Turner

New Member

Download miễn phí Tìm hiểu về PNNI





LỜI NÓI ĐẦU 1

Giới thiệu về PNNI 2

Chương 1: Báo hiệu PNNI 3

1.1 Thủ tục thiết lập kênh ảo trong mạng PNNI 3

1.2 DTL – Danh sách đường đi định sẵn 4

1.3 Thủ tục Crankback và định tuyến luân phiên 4

Chương 2: Định tuyến PNNI 6

2.1 Cấu trúc vật lý mạng 6

2.2 Cấu trúc phân cấp của mạng PNNI 6

2.3 Định tuyến PNNI mở rộng 13

2.4 Proxy-PAR 14

2.5 PNNI tích hợp 18

Một số từ viết tắt : 21

Tài liệu tham khảo 22

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iệu trạng thái mạng tại nút nguồn, bao gồm thông tin về các node dự định đi qua tại thời điểm yêu cầu kết nối. Đối với một mạng lớn , thông tin về tình trạng của các nút có thể không được cập nhật kịp thời do một số nguyên nhân liên quan đến thời gian hội tụ và độ trễ lan truyền giữa các node. Trong truờng hợp này, yêu cầu tạo kênh có thể bị hủy giữa chừng vì băng thông của kênh truyền, nút truyền trung gian không đáp ứng được như thông tin về đuờng truyền theo tính toán tại nút nguồn, nguyên nhân ở đây là do băng thông của hệ thống vào thời điểm cập nhật bảng DTL và băng thông khi kênh truyền được thiết đặt không còn giống nhau. Nút mà DTL bị chặn lại gửi bản tin RELEASE đến nút trước nó theo danh sách đường đi định sẵn DTL và cũng bao gồm phần từ thông tin Crankback .
Khi thống kê tất cả các thông tin cần thiết để tìm đường định tuyến luân phiên, phần tử thông tin xác định lý do bị hỏng của quá trình lập kênh truyền và chặn nút hay liên kết đã xảy ra hỏng đó. Thông tin này được sử dụng tại nút nguồn để tìm đường định tuyến luân phiên. Nút nguồn bỏ qua nút hay liên kết đã bị chặn và thử tìm đường đi khác đến đích. Nếu nó tìm được đường đi, bản tin SETUP mới được điền vào bảng DTL và cùng gửi đến đích.
Thủ tục Crankback và định tuyến luân phiên mang lại cho PNNI lợi thế để nâng cao khả năng thành công trong việc thiết lập kênh. Người sử dụng có thể đặt được số lần thử lại tối đa của thuật toán quay ngược để thử kết nối tại nút nguồn kết nối với đầu cuối nhằm đạt được hiệu năng cao nhất cho mạng.
Trên đây đã trình bày một số điểm chính về danh sách đường đi định sẵn , thủ tục Crankback và định tuyến luân phiên trong báo hiệu của định tuyến PNNI. Phần tiếp theo của báo cáo sẽ trình bày về giao thức định tuyến trong PNNI.
Chương 2: Định tuyến PNNI
Trong chương này chúng ta sẽ giới thiệu tóm tắt về quá trình định tuyến PNNI.
Các chức năng chính của định tuyến PNNI bao gồm:
Tìm kiếm thông tin trạng thái các nút lân cận.
Trao đổi thông tin về cơ sở dữ liệu cấu hình mạng
Tràn lụt các tin trạng thái cấu hình PTSE
Bầu ra truởng nhóm trong nhóm cùng cấp – PGL
Tổng kết lại các thông tin trạng thái của cấu hình mạng.
Xây dựng đường đi trong hệ thống phân cấp.
Ban đầu, thuật toán Dijkstra được sử dụng trong định tuyến PNNI. Tuy nhiên, nó chỉ đáp ứng được yêu cầu tìm đường trong đó đòi hỏi đáp ứng tham số chất lượng dich vụ đơn lẻ .Vì vậy, thuật tóan Dijkstra không thể sử dụng cho định tuyến đáp ứng đảm bảo chất lượng với nhiều dịch vụ cùng lúc.
2.1 Cấu trúc vật lý mạng
Hình 2 .1: Cấu trúc vật lý mạng
Hình 2.1 giới thiệu một mô hình mạng với 26 nút và các liên kết vật lý của các nút đó, ở đây mỗi nút được mô tả bằng một vòng tròn nhỏ, các liên kết là các đường thẳng nối giữa 2 nút với nhau.
Cấu trúc vật lý của định tuyến PNNI được áp dụng trên nền của mô hình mạng này.
Tuy nhiên, nếu giao thức PNNI chỉ hỗ trợ mô hình mạng phẳng như hình vẽ 2.1 thì mỗi nút sẽ phải cập nhật mọi thông tin về liên kết cũng như các nút của cả mạng. Điều này có thể hiệu quả đối với những mô hình mạng nhỏ, tuy nhiên đối với mô hình mạng lớn thì nó không còn phù hợp. Do vậy định tuyến PNNI cung cấp một cấu hình phân cấp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình làm việc.
