Download miễn phí Đề tài Hoạt động thanh toán trong kinh doanh ở xí nghiệp dược phẩm TW I





 Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp không thể không quan tâm tới hoạt động thanh toán của mình. Đó là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhiều tới kết quả của cả kỳ sản xuất kinh doanh.

 Nếu hoạt động thanh toán được tổ chức tốt thì sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị sở hữu.

 Hoạt động thanh toán trong doanh nghiệp không phải là mới mẻ mà nó phát sinh từ ngay khi có hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để tổ chức tốt thì không phải là vấn đề dễ dàng và các doanh nghiệp cũng luôn cố gắng để hoàn thiện hơn hoạt động này.

 Do những khó khăn như vậy cộng với trình độ còn hạn chế, em không tránh khỏi những thiếu sót khi đưa ra những ý kiến chủ quan. Em rất mong được thầy cô chỉ bảo thêm.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua. Ta có thể cân đối các sự kiện trên ở bảng sau đây:
Ngày
Các hoạt động
Tác động vào ngân quỹ
doanh nghiệp
0
Tiếp nhận NVL
0
30
Trả tiền NVL
-1000
60
Bán hàng hoá
0
105
Thu tiền do bán hàng
1400
Dựa vào bảng trên ta thấy, kể từ khi tiếp nhận NVL nhập kho cho đến khi thu được tiền bán hàng mất một khoảng thời gian là 105 ngày, khoảng thời gian này gọi là chu kỳ kinh koanh và nó có hai bộ phận hợp thành: Bộ phận thứ nhất là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho NVL cho đến khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua, khoảng thời gian này gọi là chu kỳ dự trữ (theo bảng trên là 60 ngày). Bộ phận thứ hai là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua cho đến khi thu được tiền về, khoảng thời gian này gọi là chu kỳ chờ thu tiền.
Chu kỳ kinh doanh = chu kỳ dự trữ + chu kỳ chờ thu tiền
Chu kỳ dự trữ hay còn gọi là thời gian vận động của NVL là độ dài thời gian vận động của NVL thành sản phẩm cuối cùng và thời gian để bán được những sản phẩm đó, nó được tính như sau:
Hàng tồn kho
Chu kỳ dự trữ =
Mức bán mỗi ngày
Chu kỳ chờ thu tiền hay là thời gian thu hồi những khoản phải thu là độ dài thời gian trung bình để chuyển những khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt, được tính như sau:
Khoản phải thu
Chu kỳ chờ thu tiền =
Mức bán mỗi ngày
Hàng tồn kho gồm NVL, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho.
Chu kỳ kinh doanh diễn tả tất cả các bước mà quá trình sản xuất kinh doanh phải trải qua như: NVL - sản phẩm dở dang - bán thành phẩm - thành phẩm - giao sản phẩm cho người mua- chờ thu tiền về.
Khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp trả tiền NVL cho đến khi doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng gọi là chu kỳ tiền mặt.
Chu kỳ tiền mặt = chu kỳ kinh doanh - chu kỳ trả tiền
Chu kỳ trả tiền là độ dài thời gian trung bình từ khi mua NVL và lao động đến khi thanh toán những khoản đó, được tính như sau:
Mức trả tiền bình quân
Chu kỳ trả tiền =
Mức bán mỗi ngày
Giao hàng cho người mua Thu tiền bán hàng
Bắt đầu dự trữ
Chu kỳ dự trữ Chu kỳ chờ thu tiền
Chu kỳ trả tiền Chu kỳtiền mặt Thời gian
Trả tiền cho dự trữ
Chu kỳ kinh doanh
Sơ đồ trên gợi ý rằng trong quản lý nguồn tài trợ ngắn hạn chúng ta cần quan tâm đến khoảng cách giữa thu và chi của ngân quĩ, khoảng cách này có liên quan đến độ dài của chu kỳ kinh doanh và chu kỳ trả tiền. Nếu như ta muốn khoảng cách này ngắn lại thì ta cần tìm cách thay đổi độ dài chu kỳ dự trữ, chu kỳ chờ thu tiền và chu kỳ trả tiền. Cụ thể là giảm thời gian vận động NVL thông qua sản xuất và bán hàng nhanh hơn, giảm tồn kho; giảm thời gian thu hồi những khoản phải thu bằng việc tăng tốc độ thu tiền của khách hàng; kéo dài thời gian trì hoãn những khoản phải trả bằng cách đi mua chịu.
chương II
Thực trạng hoạt động thanh toán trongkinh doanh ở XNDPTW I
I. Vài nét khái quát về XNDPTW I:
1. Giới thiệu chung về xí nghiệp dược phẩm trung ương I :
- Tên doanh nghiệp : Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương I
- Tên giao dịch quốc tế : Pharbaco
- Trụ sở chính : 160 Tôn Đức Thắng- Đống Đa - Hà Nội
- Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất và bào chế thuốc tân dược.
