xảy ra biết
bao nhiêu tiện tượng trẻ em bị xâm hại và không ai trong chúng ta có thể khẳng
định rằng tất cả học sinh của chúng ta đều được an toàn. Rất có thể có một tỉ lệ
nhỏ các em học sinh bị xâm hại nhưng các em đều không dám nói với bố mẹ,
thầy cô, với người thân, các em đều tự mình giải quyết hay chịu đựng từ đó
ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần và kết quả học tập của các em. Bởi
thủ phạm xâm hại các em có thể người thân của gia đình, người quan hay tin
cậy. Và chúng có thể tìm mọi cách để tạo dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ và
gia đình các em để tiến hành hành vi xâm hại trẻ. Có thể nói xâm hại trẻ em là
một hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo
vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục.
6
Trong việc phát hiện, ngăn chặn và giải quyết hành vi bạo lực giới thì
giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, giáo dục gia đình đóng vai trò then
chốt và sự cộng hưởng của xã hội giữ vai trò quan trọng. Phải tăng cường sự
phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, mỗi nhân tố cần làm tốt
vai trò và trách nhiệm của mình, đặc biệt là giáo dục gia đình, vì mỗi gia đình là
một đơn vị độc lập trong khi các nhà trường là một tập hợp có hệ thống, có chế
tài quản lý và giám sát của các cơ quan chức năng, gia đình cũng chính là tế bào
của xã hội.
2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình phạm tội đối với trẻ em.
Có rất nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau dẫn đến tình trạng xâm
hại trẻ em, mà đặc biệt là xâm hại tình dục, theo tui có những nguyên nhân chính
sau:
*Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía gia đình.
- Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sự cùng kiệt đói lạc hậu, không có điều
kiện để chăm sóc quản lý giáo dục các em, thường để các em ở nhà một mình
hay gửi các em ở những đối tượng không đáng tin cậy, do sự thiếu thốn tình
cảm, sống trong hoàn cảnh gia đình không hoàn thiện, lại không được học hành
chu đáo, dẫn đến tình trạng các em bị lợi dụng rủ rê, hay ép buộc vào các hành
vi phạm tội ngoài ý muốn.
- Do cha mẹ các em thiếu quan tâm buông lỏng quản lý, chưa giáo dục
thường xuyên về đạo đức lối sống cho trẻ, thiếu kiến thức và phương pháp giáo
dục về giới tính và hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa
- Trong nhiều trường hợp khi xảy ra việc trẻ bị xâm hại gia đình ngại tố
cáo tội phạm, cho qua hay dấu kín vì sợ tai tiếng, mặc cảm vô tình đã tiếp tay
cho kẻ xâm hại trẻ em thoát tội và tiếp tục phạm tội.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top