2.2 Cấu trúc phân cấp của mạng PNNI
Hình 2.2 Mô hình phân cấp của mạng PNNI
Hình vẽ 2.2 mô tả mô hình phân cấp của mạng PNNI, sau đây chúng ta sẽ nói rõ hơn về các thành phần trong mô hình này.
Nút logic và liên kết logic:
Nút logic là thành phần cơ bản nhất trong mô hình hệ thống mạng PNNI, nó nằm ở tầng dưới cùng trong hệ thống phân cấp mạng.
Liên kết giữa các 2 nút logic gọi là liên kết logic, liên kết này có thể là một liên kết vật lý hay một kênh VPC.
Liên kết logic giữa 2 nút một nhóm cùng cấp còn gọi là liên kết ngang, liên kết giữa 2 nút thuộc 2 nhóm cùng cấp khác nhau còn gọi là kiên kết bên ngòai.
Nhóm ngang hàng PG ( Peer Group) :
Tập hợp các nút logic có chia sẻ thông tin cấu trúc mạng do các nút đó quảng bá trong cấu trúc mạng gọi là nhóm ngang hàng. Thành viên trong các nhóm ngang hàng này tìm kiếm thông tin về các nút lân cận bằng giao thức HELLO, mỗi nút gửi gói tin HELLO qua cổng kết nối tới nút khác để thu được thông tin về các nút khác. Về vật lý các nhóm ngang hàng bao gồm các nút vật lý, về logic các nhóm ngang hàng là nhóm các nút đuợc tập hợp bởi các nút logic thay mặt cho các nhóm cùng cấp ở tầng thấp ở tầng tiếp theo của cấu trúc.
Đối với hình 2.2 ta có các nhóm ngang hàng với nhau là PGA,PGB, ở tầng thấp hơn ta có các nhóm PGA1,PGA2,PGB1,PGB2,PGC là ngang hàng với nhau.
Định danh nút, định danh nhóm ngang hàng
Định danh nhóm ngang hàng và định danh nút được sử dụng để phân biệt các nút trong cùng một nhóm ngang hàng cũng như giữa các nhóm với nhau, có 13 octet đầu của địa chỉ ATM để định danh nút.
Trong hình 2.2 ta có thể thấy định danh các nhóm như PGA, PGA1…,và định danh các nút khác nhau như A1.1, A1.2 ... Điều này cho thấy rõ tính duy nhất của mỗi nút và mỗi nhóm trong mô hình PNNI
Trưởng nhóm ngang hàng PGL ( Peer Group Leader )
Trong nhóm cùng cấp , sau khi các nút trao đổi thông tin theo giao thức HELLO, quá trình bầu chọn ra 1 nút làm truởng nhóm cùng cấp này sẽ bắt đầu. Nút trưởng nhóm này sẽ thay mặt cho các nút trong cùng nhóm tại các mức tiếp theo cao hơn. Nút truởng nhóm sẽ tổng hợp thông tin nhóm và gửi thông tin đến nút logic thay mặt cho nó ở các mức kết tiếp. Đồng thời, nó thu thập thông tin về các tầng cha ông, thông tin này đựoc sử dụng để tìm đường cho người sử dụng muốn đi qua nhóm ngang hàng .
Ví dụ trong hình 2.2, các nút truởng nứom được đánh dấu bằng một hình tròn đen như A1.1, B2…
Nút thay mặt cho nhóm logic LGN (Logical Group Node)
Nút thay mặt cho nhóm logic là khái niệm trừu tượng về nút có chức năng giới thiệu nhóm cùng cấp ở tầng dưới với tầng trên của mạng PNNI trong mô hình phân cấp, nó tập hợp và tổng kết các thông tin về nhóm con ứng với nó. LGN bao gồm thông tin cấu trúc mạng được tập hợp lại ở tầng dưới bởi nút truởng nhóm. Thông tin này liên tục được gửi tới các nút ở nhóm khác theo kỹ thuật tràn lụt.
Ví dụ : Trong hình 2.2 nút A.1 cung cấp thông tin về nhóm PGA1 cho các nút ở PGA.
Ta có thể thấy chức năng của Nút thay mặt cho nhóm logic và nút truởng nhóm của nhóm con ở tầng thấp hơn của nó khá giống nhau.
Tập hợp các LGN cũng được chia thành các nhóm cùng cấp với định danh xác định. Nhóm các LGN này cũng bầu ra truởng nhóm nhằm nhiệm vụ tập hợp thông tin của các thành viên trong nhóm – thông tin về nhóm con ứng với mỗi thành viên của nhóm và tràn lụt thông tin đó trong nhóm cùng cấp cũng như thay mặt với tầng trên của nhóm trong mô hình phân cấp.
Đối với nút thay mặt cho nhóm logic , thông tin của nó nhận được là thông tin từ nút truởng nhóm của nhóm con gửi lên , gọi là thông tin lên , và thông tin do nó gửi xuống nhóm con là thông tin xuống.
Nút biên và liên kết bên ngoài
Nút biên là nút được xác định rõ ràng trong một nhóm tương đương. Nút biên là...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top