Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
Chương 1: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.1. Các khái niệm 3
1.1.2. Trên thế giới 3
1.1.3. Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu 4
1.2. Phương pháp nghiên cứu mức độ tổn thương 6
1.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu 6
1.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa 7
1.2.3. Phương pháp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn 8
1.3. Phương pháp thành lập sơ đồ mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở tại thị xã Bắc Kạn 11
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 13
2.1.Vị trí địa lý 13
2.2. Điều kiện tự nhiên 13
2.2.1. Địa hình địa mạo 14
2.2.2. Địa chất 14
2.2.3. Khí hậu 16
2.2.3.Thủy văn 17
2.2.4. Tài nguyên đất 18
2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 18
2.3.1. Dân cư 18
2.3.2.Nông nghiệp 19
2.3.3. Công nghiệp 20
2.3.4. Lâm nghiệp 21
2.3.5. Giao thông vận tải 21
Chương 3. Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở. 23
3.1. Đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở 23
3.1.1. Đánh giá hiện trạng tai biến trượt lở 23
3.1.2. Phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn 24
3.2. Đánh giá mật độ các đối tượng bị tổn thương 26
3.2.1. Nhận định các đối tượng bị tổn thương 26
3.2.2. Phân vùng mật độ đối tượng bị tổn thương 26
3.3. Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội 27
3.3.1. Nhận định và đánh giá khả năng ứng phó 27
3.3.2. Phân vùng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội 29
3.4.Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở 30
Chương 4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở 32
4.1. Biện pháp công trình 32
4.1.1. Giải pháp giảm lực gây trượt bằng cách điều chỉnh góc nghiêng của bờ 32
4.1.2. Tăng sức chống trượt bằng giải pháp thoát nước, công trình kiên cố 33
4.2.Biện pháp phi công trình 34
4.2.1. Giải pháp quản lý 34
4.2.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục 35
4.2.3. Giải pháp quy hoạch dựa trên kết quả mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường 35
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thị xã Bắc Kạn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Kan. Thị xã Bắc Kạn nổi lên như một vùng kinh tế mới với các hoạt động phát triển KT – XH, trong đó Quốc lộ 3 là đường giao thông huyết mạch từ Hà Nội tới cửa khẩu Tà Lùng tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, khu vực này chịu rủi ro lớn do tai biến trượt lở (điển hình dọc quốc lộ 3 đoạn xã Nông Thượng, hành lang Đông, Tây). Cùng với đó, sự mở quỹ đất làm nhà ở dọc tuyến Quốc lộ và các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên – môi trường chưa hợp lý như chặt phá rừng để lấy gỗ, phát nương làm rẫy làm giảm độ che phủ của đất, cường hóa tai biến trượt lở ngay trong khu vực thị xã. Các yếu tố này đã và đang làm tăng mức độ tổn thương (MĐTT) của tài nguyên - môi trường (TN-MT) hay đe dọa sự phát triển bền vững (PTBV) khu vực.
Tuy vậy, đến nay việc điều tra, đánh giá tổng hợp MĐTT TN – MT khu vực thị xã Bắc Kạn chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế này, khóa luận “Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn” được thực hiện, góp phần giảm thiểu thiệt hại tai biến trượt lở, định hướng phát triển bền vững khu vực.
Mục tiêu
Đánh giá và phân vùng MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn, đề xuất biện pháp giảm thiểu thiệt hại tai biến.
Nhiệm vụ
 Xây dựng cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn.
 Nhận định, phân tích các yếu tố: mức độ nguy hiểm do trượt lở, mật độ các đối tượng bị tổn thương, khả năng ứng phó trước tai biến.
 Đánh giá và phân vùng MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn.
 Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất, các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương.
Chương 1: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chương 3: Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường do tai biến trượt lở
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở













