Keveon

New Member

Download miễn phí Một số vấn đề phân tích hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH - TM SANA





Chương 1 Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp và vai trò của hoạt động tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4

1.1. Khái niệm về hoạt động tài chính trong doanh nghiệp 4

1.2. Vai trò của phân tích hoạt động tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5

1.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 7

1.4. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 12

1.5. Phân tích diến biến nguồn vốn và sử dụng vốn 20

1.6. Phân tích điểm hoà vốn 20

Chương 2 Tình hình hoạt động tài chính của Công ty TNHH TM SANA giai đoạn 2001 - 2003 24

2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH-TM SANA 24

2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính ở công ty TNHH-TM SANA 28

2.3. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của Công ty TNHH-TM SANA 34

2.4. Đánh giá chung về hoạt động tài chính của Công ty TNHH-TM SANA giai đoạn 2001-2003 44

Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được rút ra thông qua phân tích hoạt động tài chính của công ty TNHH TM SANA 48

3.1. Mục Tiêu và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM SANA 48

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính doanh nghiệp 51

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ừ kế toán.
Hệ thống chứng từ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động Công ty. Xét về mặt quản lý nó đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Về mặt kế toán giúp cho kế toán thực hiện công tác ghi sổ trên cơ sở chứng từ hợp lý hợp lệ.
Do đặc thù sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH-TM SANA sử dụng các loại chứng từ sau:
Bảng 1: Hệ thống chứng từ
Nghiệp vụ
Tên chứng từ
Bộ phận lập
Tiền mặt
Phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, biên lai thu tiền
Kế toán tiền mặt
Tiền gửi và tiền vay ngân hàng
Giấy báo Nợ, Có, Sao kê ngân hàng, sổ hạch toán chi tiết
Ngân hàng
Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ
Hoá đơn mua. hoá đơn GTGT, biên bản bàn giao thanh lý, nhượng bán, bảng tính khấu hao
Bên bán, kế toán tài sản cố định, hội đồng thanh lý
Chi phí
Chứng từ chi phí
Nơi phát sinh chi phí
Mua hàng
Hợp đồng ngoại, hoá đơn GTGT, thư tín dụng, biên bản kiểm nghiệm, các hoá đơn vận chuyển bốc xếp, phiếu nhập kho...
Bên bán
Thanh toán công nợ
Chứng từ thu chi, thanh toán nội bộ
Kế toán công nợ
Lao động tiền lương
Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng ghi năng suất cá nhân, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng
Kế toán tiền lương
- Hệ thống tài khoản kế toán trong công ty:
Kế toán công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định, tuy nhiên có một số tài khoản như TK112, 152, 621, 622, 154, 155... được chi tiết theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Hình thức kế toán áp dụng:
Hình thức sổ kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung (được ban hành theo quyết định 144/ 2001/QĐ - BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài Chính). Ngoài ra Công ty còn kết hợp phần mềm kế toán chuyên biệt ( ACSOFT, phần mềm quản lý tài chính kế toán của công ty lập trình Đức Anh ), giúp công tác kế toán chính xác và nhanh chóng.
Hình thức này phù hợp với đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty là lao động kế toán kết hợp thủ công và máy. Hơn nữa, hình thức Nhật ký chung đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin, tiết kiệm được thời gian tìm kiếm các thông tin cần thiết. Ta có sơ đồ trình tự hạch toán của công ty như sau:
Sơ đồ 2: Trình tự hạch toán của Công ty
theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Máy vi tính (Phần mềm ACSOFT)
Hạch toán
chi tiết
Tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Báo cáo
tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Nhật ký chung
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hay định kỳ
Đối chiếu số liệu
2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính ở công ty TNHH - TM SANA
Khi tiến hành phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH-TM SANA cần đánh giá khái quát tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính mà chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo vào cuối kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT
