rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


Lời nói đầu
Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
III. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Cái mới của đề tài

Nội dung
Chương I: Hoàn cảnh giao tiếp và thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
I. Lý thuyết hội thoại và các dạng thức hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
II. Hoàn cảnh giao tiếp của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
III. Nhân vật và ngôn ngữ nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Chương II: Đặc điểm ngôn ngữ hội thoại của nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
I. Đặc điểm cấu trúc
II. Đặc điểm ngữ nghĩa

Chương III: Những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp
trong việc sử dụng ngôn ngữ hội thoại.
I. Sử dụng ngôn ngữ hành động trong hội thoại của nhân vật.
II. Sử dụng ý nghĩa hàm ngôn trong hội thoại của nhân vật.
III. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại tạo tính âm vang cho tác phẩm.

Kết luận
Tài liệu tham khảo Trang


I. Lý do chọn đề tài.
1. Thời kỳ đổi mới đã tạo điều kiện cho đất nước phát triển, con người và các mối quan hệ xã hội trở nên phong phú và sâu sắc hơn. Cùng với sự phát triển đó, văn học cũng chuyển mình với tất cả sự đa chiều và phức tạp của nó. Và có thể nói một hướng kết tinh đầy ấn tượng của văn học thời kỳ đổi mới là các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp – “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” là thành quả của văn học thời kỳ đổi mới.
Tướng về hưu xuất hiện đã tạo nên một bầu không khí mới trong văn chương và Sang sông lại được giải thưởng cao của báo Văn nghệ (vào những năm 80 của thế kỷ XX) đã gây xôn xao trong dư luận. Người đọc, người phê bình, làng văn đang lạ lẫm về tác giả này thì Nguyễn Huy Thiệp lại tiếp tục trình làng: Con gái thủy thần, Những ngọn gió Hua Tát, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn…Nhà văn này càng viết, càng trình làng thì lại càng có nhiều ý kiến bàn luận. Người ta cứ đổ xô nhau đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đổ xô nhau… “bình”, “đánh giá”, “thẩm định” tác phẩm và con người Nguyễn Huy Thiệp. Không chỉ thế, tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp còn hấp dẫn các nhà làm phim: đầu tiên là “Tướng về hưu”, sau là “Thương nhớ đồng quê”, “Những người thợ xẻ”… Và chính Nguyễn Huy Thiệp lại phải chuyển đổi truyện ngắn “Không có vua” thành kịch “Gia đình” để đưa lên sân khấu. Hấp dẫn và căng thẳng… Đó là những ấn tượng khi đọc Nguyễn Huy Thiệp.
2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến cảm giác mới và lạ cho người thưởng thức. “Nguyễn Huy Thiệp – hai lần kỳ lạ” (Vương Trí Nhàn, 25, 406). Lạ ở chỗ nào?. Nội dung lạ và nghệ thuật lạ. “Ông đã sử dụng tối đa các khả năng của ngôn ngữ để đạt cao nhất điều mình muốn biểu đạt. Tức khắc, sáng tác của ông trở thành một thứ “hóa chất” gây phản ứng, và tất nhiên sau phản ứng bao giờ cũng có một chất mới tạo thành”(Phạm Xuân Nguyên, 25,1). Có truyện thế sự, truyện giả cổ tích, truyện giả lịch sử, truyện kể nội dung và truyện viết nội dung. Tất cả phải được đọc như thế nào?. Hiểu như thế nào cho ra nhẽ?. Chung quy lại là sự đòi hỏi về “cách đọc” nơi độc giả. Cứ thế, các ý kiến trái ngược nhau, đối chọi nhau của các nhà phê bình (với đủ mọi giới, mọi ngành) soi chiếu tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Khen thì khen hết lời. Chê thì chê hết mực. Âu cũng chuyện thường tình của việc đánh giá, phê bình một hiện tượng văn học mới.
Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dẫn người đọc vào một thế giới vừa hư, vừa thực, vừa bỏng rát với hiện tại, trăn trở với quá khứ lại thôi thúc, giục giã tới tương lai. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mở ra một kho ngôn ngữ trong đó tính đa nghĩa của từ được phát huy với tần số tối đa. Nghiên cứu về ông, nhận diện ra ngôn ngữ của ông cũng là điều hết sức thú vị và có ý nghĩa. Ông đã bắt người đọc không được tiếp cận theo lối thụ động ăn sẵn với những gì mà nhà văn trình bày. Điều mà ông đã tạo nên một sự kỳ lạ nữa là độc giả phải là những người “đồng sáng tạo” cùng tác phẩm, cùng nhà văn để suy ngẫm và đạt đến chiều sâu của tác phẩm.
3. Dễ nhận thấy rằng: phương tiện mà Nguyễn Huy Thiệp dùng để chuyển tải nội dung là một hình thức ngôn ngữ thô ráp, không trau chuốt, thứ ngôn ngữ như bị “bốc đá ném vào mặt”.Nguyễn Huy Thiệp có tàn nhẫn quá không khi đưa lên trang sách những vấn đề nóng bỏng của thời đại như sự xuống cấp về đạo đức, sự tha hóa về nhân cách, lối sống thực dụng và một thứ văn hóa “lá cải” đang được thịnh hành trong xã hội Việt Nam. Tất cả đều được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ rất đắt, sắc sảo, có khi là thô tục. Nhưng đằng sau đó là mạch ngầm – dòng chảy của những triết lý nhân bản mà tác giả muốn gửi gắm.
Để nghiên cứu đầy đủ các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta phải nhìn nhận dưới nhiều bình diện, nhiều góc độ. Trong đó yếu tố ngôn ngữ là một mặt rất quan trọng khi đánh giá xu hướng nghệ thuật của nhà văn. Lời thoại nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp là đối tượng tiếp cận của đề tài này với hy vọng phần nào giãi bày được cái tâm của người viết để cùng hiểu, cùng cảm phục một nhà văn có tài mà lắm tiếng - Nguyễn Huy Thiệp.
II. Đối tượng và mục đích nghiên cứu.
1. Đối tượng.
Chúng tui vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học và kiến thức lý luận văn học để nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại của 21 truyện ngắn trong tập “Như những ngọn gió” do Anh Trúc biên soạn (NXB VH, 1998). Cụ thể chúng tui nghiên cứu:
- Các dạng thức hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Yếu tố không gian và thời gian chi phối lời thoại nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa lời thoại nhân vật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp trong việc sử dụng ngôn ngữ hội thoại.

