minhthien101988

New Member

Download miễn phí Đề tài Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam





LỜI CẢM ƠN 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I- CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NIÊM YẾT CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 9

1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán 9

1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán 9

1.1.2. Phân loại thị trường chứng khoán 11

1.1.2.1. Phân loại theo hàng hóa 11

1.1.1.2. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn 12

1.1.2.3. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường 13

1.1.2. Niêm yết chứng khoán 15

1.1.2.2. Khái niệm niêm yết chứng khoán : 15

1.1.2.3. Mục đích của niêm yết chứng khoán 16

1.1.2.4. Các hình thức niêm yết chứng khoán 17

1.1.2.5. Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán 18

1.2. Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần 22

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, sự tham gia trên TTCK của NHTMCP 22

1.2.2. Sự cần thiết niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần 24

1.2.3. Tác động của việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP 25

1.2.3.1. Tác động tới ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết 25

1.2.3.2. Tác động tới hệ thống ngân hàng 27

1.2.3.3. Tác động tới thị trường chứng khoán 28

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP 29

1.3.1. Các nhân tố thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần 29

1.3.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng nhà nước 31

1.3.3. Các nhân tố thuộc về thị trường chứng khoán 32

1.3.4. Các nhân tố khác 32

-CHƯƠNG 2- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THỰC TRẠNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 33

2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam 33

2.1.1. Kết quả đạt được 34

2.1.2. Những hạn chế 36

2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế 38

2.2. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam 39

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam 40

2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 42

2.2.3. Đề án cải cách các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 46

2.3. Thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 47

2.3.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu 47

2.3.2. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 51

2.4. Đánh giá thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 59

2.4.1. Kết quả 59

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 62

2.4.2.1. Hạn chế 62

2.4.2.2. Nguyên nhân 65

-CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NIÊM YẾT CỔ PHIẾU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRÊN TTCK 67

3.1. Định hướng và giải pháp phát triển TTCKVN 67

3.1.1. Mục tiêu 67

3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán 67

3.1.3. Giải pháp thực hiện 68

3.2. Định hướng phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 69

3.2.1. Nhu cầu niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 69

3.2.1.1. Nhu cầu của bản thân ngân hàng thương mại cổ phần 69

3.2.1.2. Nhu cầu từ cải cách hệ thống ngân hàng 71

3.2.1.3. Nhu cầu từ phát triển thị trường chứng khoán 72

3.2.2. Định hướng phát triển của TTCK và xu hướng phát triển của các

NHTMCP Việt Nam 72

3.3. Xác lập tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 74

3.3.1. Quan điểm xác định tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 74

3.3.2. Hình thức niêm yết cổ phiếu NHTMCP Việt Nam 75

3.3.3. Tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 76

3.4. Giải thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 78

3.4.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 78

3.4.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý 78

3.4.1.2. Hoàn thiện môi trường kinh tế, môi trường đầu tư 80

3.4.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán 81

3.4.1.4. Chính sách hỗ trợ từ chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước 82

3.4.1.5. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước 83

3.4.2. Nhóm giải pháp vi mô 83

3.4.2.1. Tăng cường huy động vốn chủ sở hữu 83

3.4.2.2. Điều chỉnh kết cấu nguồn vốn và tài sản 84

3.4.2.3. Giải quyết dứt điểm nợ xấu, nợ đọng 84

3.4.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động 85

3.4.2.5. Hoàn thiện hoạt động quản lý, điều hành 86

3.4.2.6. Nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin 87

3.4.2.7. Đào tạo nguồn nhân lực 88

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đất nước.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và bảo hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương-vừa đóng vai trò là ngân hàng trung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), vừa là ngân hàng thương mại. Bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính – kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ 11 (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng của nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á.
Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở Miền Nam được hợp nhầt vào NHNN Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước. Hệ thống tổ chức thống nhất của NHNN bao gồm : Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi điếm ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước.
Thời kỳ 1975-1985 : Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam-Bắc vào năm 1978. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng – chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay.
Thời kỳ 1986 đến nay : Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần. Tháng 5/1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi. Trong thời gian này 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm : Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt Nam; và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Năm 1993 : Bình thường hóa các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB)
Năm 1995 : Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo.
Năm 1997 : Quốc hội X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
Năm 1999 : Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Năm 2000 : Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMCP.
Năm 2002 : Tự do hóa lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng-bước cuối cùng tự do hóa hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra.
Năm 2003 : Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập NH Chính sách xã hội trên cở Ngân hàng phục vụ người cùng kiệt để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 Luật NHNNVN.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Hệ thống ngân hàng nước ta đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cuộc cách mạng Việt nam. Cho đến ngày hôm nay, hệ thống ngân hàng vẫn là nhân tố nòng cốt, tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vận hành bằng cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Sự ra đời và hoạt động của các NHTMCP Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới hoạt động hệ thống ngân hàng thông qua việc chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng 1 cấp thành hệ thống ngân hàng 2 cấp (Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thưong mại), trong bối cảnh kinh tế nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Không phải đến hôm nay ngành ngân hàng mới đề cập đến 2 chữ “cổ phần” mà nó đã có từ lâu, chính xác hơn là cách đây 14 năm kể từ khi Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ra đời năm 1990 (nay là Luật các tổ chức tín dụng). Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã tiến hành cấp phép cho loại hình NHTMCP hoạt động từ thời điểm đó, với mô hình : “NHTMCP là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hay một tổ chức không được sở hữu số cổ phần của ngân hàng quá tỷ lệ do NHNN quy định”.
Tháng 12 năm 1997 Luật các Tổ chức tín dụng ra đời, NHTMCP được quy định là Ngân hàng cổ phần của Nhà nước và nhân dân. Có 2 loại hình NHTMCP được thành lập theo các Pháp lệnh về Ngân hàng (bằng cách điều chỉnh từ tổ chức tín dụng cũ hay thành lập mới) là NHTMCP đô thị (có trụ sở chính tại các đô thị lớn) và NHTMCP nông thôn (có trụ sở đặt tại các thị trấn, thị tứ).
Ngay từ thời gian đầu năm 1990, ở nước ta đã có 15 NHTMCP. Trong vòng 5 năm sau, số NHTMCP ở nước ta đã lên tới 54 ngân hàng, trong đó có 33 NHTMCP đô thị và 21 NHTMCP nông thôn.... Đó là một tốc độ mà không có bất kỳ một nước nào trên thế giới có thể đạt được và một hệ thống NHTMCP được coi là trẻ nhất trên thế giới, trong khi đó, số lượng NHTM quốc doanh lúc đó chỉ có 4 và vẫn được giữ nguyên.
Theo quy định, bên cạnh chủ sở hữu là tổ chức Nhà nước (sở hữu phần vốn của Nhà nước góp vào NHCP) thì NHTMCP còn có thể có nhiều chủ sở hữu khác như các cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài, các tổ chức ngoài quốc doanh, các tổ chức nước ngoài. Nghĩa là, NHTMCP Việt Nam thuộc sở hữu cổ đông, trong đó phải có cổ đông là t...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top