Từ bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH -TM SANA, ta có thể lập bảng phân tích cân đối kế toán như sau:
Qua bảng phân tích, ta có thể đánh giá khái quát trên một số mặt sau:
Số liệu tại bảng cân đối kế toán trên ta thấy tổng số tài sản bằng tổng số nguồn vốn. Điều này đảm bảo cho tính cân bằng trong hạch toán kế toán và là đảm bảo bước đầu cho báo cáo tài chính phản ánh đúng và trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nhìn chung, so với đầu năm 2003 tổng tài sản của Công ty TNHH-TM SANA hiện đang quản lý và sử dụng tăng lên là 2.181.215.150đ tương đương với mức tăng là 16,7%. Như vậy về quy mô tài sản của Công ty đã tăng lên một lượng đáng kể.
2.2.1.1. Phân tích theo chiều ngang (chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm)
Phần tài sản
+ TSLĐ và ĐTNH của Công ty tăng lên 17,8% tương đương với 1.870.410.214đ Nguyên nhân chủ yếu là do:
Hàng tồn kho tăng khá mạnh là 1.445.215.244đ tức là tăng 21,4%. Lượng dự trữ hàng hóa tồn kho tăng lên là do trong kì Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng, nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng lên. Nhưng Công ty cần chú ý hơn đến tỉ lệ dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty.
Tiếp đó là khoản phải thu khách hàng giảm đi là 26.819.249đ tương ứng với 1,7%. Điều đó chứng tỏ là công ty đã tăng cường thu hồi các khoản phải thu của khách hàng. Tuy nhiên các khoản phải thu khác của công ty lại có xu hướng tăng mạnh là 451.850.569đ tương đương với mức tăng là 48% so với đầu năm. Điều này thể hiện là Công ty đã bị chiếm dụng vốn và chưa thu hồi lại được. Do vậy, Công ty cần có nhiều biện pháp để tăng cường khoản thu hồi nợ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Trong TSLĐ và ĐTNH, lượng tiền mặt tồn quỹ tăng lên 195.937.509đ tương đương với 89,9% là do công ty đã rút tiền gửi ngân hàng là 167.812.466đ và huy động tiền vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ TSLD khác giảm một khoản tiền là 27.961.393đ tương ứng với mức giảm là 6,3%. Tuy nhiên, giảm tài sản lưu động khác là một điều đáng mừng vì đây là các khoản mục chờ quyết toán như tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển, các khoản thế chấp ký cược.
+ TSCĐ và ĐTDH tăng lên 12,2% tương ứng với 310.804.936đ chủ yếu là do sự biến động của việc tăng TSCĐ là 323.936.644đ với mức tăng là 14,8%. Điều này chứng tỏ Công ty đã đổi mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là do công ty đã đầu tư vào TSCĐHH biểu hiện là nguyên giá TSCĐHH cuối năm so với đầu năm tăng lên một khoản là 387.261.543đ.
Chi phí XDCB dở dang có xu hướng giảm đi một khoản là 24.631.491đ tương ứng với mức giảm là 9,2%. Đó là do trong năm công ty đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất nước tinh khiết.
Chi phí trả trước dài hạn tăng lên 11.499.783đ tức là tăng 12,2% chứng tỏ công ty còn chưa thanh toán một số khoản chi, công ty cần lưu ý đảm bảo các cam kết được thực hiện đúng thời hạn hợp đồng đã định.
Phần nguồn vốn
+ Nợ phải trả của Công ty giảm đi 294.779.916đ tương đương với mức giảm là 2,9%. Nguyên nhân là do trong kỳ, công ty đã trả các khoản nợ ngắn hạn là 83.045.848đ tức là giảm 0,9%, tăng cường thanh toán các khoản nợ dài hạn là 211.734.068đ tương ứng với 41,7%.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH-TM SANA tăng lên 84,1% tức là tăng lên 2.475.995.066đ chứng tỏ Công ty tăng nguồn tài trợ thường xuyên để bù đắp nhu cầu tổng tài sản. Đây là một điều đáng mừng vì nguồn vốn của Công ty sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho nhu cầu tài sản và tăng khả năng tự chủ cho đơn vị. Đi vào chi tiết thấy nguồn vốn các quỹ giảm đi 14,9% tức là giảm đi 30.039.123đ nhưng NVCSH vẫn tăng là do các chỉ tiêu về NVKD lại tăng mạnh 2.494.762.749đ tương ứng là 92,1% và lợi nhuận chưa phân phối tăng 11.271.440đ, tương ứng là 32,8%.
Nhìn vào bảng phân tích BCĐKT theo chiều ngang, ta chỉ có thể thấy tình hình biến động tăng lên hay giảm xuống giữa các khoản mục từ cuối năm so với đầu năm mà không nhận thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng tài sản (tổng nguồn vốn). Do đó, ta tiến hành phân tích BCĐKT th...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top