chuyenxelybiet

New Member

Download miễn phí Giải pháp “Chuyển lợi nhuận thành thuế”





MỤC LỤC: Trang

 

Lời mở đầu 3

I. Tính cấp thiết của đề tài. 4

II. Khái quát. 5

 1.Khái niệm và phân loại lợi nhuận. 5

 1.1.Khái niệm lợi nhuận. 5

 1.2.Phân loại lợi nhuận 5

 2.Phân phối lợi nhuận 6

 3.Hạch toán phân phối lợi nhuận 8

 3.1.Tài khoản sử dụng 8

 3.2.Phương pháp hạch toán 8

 3.2.1.thuế thu nhập doanh nghiệp 8

 3.2.2.Chia lãi cho các đối tác góp vốn 9

 3.2.3.Trích lập các quý doanh nghiệp 10

 

III. Thực trạng & Giải pháp. 10

1.Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước . 10

 1.1. Định nghĩa và phân loại. 11

 1.2. Nguồn luật điều chỉnh. 11

 1.3. Thực trạng . 12

 1.4. Giải pháp & kiến nghị. 15

 1.4.1. Ưu tiên bảo toàn vốn Nhà Nước. 16

 1.4.2. Bổ sung vốn kinh doanh. 16

 1.4.3. Đảm bảo lợi ích ba bên. 17

 1.4.4.Có chính sách hợp lý. 17

 1.5. Cải cách thành công DNNN ở Trung Quốc. 19

 1.5.1. Mở rộng quyền tự chủ - tự chịu trách nhiệm cho 20

Doanh nghiệp.

 1.5.2. Giải pháp “Chuyển lợi nhuận thành thuế” 20

 1.5.3. Thực hiện chế độ tự chủ trách nhiệm trong 22

 sản xuất - kinh doanh:

 1.5.4. Cổ phần hóa các DNNN: 22

 1.5.5. Xây dựng tập đoàn doanh nghiệp. 23

2.Công ty cổ phần. 23

 2.1,Định nghĩa & các vấn đề liên quan đến công ty cổ phần. 23

 2.2. Nguồn luật điều chỉnh. 24

 2.3. Thực trạng. 25

 2.3.1. Tình hình chia cổ tức. 26

 2.3.2. Sai lầm trong chính sách cổ tức. 29

 2.4. Giải pháp & Kiến nghị. 31

 2.4.1.Chính sách cổ tức ổn định nhất quán. 31

 2.4.2 Lập mục tiêu trong dài hạn về tỷ lệ thanh toán. 33

 

