Meredydd

New Member

Download miễn phí Đề tài Thành lập cơ quan Nhà nước có quyền lực để thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước





Thị trường chứng khoán là trung tâm phản ánh hoạt động kinh tế của các công ty, là nơi cung ứng các nguồn vốn và phân phối các cơ hội đầu tư cho công ty và công chúng. Trên thực tế, thị trường chứng khoán là điều kiện cho sự ra đời và hoạt động của các công ty cổ phần. Vì vậy, cùng với sự ra đời và hoạt động của các công ty cổ phần theo Luật công ty và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước cần gấp rút tạo điều kiện để xây dựng thị trường chứng khoán và các sở giao dịch chứng khoán.

Thông thường thị trường chứng khoán bao gồm hai bộ phận :

- Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành các chứng khoán mới.

- Thị trường thứ cấp là thị trường mua, bán các chứng khoán đã phát hành.

Hoạt động của thị trường này được thực hiện qua các trung gian tài chính có tác dụng "cầu nối" giữa công chúng và công ty. Các trung gian tài chính thường là các công ty tài chính, các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí. Các cơ quan này hoạt động trong hệ thống sở giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc phát hành các phiếu ghi nợ (sổ tiết kiệm, tín phiếu.) hay được uỷ quyền phát hành cổ phiếu cho các công ty để thu hút tiền vốn của công chúng, sau đó dùng tiền này đầu tư vào các lĩnh vực để thu lợi nhuận như mua trái phiếu, cổ phiếu của các công ty và Nhà nước, đầu cơ bất động sản. Nhờ hoạt động với quy mô lớn và thành thạo nghiệp vụ đầu tư, các tổ chức này đã góp phần làm cho nguồn vốn trong xã hội được phân phối một cách có hiệu quả, giúp cho công chúng giảm thiếu được các rủi ro trong việc lựa chọn và giữ các loại chứng khoán, đồng thời sự cạnh tranh giữa các tổ chức này sẽ làm cho lãi suất bị hạ thấp xuống, nhưng nguồn vốn thực tế được đầu tư vào kinh doanh đạt được mức cao nhất. Điều đó làm tăng khả năng tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế và cho phép đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


