k_an

New Member
Mod mới có tài liệu này chia sẻ miễn phí cho các bạn


Tên luận án: “Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào vẩy vùng đầu cổ giai đoạn III, IV (M0) bằng hóa xạ trị tuần tự”.

Chuyên ngành: Ung thư Mã số: 62720149

Nghiên cứu sinh: Trần Bảo Ngọc

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Tiến Hoạt và PGS.TS Bùi Diệu

Cơ sở đào tạo:Trường Đại học Y Hà Nội

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

Nghiên cứu tiến hành can thiệp điều trị cho 115 bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ giai đoạn III, IV (M0) bằng liệu trình hóa xạ trị tuần tự: hóa trị tấn công (phác đồ Taxanes, Cisplatin và 5-FU) 2-3 chu kỳ, sau đó hóa xạ trị tuần tự (xạ trị gia tốc, hóa trị ngày 1, 22, 43 bằng Cisplatin) với các trường hợp có đáp ứng sau hóa trị tấn công tại Bệnh viện K từ 9/2009 đến hết tháng 4/2012.

Theo dõi, so sánh trước, trong và sau điều trị để đánh giá hiệu quả hóa xạ trị tuần tự (đáp ứng, độc tính, sống thêm toàn bộ và chất lượng cuộc sống). Từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sống thêm toàn bộ.

Đây là công trình nghiên cứu đã đánh giá, theo dõi dọc các bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn muộn được hóa xạ trị tuần tự (liệu trình điều trị mới) bằng phác đồ TCF tấn công, sau đó hóa xạ trị đồng thời với Cisplatin. Hơn nữa, đây là số ít đề tài tại Việt Nam mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh sau điều trị qua hai bộ câu hỏi điền sẵn tiêu chuẩn của EORTC.

Kết quả nghiên cứu: 100% thuyên giảm triệu chứng cơ năng sau hóa trị tấn công, có 4 bệnh nhân không thay đổi sau hóa xạ trị đồng thời. 100% đáp ứng toàn bộ sau hóa trị tấn công, 87,9% đáp ứng toàn bộ sau hóa xạ trị đồng thời (12,1% bệnh giữ nguyên). Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình 115 bệnh nhân là 20,7 tháng. Chất lượng cuộc sống theo EORTC QLQ C30: điểm tổng thể 58,1. Theo EORTC QLQ H&N35: khô miệng 60,2; khó nuốt đồ cứng 54,5; khít hàm 40,3; ăn qua sonde 11,7%. Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng tốt cho sống thêm toàn bộ ở các bệnh nhân: có thời gian phát hiện bệnh ≤ 6 tháng; không có cả hai thói quen uống rượu và hút thuốc; hóa trị tấn công với 3 chu kỳ TCF; hóa xạ trị đồng thời với 3 chu kỳ Cisplatin; chỉ số P.S là 0 trước điều trị; không kéo dài thời gian xạ trị. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng độc lập tốt cho sống thêm là: chỉ số P.S sau hóa xạ trị đồng thời và trì hoãn thời gian hóa trị tấn công.