2. Mục đích.
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những đặc điểm của lời thoại nhân vật, chúng tui mong muốn góp thêm cái nhìn về phong cách độc đáo giàu sức sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp trên bình diện ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Đồng thời, chúng tui hy vọng đề tài này sẽ làm phong phú thêm vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học theo lý thuyết hội thoại.
III. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn nước ta khá muộn. Năm 1986 mới rải rác in một vài truyện ngắn nhưng những truyện đó không gây được tiếng vang. Phải kể từ khi “Tướng về hưu” xuất hiện và sau đó là hàng loạt các truyện được hư cấu từ lịch sử thì Nguyễn Huy Thiệp mới thực sự đặt dấu ấn trong lòng bạn đọc. Từ bấy đến giờ là những cuộc tranh luận không có hồi kết của mọi giới: nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình, độc giả… Sự không có hồi kết đó quả là đáng mừng, đáng tin cậy bởi một tác phẩm nghệ thuật, nhất là những tác phẩm nghệ thuật mới thì không thể có kết luận cuối cùng trong một sớm một chiều được.
Tựu trung các ý kiến đánh giá về Nguyễn Huy Thiệp như sau:
- Loại ý kiến thứ nhất: đánh giá cao tài năng văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
- Loại ý kiến thứ hai: đòi “khởi tố hay “bỏ tù” Nguyễn Huy Thiệp.
- Loại ý kiến thứ ba: vừa phê phán vừa ca ngợi Nguyễn Huy Thiệp.
Nhưng dù đứng ở loại ý kiến nào đi nữa thì tất cả đều khẳng định: Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có tài, văn chương của ông có lực hấp dẫn “ma quái” siêu hình đối với đông đảo bạn đọc: “Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo đủ sức làm sống dậy mặt hồ văn chương vốn lâu nay im lặng” (Nguyễn Văn Lưu, 21, 7), “Trường hợp văn chương Nguyễn Huy Thiệp là một trường hợp thú vị đáng chú ý” (Đoàn Hương, 15, 150).
Nhìn lại những công trình viết về Nguyễn Huy Thiệp, chúng tui thấy có ba hướng sau:
1. Đi sâu vào những nội dung chính mà Nguyễn Huy Thiệp thể hiện.
a. Đề tài:
Hoàng Ngọc Hiến với “tui không chúc cho bạn thuận buồm xuôi gió” cho rằng: “Dẫu là kể chuyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp trước sau viết về cuộc sống hôm nay và tác giả đã nhìn thẳng vào sự thật của đời sống hiện tại, không ngần ngại nêu lên những sự bê tha nhếch nhác trong hiện tại…”. Và đó là sự xuất hiện tất yếu khi mà “văn học ta lâu nay nặng về ngợi ca, biểu dương những phẩm chất tốt đẹp của con người”. Nguyễn Huy Thiệp đã đi ngược với vòng quay đó, chủ nghĩa hiện thực trong truyện ngắn của ông không chỉ là “những điều trông thấy” mà còn “đau đớn lòng”. Kế đó là sự phát hiện bản năng đẹp đẽ của người phụ nữ thánh thiện mà tác giả gọi tên là “thiên tính nữ” đặt bên cạnh những người đàn ông vô tích sự, không ra gì (37, 102).
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh lý giải “sức hấp dẫn khó cưỡng lại được của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở chỗ có một “cốt truyện ly kỳ”; Tác giả viết: “Anh thường dựng lên những cuộc phiêu lưu của nhân vật này, nhân vật nọ để mượn cớ đưa người đọc vào những thế giới đầy cảnh lạ, chuyện lạ. Chẳng hạn anh đưa người ta vào rừng để xem săn khỉ, xem gấu quần nhau với người; hay về nông thôn xem thả diều, bắt cá, đánh vật, v.v… Anh lại đưa người ta vào quá khứ, vào lịch sử. Lịch sử nước ta thì còn đầy những sự lẫn lộn giữa chính sử với dã sử, huyền bí, anh tha hồ mà bịa đặt thêm thắt vào cho thành thật ly kỳ” (25, 458).
b. Số phận con người (nhân vật).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top