Chương 1: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm
Nghiên cứu tính tổn thương (vulnerability – gọi chung là tổn thương) trên thế giới được bắt đầu nửa cuối thế kỉ 20. Có rất nhiều khái niệm được đưa ra, bàn luận nghiên cứu với quy mô khác nhau và nội dung xoay quanh các vấn đề nóng như kinh tế, chính trị, văn hóa, các tác động tới hệ thống tự nhiên, xã hội, ô nhiễm môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên…. Tiêu biểu trong đó có các khái niệm:
 Khả năng đe dọa đến cộng đồng, được tính bằng không chỉ thành phần vật chất của cộng đồng mà còn bao gồm cả đặc tính sinh thái, khả năng ứng phó với các tác động của cộng đồng tại mọi thời điểm (Gabor, 1979).
 Sự nhạy cảm của hệ thống tự nhiên hay xã hội do những thiệt hại lâu dài tự sự biến đổi khí hậu (Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu – IPCC, 1997).
 Nguy cơ mất mát của con người hay hệ thống tự nhiên – xã hội do tác dộng của tai biến thiên nhiên (Cutter, 2000).
 Là mức độ cảm nhận, ứng phó, chống đỡ, tổn thất và phục hồi của tài nguyên – môi trường biển trước các tác động từ bên ngoài (Mai Trọng Nhuận, 2007)
Căn cứ vào những khái niệm trên thì tổn thương của hệ thống tự nhiên- xã hội đề cập đến các khía cạnh, mức độ thiệt hại, tổn thất và khả năng phục hồi, chống chịu của hệ thống trước các tác động bên ngoài như tai biến, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, dịch bệnh, sự suy thoái kinh tế, thay đổi cấu trúc, chính sách….
1.1.2. Trên thế giới
Vào cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21, công trình nghiên cứu, các mô hình đánh giá tổn thương được đưa ra như quy trình đánh giá tổ thương của NOAA (1999), các phương pháp nghiên cứu tổn thương của Cutter (1996), IPCC (2001), SOPAC (1999), USGS (2000)…Các công trình nghiên cứu đã thành lập bản đồ đánh giá mức độ thiệt hại do các tác động bên ngoài, mật độ các đối tượng bị tổn thương, khả năng ứng phó của các tác động của tai biến. Đồng thời các nghiên cứu này còn mang tính hiệu quả trong việc dự báo MĐTT cũng như đề xuất biện pháp giảm thiểu thiệt hại, là cơ sở quan trọng trong việc quy hoạch quản lí và phát triển. Đặc biệt là quy trình đánh giá của NOAA (1999) đã được xây dựng gồm các bước: nhận định các tai biến, cơ sở hạ tầng, tài nguyên, KT- XH và phân tích cơ hội giảm thiểu thiệt hại; những ứng dụng của việc đánh giá này trong quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên và tăng khả năng giảm thiểu, tái phát triển và xây dựng các công trình bị hư hỏng. Tiếp đó là mô hình của Cutter (1996) đánh giá tổn thương của hệ thống tự nhiên, xã hội. Điểm nổi bật của phương pháp là nhận định tổn thương thay đổi theo thời gian, do tai biến gây ra và phụ thuộc và khả năng phục hồi của hệ thống tự nhiên hay xã hội. Nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng tránh tai biến và xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Đến năm 2000, Cutter đã nghiên cứu tổn thương xã hội do tai biến môi trường, trong đó các yếu tố tổn thương xã hội bao gồm cơ sở hạ tầng, giao thông, kém trong khả năng ứng phó, văn hóa, phong tục, trình độ dân trí….
Về sau này khi các nghiên cứu tiếp tục được triển khai và tập chung nhiều cho đới ven biển và các vùng đảo (là những nơi có độ nhạy cảm cao về tài nguyên và kinh tế. Các nghiên cứu đã được triển khai ở các nước như Mĩ, Nhật Bản, Canada, Hà Lan…với những kết quả có giá trị lớn và tính khả thi cao làm cơ sở cho quy hoạch môi trường chiến lược, quy hoạch cơ sở hạ tầng, thiết lập khung quản lý. Trong đó, SOPAC (2004) đã xây dựng được bộ chỉ số (gồm 50 chỉ số) về tổn thương môi trường (EVI- Environmental Vulnerability Index) tập chung vào các khía cạnh như biến đổi khí hậu, nước, nông nghiệp, tai biến, sức khỏe…
Như vậy nghiên cứu tính tổn thương được phát triển trên tất cả các lĩnh vực xã hội. Các nghiên cứu tổn thương trên thế giới đã và đang góp đáng kể trong việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lí tài nguyên thiên nhiên. Tiếp cận gần tới mục đích phát triển bền vững.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tungvd

Member
Re: [Free] Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn

Xin bạn up tài liệu lên cho mọi người sử dụng. Xin Thank bạn.
 

tungvd

Member
Re: [Free] Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn

Xin Thank bạn.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát hệ vi sinh vật và đánh giá mức độ an toàn vi sinh trong bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và mô phỏng mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh Khoa học Tự nhiên 1
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
M Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu EximBank An Giang tại Thành phố Long Xuyên Kiến trúc, xây dựng 2
D Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo mức độ tổn thương môi trường nước và trầm tích đáy do ô nhi Luận văn Sư phạm 0
T Dự án Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam Luận văn Sư phạm 1
C Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao S Luận văn Sư phạm 0
Q Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp tại Trường Luận văn Sư phạm 0
S Đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp tr Luận văn Sư phạm 0
Y Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân giáo dục đặc biệt - trường Đại Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top