được cải tiến nhưng giá cả ngày càng tăng không hợp lý và nếu không tăng giá thì Nhà nước phải chịu những gánh nặng trợ cấp ngày càng lớn.
+ Các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập nhờ nguồn vốn của Nhà nước không được phép phá sản và đực trợ cấp từ ngân sách hay được sử dụng các nguồn vốn nội bộ với lãi suất thấp hay được ưu tiên tiếp cận với các nguồn tài chính nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhà nước không có các yếu tố kích thích phải nâng cao hiệu quả để tồn tại trong cạnh tranh đối với các doanh nghiệp tư nhân.
+ Động cơ hoạt động của các DNNN chỉ nhằm cố gắng tránh né sự thẩm xét của các cơ quan cấp trên trước những sản phẩm và dịch vụ đối với người tiêu dùng cũng như tránh né sự xung đột trong nội bộ, tránh né những sự cải tổ, đổi mới tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả, đảm bảo cho xí nghiệp có điều kiện hoạt động dễ chịu và ổn định. Do đó, mua sắm trang bị ngày càng dư thừa, biên chế ngày càng phình to dẫn đến chi phí quá mức so với nguồn thu.
Thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy các nước phải tiến hành cổ phần hoá vì các khoản trợ cấp ngày càng lớn cho khu vực kinh tế quốc doanh để đảm bảo Nhà nước kiểm soát giá cả sản phẩm hay trang trải các chi phí về giá vốn được duy trì thấp để ổn định sản xuất ở một số ngành. Ngoài ra các khoản trợ cấp trực tiếp còn có khoản gián tiếp bị che giấu như ưu tiên vốn và ngoại tệ để nhập khẩu cho các DNNN với giá cả không phản ánh được tính khan hiếm của chúng.
Kết quả tài chính cùng kiệt nàn của các DNNN làm tăng sự phụ thuộc của chúng vào ngân sách nhà nước. Thực tế, các nguồn tài chính có thể được Chính phủ huy động và vay nợ để trang trải thâm hụt ngân sách ngfỳ càng duy giảm đã làm bộc lộ nghiêm trọng sự yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước và điều này đã làm cho việc đánh giá lại vai trò của khu vực kinh tề này ngày càng trở nên cấp bách.
Sự thay đổi quan điểm về vai trò điều tiết nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Đây là nguyên nhân nhận thức dựa trên thực tiễn đã thay đổi về tình hình phát triển kinh tế theo hướng trì trệ và hiệu quả thập ở hầu hết các nước. Vấn đề đa dạng hoá sở hữu được đặt ra và thực hiện do sự thay đổi nhận thức từ chỗ nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước đến chỗ tôn trọng nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân và vai trò điều tiết của cơ chế thị trường. Đây cũng là một bước phát triển mới về nhận thức đối với nền kinh tế thị trường hỗn hợp, trong đó vai trò Nhà nước được coi như một biến số của sự phát triển kinh tế - nó chỉ có tác dụng thúc đẩy khi sự can thiệp và điều tiết ở mức độ hợp lý dựa trên sự tôn trọng các quy luật thị trường.
2. Thực chất của cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
Xét về mặt hình thức, cổ phần hoá là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình cho các đối tượng tổ chức hay tư nhân trong và ngoài nước hay cho cán bộ quản lý và công nhân của xí nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần. Xét về mặt thực chất, cổ phần hoá chính là cách thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại.
3. Các mục tiêu cổ phần hoá DNNN
Chuyển DNNN thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau :
a) Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN.
b) Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi cách quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhậpu của người lao động, góp phần tăng lượng kinh tế đất nước.
4. Các phương pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
* Bán cổ phần cho công chúng
Nhà nước bán toàn bộ hay một phần sở hữu nhàn nước trong doanh nghiệp cho cho công chúng. Việc bán này thường được thực hiện thông qua sở giao dịch chứng khoán hay một tổ chức tài chính trung gian.
Việc bán cổ phần hoá cho công chúng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tỷ lệ sinh lợi hấp dẫn; đã có các thông tin, quản lý để thông báo công khai trên thị trường chững khoán; có cơ chế tổ chức để thu hút các nguồn đầy tư trong xã hội.
Thông qua việc bán cổ phần cho công chúng cho phép các tầng lớp dân cư rộng rãi có thể mua được cổ phần và phù hợp với mong muồn của Chính phủ khuyến khích việc mở rộng và đa dạng hoá cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, biện pháp này cũng làm giảm sự tập trung tài sản kinh tế của các nhóm tư nhân, mở rộng quy mô và chiều sâu của thị trường chứng khoán.
* Bán cổ phần cho tư nhân
Nhà nước bán một phần hay toàn bộ số cổ phần của doanh nghiệp thuộc sơ hữu một phần hay hoàn toàn của Nhà nước cho một số cá nhân hay một nhóm nhà đầu tư tư nhân thông qua đấu thầu có tính cạnh tranh hay những người mua đã được xác định trước.
Các lý do đưa đến việc áp dụng rộng rãi phương pháp cổ phần hoá này bao gồm : 1) Tính linh hoạt của nó trong các điều kiện cụ thể; 2) tính đơn giản về các yêu cầu pháp lý khi chuyển nhượng; do đó, 3) tốc độ triển khai thực hiện nó nhanh hơn. Mặt khác, do những đặc tính trên, phương pháp này thường được ưu tiên sử dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động yếu kém hay những doanh nghiệp nhà nước cần những người chủ đủ mạnh và có kinh nghiệm về kỹ thuật, tài chính, quản lý và thương mại, hay những doanh nghiệp có quy mô không đáng kể để có thể bán rộng rãi cho công chúng.
Phương pháp cổ phần hoá này thường được lựa chon để thực hiện đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Phương pháp này cũng tạo ra sự khuyến khích lớn đối với việc tăng năng xuất lao động, đồng thời, cũng là cách giải quyết vấn đề lao động trong trường hợp doanh nghiệp sắp bị giải thể.
Trở ngại chính với áp dụng phương pháp này là thiếu nguồn tài chính và tín dụng bảo đảm việc chuyển giao doanh nghiệp cho cán bộ quản lý và người lao động. Các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tính dụng được nhiều Chính phủ nều ra trong việc bán cổ phânf như ưu tiên giám giá, cho những người mua vay lãi suất thấp và dài hạn... Tuy vậy, sở hữu cổ phần gẵn liền với rủi ro, thất bại và những người công nhân dễ dạng chấp nhận giảm tiền công để cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng nếu mất cả vốn góp lẫn việc làm trong doanh nghiệp thì họ sẽ trở nên thờ ơ với ý định này của Chính phủ.
5. Các bước cổ phần hoá doanh nghiệp
5.1. Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp
a) Xác định giá trị tài sản cố định
Tài sản cố định ph

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Cơ hội và thách thức đối với chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích cơ sở khoa học của việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích các đặc điểm cơ bản và thành lập bản đồ thảm thực vật Vườn Quốc gia Tam Đảo phục vụ công t Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình DN, lĩnh vực KĐ & quy mô các DN được thành lập Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch nông thôn mới xã Trường Thọ, huyện An Lão, thành Khoa học Tự nhiên 0
V Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố Đà Lạt Khoa học Tự nhiên 0
J Nghiên cứu xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ địa hình Khoa học Tự nhiên 0
A Xây dựng cơ sở dữ liệu và thành lập bản đồ đặc điểm hải văn khu vực Vịnh Bắc Bộ Khoa học Tự nhiên 0
K Việc thành lập cơ quan nhân quyền ASEAN và chính sách pháp luật của Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 6 Luận văn Luật 0
H Những vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển đổi cơ sở đào tạo công lập thành Công ty Cổ phần tại Việt Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top