Xí nghiệp dược phẩm trung ương I là một doanh nghiệp nhà nước , trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dược Việt Nam nay là Tổng công ty dược Việt Nam trực thuộc thuộc Bộ y tế . Lịch sử phát triển của Xí nghiệp gắn liền với sự phát triển của ngành y tế Việt Nam từ năm 1945 cho đến nay. Tiền thân của Xí nghiệp là một phòng bào chế nhỏ được thành lập vào năm 1945 với vài chục nhân viên của ngành y tế Việt Nam. Trải qua quá trình phát triển , từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội tiếp quản thêm cơ sở bào chế thuốc của Pháp và trở thành Xí nghiệp dược phẩm, nay là Xí nghiệp dược phẩm trung ương I.
Xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, Xí nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh số 108249 (ngày 20-3-1993) và giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp số 1.19.1.015/GP (ngày 27-9-1994). Xí nghiệp được xác định là doanh nghiệp nhà nước hạng I theo quyết định 83/BYT vào
ngày 17-1-1995.
Lúc đầu thành lập, sản xuất của xí nghiệp chủ yếu dựa vào kỹ thuật lạc hậu thiết bị loại nhỏ thủ công. Nhưng đến nay, để kịp phát triển với tốc độ của thế giới cũng như đáp ứng nhu cầu dân sinh, xí nghiệp đã có công nghệ hoàn thiện và không ngừng đầu tư thay đổi trang thiết bị nhằm hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, tăng khối lượng cũng như chất lượng thuốc sản xuất ra.
2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý ở xí nghiệp :
Trải qua quá trình hoạt động trên 50 năm, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của xí nghiệp đã có những thay đổi về số lượng công nhân viên, cơ cấu quản lý cũng như phạm vi quản lý. Cho đến nay, Xí nghiệp dược phẩm trung ương I đã có bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý mang lại hiệu quả cao .
Xí nghiệp có cơ cấu quản lý theo kiểu một cấp được chia thành các phòng ban chức năng. Trong đó các phòng ban đều chịu sự điều hành quản lý của giám đốc và hai phó giám đốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và có trách nhiệm với nhau trong công tác.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp
Giám đốc
Phó giám đốc KD
Phó giám đốc SX
Các PX sản xuất
Phòng
kỹ thuật
Phòng
thị trường sx
Phòng
kiểm
nghiệm
Phòng
thị trường
KD
Phòng
hành chính
PXSX thuốc tiêm
Phòng kế toán-tài vụ
PXSX thuốc viên
Phòng tổ chức
Tổ bảo vệ
PXSX thuốc tiêm K.sinh
PXSX bao bì
PXSX cơ khí
3. Đặc điểm qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm của XNDPTW I:
Với nhiệm vụ sản xuất và bào chế thuốc tân dược phục vụ cho nhu cầu phòng chữa bệnh của nhân dân nên quá trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình về chất lượng và kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Quá trình sản xuất luôn được thực hiện trong một môi trường vệ sinh tối đa với các loại máy móc thiết bị tương đối hiện đại , chuẩn xác.
Từ kỹ thuật sản xuất ban đầu chủ yếu dựa trên các thiết bị loại nhỏ, thủ công đến nay Xí nghiệp đã có dây chuyền công nghệ bào chế tương đối hiện đại, bao gồm : Một dây chuyền sản xuất thuốc viên, một dây chuyền sản xuất thuốc tiêm và một dây chuyền sản xuất thuốc tiêm kháng sinh. Sang những năm 90 Xí nghiệp đã phát triển thêm một bước trong việc đổi mới quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm như các loại máy ép vi tính , máy đóng
cap sun, máy đóng ống tự động
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp
• Phân xưởng thuốc viên:
Dập viên
Nguyên
liệu
Pha chế
Trình bàySP
Đóng chai
Hấp tiệt
trùng
Sấy
rửa
Bao bì
Kiểm tra
Nhập
khoTP
Tiêu thụ
• Phân xưởng thuốc tiêm và thuốc kháng sinh tiêm :
Hấp sấy
Tẩy rửa
Chai
lọ
Soi ống
Đóng
ống
Hàn ống
Pha
chế
Nguyên
liệu
In
ống
Trình
bày
Kiểm
tra
Nhập
kho
Tiêu
thụ
4. Đặc điểm sản phẩm, thị trường của Xí nghiệp :
a. Sản phẩm :
Xí nghiệp dược phẩm trung ương I là một đơn vị sản xuất thuốc tân dược lớn trong nước, có gần 80 sản phẩm các loại được cấp giấy phé...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D Đánh giá hoạt động quản trị danh mục đầu tư và trạng thái thanh khoản của 1 NHTM Việt Nam trong giai đoạn gần đây Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng hoạt động bao thanh toán nội địa của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0
D phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng acb chi nhánh cửa nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt Luận văn Kinh tế 0
D Quản lí hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở các trường THCS huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top