yo_blog

New Member

Download miễn phí Đề tài Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp





PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

A. Bản chất và những vấn đề liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp

I. Một số khái niệm về tiền lương

II. Các khoản trích theo lương

III. Các hình thức tiền lương và quĩ tiền lương của doanh nghiệp

 1. Hình thức tiền lương theo thời gian

 2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm

 3. Hình thức khoản thu nhập

 4. Quỹ tiền lương

B. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp

I. Vai trò và nhiệm vụ kế toán tiền lương

II. Hệ thống chứng từ ban đầu

III. Hệ thống tài khoản ứng dụng

IV. Tổ chức hệ thống sổ kế toán

 1. hình thức nhật ký sổ cái

 2. Hình thức nhật ký chung

V .Phương pháp hạch toán chi tiết tiền lương

 

PHẦN 2 : NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

I. So sánh với chế độ kế toán Pháp

 1. Về các yếu tố cấu thành của tiền lương

 2. Về công tác hạch toán tiền lương

II. So sánh với thực tiễn

 1 . Về nguồn tiền lương

 2. Về việc hạch toán lương

 

PHẦN 3 : MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

I. Tạo nguồn tiền lương

II. Xây dựng và thực hiện các hình thức trả lương hợp lý

III.Hạch toán tiền lương hợp lý và kịp thời hơn nữa

IV. Tăng cường quản lý quĩ lương

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


oặc khoán từng việc:
Được áp dụng cho những công việc giản đơn, có tính đột xuất. Doanh nghiệp xác định mức tiền lương trả cho từng công việc mà người lao động phải hoàn thành.
* Hình thức khoán quỹ lương: Đây là dạng đặc biệt của tiền lương theo sản phẩm được sử dụng để trả lương cho người lao động làm việc tại các phòng ban của doanh nghiệp. Theo hình thức này doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương căn cứ vào khối lượng công việc của từng phòng ban, tiền lương thực tế của cá nhân phụ thuộc vào quỹ lương thực tế của phòng ban và số lượng nhân viên của phòng ban đó cũng như mức độ hoàn thành công việc.
Trong giai đoạn hiện nay, hình thức tiền lương theo sản phẩm đang là hình thức tiền lương chủ yếu được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhưng việc áp dụng hình thức cụ thể nào lại tuỳ từng trường hợp tình hình cụ thể mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên để đảm bảo hình thức tiền lương này có hiệu quả nói chung cần các điều kiện sau:
Có hệ thống định mức chính xác.
Phải thường xuyên củng cố hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất để đảm bảo dây chuyền sản xuất luôn cân đối.
Phải tổ chức tốt công tác phục vụ cho sản xuất như: cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm, tổ chức sửa chữa kịp thời thiết bị khi hư hỏng và tổ chức nghiệm thu sản phẩm kịp thời.
Hoàn thiện công tác thống kê kế toán đặc biệt là công tác thống kê theo dõi tình hình mức để làm cơ sở cho việc điều chỉnh mức.
3 - Hình thức khoán thu nhập:
Đối với hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh mà là nội dung phân phối thu nhập của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, thời gian và kết quả của từng người lao động chỉ là căn cứ phân chia tổng quỹ lương cho từng người lao động.
4 - Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương phải trả cho tất cả các loại lao động đang thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
Quỹ lương của doanh nghiệp được hình thành khác nhau qua từng thời kỳ theo các phương pháp sau:
4.1 Thời kỳ trước năm 1980:
Trong cơ chế quản lý tập trung, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quỹ lương thường mang tính hình thức vì Nhà nước trực tiếp quản lý tổng quỹ lương của doanh nghiệp.
Đại bộ phận các doanh nghiệp xác định quỹ lương căn cứ vào tiền lương bình quân cấp bậc hay chức vụ thực tế của kỳ báo cáo và số lượng bình quân trong năm theo công thức sau:
QTLn = L x T x 12 tháng
Trong đó: QTLn : Quỹ tiền lương năm.
L : Tiền lương bình quân 1 người/tháng.
T : Lao động bình quân năm.
Cách xác định này có ưu điểm là đơn giản dễ tính toán, nhưng lại có những nhược điểm sau: không gắn liền giữa kết quả sản xuất với thu nhập cuả mỗi người cho nên vai trò kích thích bị hạn chế, vì nó không quan tâm đến số lượng sản phẩm mà công nhân làm ra nhiều hay ít, không khuyến khích các cán bộ phải học hỏi nâng cao năng lực trình độ. Vì dựa trên số người để tính quỹ lương nên nó không khuyến khích các doanh nghiệp tinh giản biên chế, và đây là mô hình quỹ lương bao cấp.