Từ kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi đủ liệu trình điều trị kể cả tuân thủ đủ phác đồ cũng như việc gián đoạn điều trị.
Ung thư đầu cổ (UTĐC) được chia thành nhiều vùng khác nhau, tuy
nhiên trong nghiên cứu này chúng tui chỉ tập trung vào bốn khu vực bao gồm
UT khoang miệng, họng miệng, hạ họng, thanh quản là nhóm bệnh hay gặp.
Đây là loại UT phổ biến đứng hàng thứ năm với 549000 trường hợp mới mắc
và 304000 BN (BN) tử vong hàng năm trong đó có 2/3 các trường hợp ở các
nước đang phát triển [42]. Theo ghi nhận của Hội UT Hoa Kỳ năm 2010 có
52140 trường hợp mới mắc và 10460 BN tử vong từ các UTĐC [94]. Tại Việt
Nam, tỷ lệ mắc chung các UT ở nam giới Việt Nam năm 2010 là
181,3/100.000 dân, tỷ lệ này ở nữ là 134,9/100.000 dân. Trong đó UT vòm,
UT khoang miệng và UT hạ họng thanh quản là 3 trong 15 loại UT hay gặp ở
nam giới. Đối với nữ giới, UT vòm và UT khoang miệng cũng là 2 trong 15
loại UT hay gặp nhất [2].
Do nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên các BN UTĐC khi tới cơ sở
chuyên khoa tại Việt Nam chủ yếu gặp khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (trên
70%) [1]. UTĐC giai đoạn muộn là các trường hợp được phân loại là giai
đoạn III, IV, đây là các BN đã có u nguyên phát xâm lấn xung quanh, đã có di
căn hạch vùng và/hay di căn xa, do đó hầu hết các trường hợp này ít được
chỉ định phẫu thuật triệt căn.
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, đã có sự kết hợp giữa hóa trị (HT)
với xạ trị (XT) để điều trị các BN UTĐC giai đoạn muộn. Kết hợp thêm HT
không những giúp cho việc bảo tồn cơ quan mà còn làm tăng tỷ lệ đáp ứng.
Những thử nghiệm ngẫu nhiên khi hóa trị tấn công (HTTC) đầu tiên đã được
công bố vào thời điểm này, kết quả cho thấy cải thiện tỷ lệ đáp ứng và giảm tỷ
lệ di căn xa. Tuy nhiên, hầu hết các thử nghiệm này không nhất quán về tỷ lệ
kiểm soát tại vùng hay sống thêm (ST) toàn bộ [16], [78]. Các nghiên cứu
sau đó về các cách thức kết hợp khác nhau cho thấy HTTC, hóa xạ trị đồng
thời (HXTĐT), hay hóa trị bổ trợ đã cải thiện tỷ lệ ST, trong đó, HXTĐT đã
đạt tỷ lệ ST cao nhất. Song, các kết quả vẫn cho thấy tỷ lệ nhất định thất bại
do tái phát và di căn xa [76].
Đến thập niên 90, sản phẩm Taxanes ra đời, nhiều thử nghiệm lâm sàng
giai đoạn I, II, III đã nghiên cứu áp dụng cách thức kết hợp hóa xạ trị mới là
HTTC theo sau là HXTĐT (được gọi là hóa xạ tuần tự (HXTTT)) so sánh
hiệu quả của phác đồ TCF với phác đồ PF truyền thống đã cho các kết quả tốt
hơn trong nhóm BN dùng TCF về tỷ lệ đáp ứng, tỷ lệ kiểm soát tại chỗ/tại
vùng, cải thiện thời gian ST, giảm tỷ lệ thất bại do tái phát và di căn xa. Từ
các kết quả nghiên cứu này, ngày 28/9/2007, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm
Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức công nhận áp dụng nhóm Taxanes vào điều trị
UTĐC giai đoạn muộn. Và tại Hội nghị ASCO năm 2010 và năm 2012 đã
khẳng định vị thế chủ chốt của phác đồ TCF trong HTTC điều trị UTĐC giai
đoạn III, IV (M0) [68].
Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về việc phối hợp hóa chất
đồng thời với xạ trị để điều trị UT vòm mũi họng, thanh quản hạ họng… Phác
đồ này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong điều trị.
Tuy nhiên, việc đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả HXTTT với các UTĐC
giai đoạn III, IV (M0)-giai đoạn không mổ được cũng như việc phân tích, nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng chưa thực sự được quan tâm một cách thỏa đáng.
Vì vậy, chúng tui tiến hành đề tài: “Nghiên cứu điều trị UT biểu mô tế
bào vẩy vùng đầu cổ giai đoạn III, IV (M0) bằng hóa xạ trị tuần tự” với hai
mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả hóa xạ trị tuần tự trên BN UT tế bào vảy vùng
đầu cổ giai đoạn III, IV (M0).
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả điều trị.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lƣợc giải phẫu đầu cổ
