Download miễn phí Bàn về chế độ hạch toán dự phòng giảm giá trong doanh nghiệp Việt Nam





Phần I: Những nội dung kinh tế cơ bản về dự phòng giảm giá

1.1 .Khái niệm

1.2.Bản chất

1.3.Phân loại

1.3.1.Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính

1.3.2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.3.3.Dự phòng nợ phải thu khó đòi

1.4.Chế độ lập và hoàn nhập dự phòng

1.4.1.Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng

1.4.2.Phương pháp xác định dự phòng

1.4.2.1.Dự phòng và hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính

1.4.2.2.Dự phòng và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.4.2.3.Dự phòng và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi

1.5.Vai trò và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.6.Nhiệm vụ của kế toán

Phần II:phương pháp hạch toán

2.1.Tài khoản sử dụng

2.2.Chứng từ và sổ sách

2.3.Phương pháp hách toán

2.3.1.Phương pháp hạch toán nghiệp vụ dự phòng giảm giá đầu tư tài chính

2.3.2.Phương pháp hạch toán nghiệp vụ dự phòng giảm giá hàng tồn kho

2.3.3.Phương pháp hạch toán nghiệp vụ dự phòng nợ phải thu khó đòi

Phần III:Hoàn thiện chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng

3.1.Đánh giá chung về chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng của Việt Nam và kinh nghiệm 1 số nước trên thế giới

3.1.1.Đánh giá chế dộ kế toán trích lập các khoản dự phòng của Việt Nam

3.1.1.1.Ưu điểm

3.1.1.2.Nhược điểm

3.2.Một số điểm giống và khác nhau giữa chế độ kế toán Việt Nam và các nước trên thế giới về dự phòng

3.3.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng giảm giá trong các doanh nghiệp Việt Nam

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c trình bày theo giá trị sau khi trừ giá trị khoản bồi hoàn được ghi nhận
*Thay đổi các khoản dự phòng
Các khoản dự phòng phải được xem xét lại và điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm để phản ánh ước tính hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại.Nếu doanh nghiệp chắc chắn không phải chịu sự giảm sút về lợi ích kinh tế do không phải chi trả nghĩa vụ nợ thì khoản dự phòng đó phải được hoàn nhập
*Sử dụng các khoản dự phòng
Chỉ nên sử dụng một khoản dự phòng cho những chi phí mà khoản dự phòng đó đã được lập từ ban đầu
*Áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị
Doanh nghiệp không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ trong tương lai
1.4.2.Phương pháp xác định dự phòng
Phương pháp xác định dự phòng cần lập hay đã lập cần hoàn nhập được áp dụng riêng cho mỗi đối tượng dự phòng
1.4.2.1.Dự phòng và hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
*Mục đích dự phòng
Đề phòng về tài chính cho trường hợp chứng khoán đang đầu tư có thể bị giảm giá khi thu hồi,chuyển nhượng,bán;giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ để xác định giá trị thực tế của các khoản đầu tư tài chính khi lập báo cáo”Bảng cân đối kế toán”
*Phương pháp xác định
Dự phòng giảm giá chứng khoán:Số dự phòng phải lập cho niên độ liền sau niên độ báo cáo được tính toán trên 2 căn cứ:thực tế diễn biến giá chứng khoán xảy ra trong niên độ báo cáo(niên độ N) và dự báo giá thị trường chứng khoán doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra trong năm liền sau(năm N+1).Trên cơ sở đã biết doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo bằng các bước công việc sau.
-Bước 1:Kiểm kê số chứng khoán hiện có theo từng loại.
-Bước 2:Lập bảng kê chứng khoán về số lượng và giá trị mua vào,đối chiếu với giá trị thị trường vào ngày kiểm kê(ngày cuối niên độ báo cáo-niên độ xảy ra việc trích lập dự phòng)
-Bước 3:Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo loại chứng khoán nào có mức giá thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ thời điểm mua vào của chứng khoán.
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá đầu tư ở mức chứng khoán
=
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính
x
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán
-
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
Những chứng khoán không được phép mua,bán tự do trên thị trường thì doanh nghiệp không được phép lập dự phòng giảm giá
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Đối với các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là đơn vị thành viên,công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở nên,công ty cổ phần,hợp danh,liên doanh,liên kết và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ(trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư
Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:
Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
=
Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế
-
Vốn chủ sở hữu thực có
x
Vốn đầu tư của doanh nghiệp
Tổng vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế
- Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính).
- Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính).
Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chính của doanh nghiệp.
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính được hạch toán vào chi phí tài chính,nếu hoàn nhập hạch toán là doanh thu hoạt động tài chính
* Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán, các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng tổn thất các đầu tư tài chính theo các quy định tại điểm 2.2 nêu trên;
-Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính;
-Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêmthêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch.
-Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào doanh thu hoạt động tài chính.
1.4.2.2.Dự phòng và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
*Mục đích dự phòng
Đề phòng vật tư giảm giá so với giá gốc trên sổ đặc biệt khi chuyển nhượng,cho vay,xử lý,thanh lý(Xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho trên hệ thống báo cáo kế toán
*Phương pháp xác định
Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hay các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là những vật tư tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho
=
Số lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính
x
giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán
-
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác theo quy định tại Chuẩn mực k

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top