4.2 Thời kỳ từ 1980 đến 1990:
Đại bộ phận doanh nghiệp xác định quỹ lương căn cứ vào số lượng sản phẩm làm ra hay căn cứ vào khối lượng công việc được tiến hành trong thời kỳ kế hoạch, theo công thức sau:
QTLn = K x G
Trong đó: QTLn : Quỹ tiền lương năm.
K : Tổng sản phẩm làm ra trong năm.
G : Đơn giá tổng hợp ( Kể cả lương trực tiếp và lương gián tiếp )
Phương pháp này đã khắc phục được tính bình quân, bao cấp cũ của thời kỳ trước.
Nó có ba ưu điểm lớn như sau:
- Gắn liền giữa thu nhập với kết quả sản xuất, sản xuất cao thì thu nhập nhiều và ngược lại, vì thế nó tạo ra động lực kích thích sản xuất.
-Mở rộng quyền chủ động của doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất và tiền lương.
-Khuyến khích các doanh nghiệp tinh giản biên chế.
Tuy nhiên phương pháp này cũng bộc lộ nhược điểm là chưa gắn kết quả sản xuất với kinh doanh, mà mới chỉ gắn đến kết quả sản phẩm nhập kho.
4.3 Thời kỳ từ 1990 trở lại đây:
Từ những năm 1990, với cơ chế mới, các doanh nghiệp được quyền chủ động trong phân phối thu nhập. Mức thu nhập của mỗi người trong doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp và phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác của từng người. Nhà nước không can thiệp vào công việc xây dựng quỹ lương của doanh nghiệp, không quản lý kế hoạch hoá quỹ tiền lương như trước mà chỉ giám sát việc sử dụng quỹ lương. Nhà nước không cho phép các doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức tiền lương tối thiểu, nhưng cũng có chính sách điều tiết đối với những người có thu nhập cao.
Hiện nay đại bộ phận doanh nghiệp xác định quỹ lương căn cứ vào tỉ lệ % so với doanh thu. Tỷ lệ % đó là bao nhiêu do doanh nghiệp tự xây dựng trình cơ quan chủ quản duyệt. Nếu là doanh nghiệp tư nhân thì Giám đốc duyệt.
Công thức tính như sau:
QTLn = Tổng doanh thu x % tiền lương so với doanh thu
Trong đó cơ sở để tính % tiền lương so với doanh thu là:
- Dựa vào tỉ lệ tiền lương trong quá trình sản xuất, lao động thủ công nhiều thì tỷ trọng lớn và ngược lại. Tính công nghệ của sản xuất cao thì % tiền lương giảm.
- Dựa vào doanh thu và nhịp độ tăng doanh thu, doanh thu có xu hướng giảm thì % tiền lương giảm. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nhịp độ tăng cao thì phải điều chỉnh giảm % tiền lương.
- Sản xuất phải có lãi, chênh lệch giữa giá thành và giá bán càng xa càng tốt.
- Căn cứ vào mức thu nhập bình quân của các xí nghiệp cùng ngành.
- Căn cứ vào nhịp độ tăng thu nhập bình quân của doanh nghiệp.
Những khoản chi trả cho người lao động sau đây được hạch toán vào quỹ lương của doanh nghiệp:
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, học tập, hội họp, lễ tết...
- Tiền thưởng trong sản xuất (những khoản tiền thưởng có tính chất lương).
- Các khoản phụ cấp thường xuyên ( phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm , phụ cấp thâm niên,... )
Còn trong quan hệ với sản xuất kinh doanh, kế toán phân loại quỹ lương của doanh nghiệp thành 2 loại cơ bản :
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã được qui định .
- Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ qui định.
Việc phân chia này có ý nghĩa nhất định trong công tác hạch toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và trong công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ở các doanh nghiệp.
B - Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
I - Vai trò và nhiệm vụ kế toán tiền lương :
Tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động không chỉ là vấn đề quan tâm của họ mà còn là vấn đề doanh nghiệp đặc biệt chú ý vì liên quan đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp nói chung và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng.
Kế toán chính xá...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Vi Luận văn Kinh tế 0
H Tổ chức hạch toán kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
L Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Du Lịch Đống Đa Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chín Luận văn Kinh tế 0
J Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất và tổ chức hạch toán kế toán CPSX Luận văn Kinh tế 0
F Tổ chức quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Du lịch Qu Luận văn Kinh tế 0
B Tổ chức hạch toán CPSX với vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
A Tổ chức hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Giầy Thăng Long Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top