IV. Kết luận. 33

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ban hành kèm theo Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.
1.2.2. Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên.
Phân phối lợi nhuận trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên được thực hiện theo Thông tư số 58/2002/TT-BTC.
1.3. Thực trạng .
1.3.1. Công ty nhà nước.
- Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế TNDN. Lợi nhuận sau thuế về cơ bản được dùng bù lỗ, không được trừ vào lợi nhuận trước thuế và lập các quỹ (Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đặc biệt với Công ty đặc thù...) theo quy định.
- Lợi nhuận còn lại được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và vốn Công ty tự huy động bình quân trong năm, trong đó:
+ Phần vốn Nhà nước được xác định bằng số dư bình quân đầu kỳ và cuối kỳ của vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng và quỹ đầu tư phát triển.
+ Vốn DN tự huy động được xác định bằng số dư bình quân của các khoản vốn vay ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (trừ các khoản vốn vay được Nhà nước bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất, vay với lãi suất ưu đãi).
a. Phần lợi nhuận chia theo nguồn vốn nhà nước đầu tư .
Được dùng để tái đầu tư, tăng vốn nhà nước tại Công ty hay hình thành quỹ tập trung để đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực nhà nước cần phát triển hay chi phối theo quy định của Chính phủ.
b. Phần lợi nhuận phân chia theo nguồn vốn Công ty tự huy động.
- Trích lập quỹ đầu tư phát triển sản xuất theo quy định Chính phủ hiện nay là : 30% lợi nhuận còn lại. Phần lợi nhuận còn lại do Công ty tự quyết định phân phối vào các Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi (sau khi đã trả hết nợ đến hạn).
- Trích Quỹ trợ cấp mất việc làm : từ 1%-3% trên tổng Quỹ tiền lương của Công ty.
- Trích Quỹ khen thưởng Ban Quản lý điều hành Công ty : tối đa 5%, nhưng mức trích tối đa không được vượt quá 300 triệu với công ty không có hội đồng quản trị và 500 triệu với công ty có hội đồng quản trị.
- Trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi : Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hay Giám đốc Công ty (không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn Công ty.
+ Đối với các Công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích vào 2 quỹ này được bổ sung vào quỹ ĐTPT của Công ty.
+ Đối với Công ty đầu tư thành lập mới trong 2 năm liền kể từ khi có lãi nếu phân phối lợi nhuận như trên mà 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi không đạt 2 tháng lương thực tế thì Công ty được giảm phần trích Quỹ ĐTPT để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ này. Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích Quỹ ĐTPT trong kỳ phân phối lợi nhuận năm đó. Đối với Công ty nhà nước được thiết kế và thực tế thường xuyên ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng hay giao kế hoạch khi phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo mức 2 tháng lương thực hiện như sau:
Trường hợp lãi ít, Công ty được giảm trích Quỹ ĐTPT, giảm phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ. Nếu giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chưa đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ thì sẽ được nhà nước trợ cấp cho đủ.
Trường hợp không có lãi thì nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương.
1.3.2. Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên.
Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN và bù đắp các khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế. Chủ sở hữu quyết định sử dụng theo hướng sau:
(thieu )
- Trích lập Quỹ dự phòng tài chính : 10% lợi nhuận sau thuế.
- Trích lập Quỹ trợ cấp mất việc làm : 5% lợi nhuận sau thuế.
- Trích lập Quỹ thưởng Ban Quản lý điều hành Công ty : tối đa 5% lợi nhuận còn lại sau thuế .Tuy nhiên, mức trích quy định không vượt quá 100 triệu đồng/năm.
- Trích lập Quỹ khen thưởng và phúc lợi : 10% lợi nhuận sau thuế (sau khi trừ đi lợi nhuận trích quỹ dự trữ tài chính và quỹ trợ cấp mất việc làm).
è Kết luận : Công ty nhà nước có nhiều chủ sở hữu nên căn cứ phân phối lợi nhuận dựa vào nguồn vốn đầu tư vào Công ty. Công ty TNHH nhà nước một thành viên có một chủ sở hữu, có toàn quyền quyết định phân phối và sử dụng lợi nhuận, kể cả điều động đầu tư cho doanh nghiệp khác sau khi đã trích đưa vào các quỹ. Do sự khác biệt này nªn Công ty TNHH nhà nước một thành viên có khả năng thích ứng nhanh và linh hoạt hơn trong nền kinh tế thị trường.
1.4. Giải pháp & kiến nghị.
Phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước luôn là vấn đề rất quan trọng. Để làm tốt việc phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp nhà nước cần quán triệt các nguyên tắc sau:
- Cần đảm bảo lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài liên quan đến dự phòng tài chính.
- Cần giải quyết hài hoà mối quan hệ 3 mặt lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động.
Vì vậy phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp nhà nước không chỉ là việc phân chia số tiền lãi một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hoà các mối quan hệ kinh tế. Việc phân phối lợi nhuận, xác định tỷ lệ hợp lý sẽ trở thành động lực to lớn thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn ở kỳ tiếp theo. Để thực hiện phân phối lợi nhuận hợp lý cần quán triệt các yêu cầu cơ bản sau:
-Cần làm nghĩa vụ và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế TNDN một cách đầy đủ và kịp thời về ngân sách nhà nước theo luật định.
-cần dành một phần lợi nhuận sau thuế để lại thích đáng để đáp ứng nhu cầu bảo toàn và bổ sung tăng vốn kinh doanh cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong doanh nghiệp nhà nước.
hướng gắn lợi ích của người quản lý, điều hành doanh nghiệp và người lao động với lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo yêu cầu trên, mô hình phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ nên thực hiện theo định hướng sau:
- Cần ưu tiên bảo toàn vốn của nhà nước tại Công ty sau đó mới đến phát triển vốn.
- Cần bổ sung tăng vốn kinh doanh cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cần đảm bảo lợi ích người lao động, người quản lý và nhu cầu phúc lợi của Công ty.
Bên cạnh đó, cần sớm có chính sách chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang Công ty TNHH nhà nước một thành viên.
1.4.1. Ưu tiên bảo toàn vốn Nhà Nước.
Lợi nhuận sau thuế được sử dụng để bù đắp các khoản lỗ ở các năm trước, không được trừ vào lợi nhuận trước thuế (trường hợp các khoản lỗ này bằng hay lớn hơn lợi nhuận sau thuế thì toàn bộ lợi nhuận sau thuế được dùng để bù đắp các khoản lỗ. Công ty không được phép trích lập các quỹ, kể cả Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi).
1.4.2. B...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Những giải pháp và kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn Luận văn Kinh tế 0
B Các giải pháp chuyển đổi tổng công ty chè Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - Công ty con Khoa học Tự nhiên 0
Y Giải pháp thực hiện việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9002:1994 sang i Khoa học Tự nhiên 0
S Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu c Kiến trúc, xây dựng 0
N Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2010 Kiến trúc, xây dựng 0
Q Các giải pháp chuyển đổi tổng công ty chè vn theo mô hình công ty mẹ - Công ty con Công nghệ thông tin 0
N Thực trạng và một số giảI pháp hoàn thiện phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế ở ngân hà Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top