Hầu (pharynx) là ngã tư gặp nhau của đường tiêu hóa và đường hô hấp,
không khí từ mũi qua hầu để vào thanh quản, thức ăn từ miệng qua hầu để
vào thực quản.
Khẩu hầu hay miệng hầu (oropharynx) còn được gọi là phần miệng hầu
(họng miệng) nằm dưới khẩu cái mềm sau miệng và 1/3 sau lưỡi. Phía trước
qua eo họng thông với ổ miệng. Eo họng giới hạn bên trên là lưỡi gà khẩu cái
và bờ tự do của khẩu cái mềm, bên ngoài là cung khẩu cái lưỡi và tuyến hạnh
nhân khẩu cái, bên dưới là lưng lưỡi ở vùng rãnh tận cùng, phía sau với các
đốt sống cổ I, II, III. Hai bên khẩu hầu có hai tuyến hạnh nhân khẩu cái nằm
kẹp giữa hai nếp niêm mạc gọi là hố hạnh nhân. Phía trước là nếp cung khẩu
cái lưỡi và phía sau là cung khẩu cái hầu. Phía trên thông với tỵ hầu (mũi hầu,
mũi họng). Phía dưới thông với thanh hầu.
Thanh hầu (laryngo pharynx) là phần dưới cùng, rộng ở trên và hẹp ở
dưới. Thành sau kéo dài từ đốt sống cổ IV đến cổ IV. Thành trước nằm ngay
sau thanh quản, Giữa là nắp thanh môn, lỗ thanh quản. Bên ngoài thanh quản
là ngách hình lê và sụn giáp. Ngách hình lê được giới hạn bên trong là nếp
phễu thanh môn, sụn phễu và sụn nhẫn, bên ngoài là màng giáp móng và sụn
giáp. Thành bên là phần niêm mạc được nâng đỡ bởi xương móng và mặt
trong của sụn giáp. Trên thông với khẩu hầu. Dưới với thực quản.
Miệng là phần đầu của ống tiêu hoá gồm có 2 phần: tiền đình miệng ở
trước, ổ miệng chính thức ở sau. Hai phần đó ngăn cách nhau bởi hai hàm
răng và có lưỡi ở trong miệng. Miệng được giới hạn ở trước bởi khe miệng,
phía sau thông với hầu miệng qua eo họng, hai bên được giới hạn bởi má và
1.3.2. Các yếu tố khác [37]
* Nước súc miệng
Nước súc miệng cũng có thể gây UT họng miệng vì chúng có nồng độ
cồn cao (khoảng 26%) và được sử dụng thường xuyên. Tác giả Elmore và
Horwitz đã đánh giá sử dụng nước súc miệng và UT họng miệng.
* Chế độ ăn uống
Lượng beta-carotene thấp có liên quan với tăng nguy cơ UT phổi, thanh
quản, dạ dày, buồng trứng, vú, cổ tử cung và UT khoang miệng. Một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng một lượng thấp của trái cây và rau quả (nguồn chính
của beta-carotene) cũng liên quan đến tăng nguy cơ UT và tỷ lệ tử vong.
Ngược lại, nếu mức tiêu thụ trái cây và/hay rau quả tăng lên làm giảm nguy
cơ UT miệng hay hầu họng.
Chế độ ăn thiếu vitamin C có thể làm tăng nguy cơ gây UT dạ dày, thực
quản, khoang miệng, thanh quản và cổ tử cung. Ở những người có chế độ ăn
giầu vitamin C và chất xơ làm giảm nguy cơ gây UT họng miệng một nửa so
với những người có chế độ ăn thiếu vitamin C và chất xơ. Trong một nghiên
cứu ở 2000 người được bổ sung vitamin E cho thấy tỷ lệ UT họng miệng
giảm hơn hẳn so với những người không được bổ sung vitamin E.
* Bức xạ vật lý
Ánh nắng mặt trời, thông qua bức xạ hóa học, làm gia tăng UT môi. Ánh
nắng mặt trời gây UT thường gặp ở những người da trắng tiếp xúc với ánh
nắng mặt trời hơn so với ở những người có màu da tối. Từ nghiên cứu này đã
xuất hiện các chế phẩm để bảo vệ chống tác hại của bức xạ hóa học.
* Các yếu tố nha khoa
Có rất ít bằng chứng cho thấy việc vệ sinh răng miệng kém, cách lắp
răng giả không đúng, phục hồi lỗi nha khoa hay răng thẳng hay sắc nhọn
thúc đẩy UT khoang miệng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Bạn nào cần download miễn phí thì trả lời topic này, Mods sẽ up tài liệu cho bạn.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển (vi xử lý) cho thang máy Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định điều kiện hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính, Zeolit A, zeolit Y, zeolit MOR Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu ứng dụng PLC để đo, điều khiển và cảnh báo mức nước trong bể sử dụng cảm biến alalog là module mở rộng ADC của PLC Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top